Đón đọc Sông Hương Số 332 - Tháng 10.2016

10:27 06/10/2016

Tháng Mười, không gian Huế chuyển mùa từ những cơn mưa, tiết trời mát mẻ sau những ngày nắng đổ lửa của thời “biến đổi khí hậu”. Sự chuyển mùa lan cả sang cây lá đó, như thể đã bắt đầu từ lúng liếng dịu êm ánh mắt con gái, hay chính từ bàn tay mềm mại đong đầy nữ tính của họ, chảy vào những trang văn ngập ngời hứng khởi trong cõi nhân gian… 

Không hẹn mà gặp, những trang văn trong số báo này, đa phần được góp mặt bởi các tác giả nữ. Truyện ngắn của Trần Băng Khuê vẫn khúc chiết với cõi lạ quen; phía sau sự lạnh lùng ráo hoảnh của cách kể, là ngọn lửa nồng nhiệt cháy như mạch than ngầm nóng bỏng, đầy ấn tượng bởi sự gợi mở của ý tưởng. Và, các nhà thơ sẽ nghĩ sao, khi tác giả truyện ngắn đã đề xuất một cách gọi mưa tâm linh cực kỳ mới mẻ: “mưa âm hồn”?

Thơ trong số này, như là những cuộc đối thoại thú vị của những nữ thi sĩ trước cuộc sống như là cõi chiêm nghiệm hữu hình đầy mơ hồ. Bạch Diệp trở lại Sông Hương với những bài thơ suy tư rất riêng, nhưng sao lại quá đỗi chênh chao khi đọc đến câu thơ này: “Phố nhỏ như bàn tay nhỏ/ hứng lấy là tràn ra nỗi buồn” (Với người bên kia đường). Nguyễn Hoàng Anh Thư, sau những dữ dội bung phá chữ nghĩa cũng có lúc ngồi lại “cúi xuống hốt ánh trăng đổ vào tán lá/ từng bông trăng nở/ trắng như hoa nguyệt quế” (Bên trong ấy có gì?). Hoàng Thúy, làm thơ giữa những giá vẽ ngổn ngang cũng có lúc muốn trở về (hay đi tìm?) một điều gì đó, cực kỳ phi lý song cũng cực kỳ có lý: “Lâu lâu muốn mua một ngày mưa gió/ đập cửa ngôi nhà lãng quên” (Một bài thơ vô lý). Và Như Quỳnh De Prelle, thơ đã bắt đầu như không thể tự nhiên hơn: “Mùa đông còn lại trên chiếc khăn choàng của em/ trên chiếc áo khoác dài…” (Mùa đông còn lại)…
Tất cả, đó chỉ có thể là sự mê hoặc.
 
Như tên gọi của một tiểu luận của nhà thơ tài danh người Mỹ, Dana Gioia, xuất hiện và trở nên gần gũi với bạn đọc Sông Hương những năm qua: “Thơ như niềm mê hoặc”, được giới thiệu trong số này và số tiếp theo. Đây là một tiểu luận xứng đáng để chúng ta đọc với một niềm hứng khởi, bởi nó đã được tác giả bắt đầu bởi những gợi mở xa xôi: “Tôi phải mượn một thuật ngữ cổ kính, enchantment, niềm mê hoặc. Nội cái từ này thôi hẳn cũng đủ khiến những độc giả có tinh thần trách nhiệm phải co rúm người lại. Tiếp theo nó sẽ là gì? Một trinh nữ với cây đàn ximbalum? Những chiếc tù và nơi xứ Yêu tinh mà thanh âm đang mờ dần?”
 
Chuyên mục “Huế - dòng chảy văn hóa”, được đóng góp bởi Hiệu Constant tường thuật từ nước Pháp: “Triển lãm và hội thảo bàn tròn về cuộc đời và sự nghiệp nghệ thuật của vua Hàm Nghi tại Paris”. Thật sự đã có thêm nhiều tư liệu hay và mới liên quan đến vua Hàm Nghi - một nhà vua yêu nước.
Kính chúc quý bạn đọc những ngày tháng Mười thật đẹp.
 
