Đang là những ngày hướng đến kỷ niệm dấu ấn giá trị văn hóa của một tờ báo lừng lẫy, Sông Hương tổ chức chuyên đề “100 năm Nam Phong tạp chí”. Chuyên đề nhấn mạnh đến các giá trị văn hóa, những đóng góp lớn của Nam Phong tạp chí vào sự chuyển hướng văn hóa, văn học Việt Nam đầu thế kỷ: cổ súy cho nền văn học mới từ bước khởi đầu; đóng góp về mặt ngôn ngữ trong khai triển ý niệm tiếp nhận văn minh phương Tây, trong nghiên cứu khoa học… qua sự phổ biến và sáng tạo thêm chữ quốc ngữ, đẩy tới một bước mới sự tiến bộ của câu văn xuôi tiếng Việt - văn xuôi nghệ thuật và văn xuôi nghị luận, tranh biện…
Bìa số 341 - Tháng 07.2017
Bi kịch của bạo lực gia đình là câu chuyện muôn thuở. Và hiện tại, trong những tháng ngày con người bị cuốn vào guồng quay tít mù của lối sống hiện đại, bị chi phối một cách toàn triệt bởi sự tôn thờ vật chất, thì bi kịch gia đình xuất hiện ngày càng nhiều hơn, với vô vàn hình thức vi tế hơn. Có lẽ chưa bao giờ, từ trong các mái nhà lại rền vang những tiếng kêu cứu nhức nhối như hiện nay. “Tổ ấm”, nơi chở che cho những thân phận con người nhỏ bé, trong trạng huống bi đát này lại trở thành nỗi buồn, nỗi sợ hãi, thậm chí là sự đau đớn, nỗi tủi nhục. Văn chương là thứ cứu rỗi tâm hồn con người khỏi cơn ngập ngụa bi kịch cuộc đời. Truyện ngắn “Những nụ cười bị đánh cắp” trong số báo này, với thủ pháp nghệ thuật khá đặc biệt, đã vừa cảnh tỉnh những kẻ bạo hành, vừa chia sẻ nỗi đau cùng những nạn nhân bé nhỏ trong các ngôi nhà, đang tỏ ra là những trang chữ cứu rỗi đó.
Đang là những ngày hướng đến kỷ niệm dấu ấn giá trị văn hóa của một tờ báo lừng lẫy, Sông Hương tổ chức chuyên đề “100 năm Nam Phong tạp chí”. Chuyên đề nhấn mạnh đến các giá trị văn hóa, những đóng góp lớn của Nam Phong tạp chí vào sự chuyển hướng văn hóa, văn học Việt Nam đầu thế kỷ: cổ súy cho nền văn học mới từ bước khởi đầu; đóng góp về mặt ngôn ngữ trong khai triển ý niệm tiếp nhận văn minh phương Tây, trong nghiên cứu khoa học… qua sự phổ biến và sáng tạo thêm chữ quốc ngữ, đẩy tới một bước mới sự tiến bộ của câu văn xuôi tiếng Việt - văn xuôi nghệ thuật và văn xuôi nghị luận, tranh biện… Những đóng góp ấy đối với nền văn học mới và nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học và các lĩnh vực nghiên cứu khoa học khác, là không nhỏ. Vì vậy, nhiều ý kiến đã đề xuất “Đã đến lúc cần tổng kết, đánh giá đúng mức vị thế Nam Phong tạp chí trong lịch sử báo chí và quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc những năm đầu thế kỷ XX”.
Nói về Nam Phong tạp chí không thể không nhắc đến nhà văn hóa Phạm Quỳnh với câu nói nổi tiếng “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”. Qua Nam Phong tạp chí, Phạm Quỳnh đã cùng với giới trí thức bấy giờ xây dựng nền quốc văn mới, sáng tạo thêm ngôn ngữ và phổ biến tri thức nhân loại: “Nhờ đọc Nam Phong mà có được cái trí thức phổ thông về văn chương và học thuật Đông Tây” (Thiếu Sơn)… Đến hôm nay, vẫn còn nhiều tranh luận trái chiều về ông; nhưng trên địa hạt văn hóa, không ai có thể phủ nhận những đóng góp của ông.
Mới hay dâu bể muôn trùng, những gì tô điểm cho văn hóa là điều người ta nhớ mãi. Kính chúc bạn đọc những ngày hè vui và ý nghĩa.