 
Thư Tòa soạn
 
VĂN:
- HẤP HỐI - Trần Băng Khuê
- MÊ CUNG - Tru Sa
- HUẾ PHẢI LUÔN SẠCH VÀ ĐẸP - Hà Khánh Linh
 
THƠ:
BẠCH DIỆP - NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ - HOÀNG THÚY - PHAN LỆ DUNG
CHÂU THU HÀ - LƯU LY - NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯỢNG - NGUYÊN HÀO
MAI VĂN HOAN - VƯƠNG KIỀU - VÕ CÔNG LIÊM - PHAN ĐẠO
NGUYỄN THIỀN NGHI - NHƯ QUỲNH DE PRELLE - HUYỀN THƯ
 
NHẠC:
- DẠ KHÚC HUẾ - Nhạc: Thu Thủy & Thơ: Trần Hữu Hoàng
- LƯỢM MỘT VÌ SAO KHUYA - Nhạc: Lê Phùng & Thơ: Trần Hoàng Phố - Bìa 4
 
NGHIÊN CỨU & BÌNH LUẬN:
- THƠ NHƯ NIỀM MÊ HOẶC - Dana Gioia - Phạm Kiều Tùng dịch
- TÂM THỨC HIỆN SINH TRONG PHẤN THÔNG VÀNG - Trần Khánh Phong
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI:
- SỰ ĐA DẠNG CỦA NHỮNG CHỦ NGHĨA NỮ QUYỀN VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀO SỰ BÌNH ĐẲNG GIỚI - JUDITH LORBER - Hồ Liễu trích dịch
- CÔ ĐƠN KIỂU OCTAVIO PAZ - Tuệ Đan
 
HUẾ DÒNG CHẢY VĂN HÓA:
- TRIỂN LÃM VÀ HỘI THẢO BÀN TRÒN VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NGHỆ THUẬT CỦA VUA HÀM NGHI TẠI PARIS - Hiệu Constant
 
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM & DƯ LUẬN:
- VỐN SỐNG & LAO ĐỘNG NHÀ VĂN - Nguyễn Khắc Phê
- ÂM HƯỞNG DÂN GIAN TRONG CA KHÚC NHẠC SĨ HOÀNG THI THƠ - Vĩnh Phúc
- THÁI KIM LAN - ĐÔI MẮT NGƯỜI SÔNG HƯƠNG - Nguyên Hương
 
- Bìa 1: “TÂM AN” - Tranh của NGUYỄN THỊ HUỆ
- Phụ bản bìa 3: “SUỐI NGUỒN TỪ BẤT HẠNH”- TUỆ NGỌC
- Những khoảnh khắc đẹp: “VƯỢT LÊN SỐ PHẬN” - Ảnh VÕ ĐÔNG BẢY
- Minh họa: ĐẶNG MẬU TỰU, NHÍM
 
 
BAN BIÊN TẬP

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Chiều 12/7, tại hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Viện Nghiên cứu phát triển Thừa Thiên Huế đã  tổ chức buổi họp báo triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) Thừa Thiên Huế năm 2019

  • Sáng ngày 12/7, tại trường Trung học cơ sở Tôn Thất Bách - xã Hương Thọ - Thị xã Hương Trà, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND thị xã Hương Trà đã tố chức khai mạc trại sáng tác văn học Hương Thọ năm 2019.

     

  • Chiều 11/7, TS. Nguyễn Hữu Liêm (là tiến sĩ luật khoa, tiến sĩ triết học ở Mỹ ) vừa có buổi ra mắt sách “Cám dỗ Việt Nam” tại 14 Phạm Ngũ Lão, TP. Huế.

  • Ngày 7/7, Câu lạc bộ Thơ Facebook xứ Huế đã ra mắt tập thơ “Sắc màu Huế thương” nhân dịp kỷ niệm một năm thành lập.  