Dưới đây là Mục lục
- Thư Tòa soạn
VĂN:
- NHỮNG NỤ CƯỜI BỊ ĐÁNH CẮP - Lê Thị Kim Sơn
- VÉN MÂY QUÁ HẢI VÂN QUAN - Lê Vũ Trường Giang
- CHỐN XƯA - Đức Ban
- K8 - BẢN HÙNG CA - Do Yên
THƠ:
PHAN VĂN CHƯƠNG - HỒ TẤN PHONG - NGUYỄN LOAN - HÀ NHẬT -
NGUYỄN MINH KHIÊM - TRẦN QUỐC TOÀN - BẠCH DIỆP - NGÀN THƯƠNG -
PHAN LỆ DUNG - NGUYỄN HỚI THỌ - LÊ VIẾT XUÂN -
NGUYỄN THIỀN NGHI - ĐẶNG THIÊN SƠN
NHẠC:
- ĐÊM SÔNG HƯƠNG - Nhạc: Nguyễn Việt & Thơ: Phạm Bá Thịnh
- LỜI NGUYỆN TỪ CÔN ĐẢO - Nhạc: An Phương & Thơ: Phan Văn Hòa - Bìa 4
- CHUYÊN ĐỀ 100 NĂM NAM PHONG TẠP CHÍ:
- NHẬN DIỆN LẠI NAM PHONG TẠP CHÍ - Phạm Phú Phong
- KHÁI LƯỢC TƯƠNG QUAN CHÍNH TRỊ VÀ VĂN HỌC QUA TRƯỜNG HỢP NAM PHONG TẠP CHÍ - Nguyễn Hữu Sơn
- THI VĂN CHỮ HÁN TRÊN MỤC VĂN UYỂN CỦA NAM PHONG TẠP CHÍ - Phạm Văn Khoái
- ĐÔI NÉT VỀ THỂ TÀI DU KÝ TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ - Trần Thị Tú Nhi - Trần Thị Ái Nhi - PHẠM QUỲNH
- NHÀ VĂN HÓA KIỆT XUẤT - Nguyễn Phúc Vĩnh Ba
- NƠI YÊN NGHỈ CỦA CỤ CHỦ BÚT NAM PHONG TẠP CHÍ - Thanh Tùng
HUẾ DÒNG CHẢY VĂN HÓA:
- GIẢ VƯƠNG NHẬP CẬN - MỘT NHÂN VẬT KHÁC - Nguyễn Đình Đính - Võ Vinh Quang
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI:
- SỰ [TÁI] KIẾN TẠO: “SIÊU VIỆT” SIÊU HIỆN ĐẠI VÀ BƯỚC TRỞ LẠI VỚI HUYỀN THOẠI - Brendan Dempsey - Tuệ Đan chuyển ngữ
- Bìa 1: Tác phẩm “ĐỐM NHÀ” của họa sĩ Hoàng Đăng Nhuận
- Phụ bản: CẢM THỨC GIÀY VÒ HAY NỖI ÁM ẢNH VỀ CÁI CHẾT - Khả Hân
- Những khoảnh khắc đẹp: MÙA CHIM TRỞ LẠI - Ảnh: Phạm Bá Thịnh
- Minh họa: Đặng Mậu Tựu, Nhím
CHUYÊN ĐỀ NĂNG LƯỢNG TRẺ
Với ý hướng tạo ra một cuộc gặp gỡ của người trẻ, Sông Hương số Xuân 2019 xin giới thiệu đến quý bạn đọc một vài gương mặt tiêu biểu trong văn chương trẻ ở Việt Nam hiện nay. Từ cuộc gặp gỡ này, chúng ta thấy được bản lĩnh và ý hướng của họ trong sáng tác cũng như trong nghiên cứu phê bình.
Sáng ngày 26/12, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thảo “ Văn học Thừa Thiên Huế sau đổi mới 1986”.
Cùng bạn đọc thân mến!
Các bạn đang cầm trên tay số tạp chí cuối cùng của năm 2018, năm đánh dấu 35 năm Tạp chí Sông Hương trên hành trình phụng sự. Mới ngày nào đó, giờ đã qua 35 năm. Thời gian không chờ ai cả, mỗi khoảnh khắc trôi qua là duy nhất của vũ trụ không bao giờ lặp lại. Trên hết tất cả, thời gian quyết định sự hiện hữu và giá trị con người trên mặt đất này. Trái đất vẫn quay. Mặt trời vẫn mọc lúc bình minh và lặn tắt lúc hoàng hôn. Thời gian vẫn trôi trong cái thế giới hiện tượng đầy sai biệt này, nơi mà con người vẫn luôn khao khát đến một cõi phi thời gian đầy huyền bí. Hàng nghìn năm qua, con người luôn tìm cách làm chủ thời gian, nhưng thời gian, bánh xe tàn nhẫn ấy vẫn cứ quay và nghiền nát biết bao giá trị.
Sáng ngày 24/12, Đại học Huế đã tổ chức lễ khai trương Trung tâm khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Đại học Huế tại 20 Lê Lợi.
Ngày 23/12. Hội Âm nhạc đã tổ chức tổng kết hoạt động năm 2018 và đề ra phương hướng năm 2019.
Ngày 23/12, Tại trụ sở Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Nghệ sĩ Sân khấu đã tổ chức lễ tổng kết hoạt động năm 2018.
Sáng 21/12, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ trao giải cuộc thi “Ảnh đẹp Du lịch Thừa Thiên Huế năm 2018”.
Chiều 18/12, lễ trao giải cho các tập thể, cá nhân đạt giải tại Festival toàn Nga lần thứ năm dành cho các dàn nhạc hơi và nghệ sỹ độc tấu nhạc cụ bộ hơi đã diễn ra tại Học viện Âm nhạc Nga mang tên Gnesin ở thủ đô Moskva.
Chiều 20/12, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” tại 26 Lê Lợi. Triển lãm nhân kỷ niệm 74 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Chiều 19/12, Hội Văn nghệ Dân gian Thừa Thiên Huế đã tổ chức tổng kết tình hình hoạt động năm 2018 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2019.
Sáng ngày 19/12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị triển khai, quán triệt luật an ninh mạng năm 2018.
Chiều ngày 18/12, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Văn hóa Thế thao phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 284/QĐ- TTg ngày 24/02/2014 của Thủ tướng chính phủ về ngày sách Việt Nam và phát triển văn hóa đọc trong trường học.
Sáng 17/12, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 110 năm năm sinh đồng chí Nguyễn Chí Diểu (1908 - 2018).
Chiều 10/12, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Huế và Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm Ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam (10/12).
Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Chí Diểu (1908 - 2018), Sông Hương giới thiệu 3 bài viết với góc nhìn khác nhau về những sự kiện lịch sử gắn với thân thế và sự nghiệp hoạt động của đồng chí Nguyễn Chí Diểu. Những câu chuyện từ thời niên thiếu, từ một học sinh trung học cho đến thời gian Nguyễn Chí Diểu thoát ly trở thành một đảng viên mẫu mực, một chiến sĩ cách mạng kiên trung đưa lại nhiều cảm xúc về sự mạnh mẽ dũng khí trong tranh đấu vì lý tưởng và chan hòa tình cảm trong đời thường, làm sáng lên nhân cách cao đẹp một con người trọn đời cống hiến vì sự nghiệp chung.
Chiều 27/11, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã phối hợp với UBND huyện Nam Đông tổ chức khai mạc trại sáng tác "Văn hóa và con người vùng cao Nam Đông".
Sáng ngày 23/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Hiệp hội Chè Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế “Phát triển du lịch ẩm thực – nông nghiệp và xây dựng văn hóa thương hiệu chè Việt Nam”.
Sáng ngày 23/11, Sở Văn hóa Thể thao phối hợp với Thư viện Tổng hợp tỉnh tổ chức trao tặng Sắc phong cho làng La Ỷ - Xã Phú Thượng – Phú Vang và làng Quý Lộc – Xã Lộc Điền - Phú Lộc. Hoạt động nhằm chào mừng kỷ niệm Ngày di sản Văn hóa Việt Nam (23/11).
Sáng 23/11, Bảo tàng Văn hóa Huế phối hợp với Hội Đông y thành phố Huế tổ chức Khai mạc trưng bày chuyên đề “Tinh hoa Đông y Huế”.
Chiều 21/11, Trường đại học Nghệ thuật – Đại học Huế và Hội đồng triển lãm Vành đai Thái Bình Dương đã tổ chức Khai mạc triển lãm quốc tế Vành đai Thái Bình Dương tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (TP Huế).