  • Sáng ngày 06/ 07, tại khách sạn Duy Tân - TP Huế, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế  phối hợp với Hội VHNT Quảng Bình, Hội VHNT Quảng Trị tổ chức Hội thảo “Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên - Truyền thống và tiếp nối”. Đông đảo văn nghệ sĩ Huế - Quảng Bình - Quảng Trị tham dự.

  • Tối 05/7, Tuần phim Đan Mạch 2019 đã được khai mạc tại rạp BHD - Vincom Huế. Đến dự có ông Nguyễn Dung – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Kim Højlund Christensen - Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam.

  • Kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2019); ở Thừa Thiên Huế có một địa điểm đặc biệt quan trọng - đó là đồi A Bia. Nơi đây từng diễn ra trận đánh được giới nghiên cứu Mỹ cho là ác liệt nhất, khủng khiếp nhất, kinh hoàng nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, đồng thời là một trong những trận đánh quyết định trong chiến tranh Việt Nam. Nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng A Bia, bài viết “Trận đánh góp phần tạo bước ngoặt trong chiến tranh Việt Nam” đã đưa ra một số tư liệu quý cũng như việc xác định đúng vị trí của trận đánh. Đồi A Bia từ lâu đã làm nguồn cảm hứng cho tác phẩm thơ ca, truyện ngắn, tiểu thuyết, cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều tác giả uy tín trong và ngoài nước.

  • Sáng 28/6, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thảo “Chủ quyền biển đảo Việt Nam - Minh chứng lịch sử và cơ sở pháp lý”. Đến dự có ông Nguyễn Thái Sơn – Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • Tối 25/6, tại Bảo tàng Văn hóa Huế, Đại sứ quán Đức tại Việt Nam, Viện Goethe và Hội hữu nghị Việt – Đức tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức đã khai mạc triển lãm “Hợp tác Đức – Việt qua ảnh”.

     

  • Sáng 18/6,  Tại Hà Tĩnh, Liên hiệp các Hội VHNT Hà Tĩnh – Tạp chí Hồng Lĩnh đã tổ chức Hội thảo Tạp chí văn nghệ 6 tỉnh Bắc Miền Trung với đề tài biển đảo. Tạp chí Sông Hương cùng đại diện các Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật các tỉnh trong khu vực và Ban Biên tập các tạp chí: Xứ Thanh, Sông Lam, Hồng Lĩnh, Nhật Lệ, Cửa Việt tham dự.

     

  • Sáng 14/6, tại giảng đường I trường Đại học Sư phạm Huế, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì Môi trường của ngành Giáo dục. 

  • Trại sáng tác văn học nghệ thuật tại huyện Quảng Điền do Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh phối hợp với UBND huyện Quảng Điền tổ chức vừa bế mạc vào chiều 13/6.

  • Tố Hữu (Nguyễn Kim Thành) - một nhà cách mạng, nhà thơ lớn; hai vị thế song hành quyện vào nhau khó tách biệt. Bài viết “Tố Hữu: Thơ và những ngày tháng trong ngục tù đế quốc” giúp chúng ta hiểu thêm chặng đường hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Kim Thành từ khi còn là học sinh ở Huế cùng quần chúng trong không khí đòi dân chủ khá sôi nổi.

  • Chiều 4/6, Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp Trường đại học Nghệ thuật  Huế tổ chức triển lãm Các tác phẩm tốt nghiệp năm 2019. 

  • Chiều 31/5, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT khai mạc trại sáng tác VHNT với chủ đề “Công an Thừa Thiên Huế - Vì bình yên cuộc sống”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Tám và Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945-19/8/2019).

  • Sáng ngày 29/5, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với huyện Quảng Điền tổ chức khai mạc trại sáng tác Văn học Nghệ thuật năm 2019. 

  • Chiều 18/5 (tức 14/4 Âm lịch), Ban Tổ chức Đại lễ Phật Đản – Phật lịch 2563 đã trang nghiêm cử hành lễ Mộc dục và lễ rước Phật từ Quốc tự Diệu Đế lên Tổ đình Từ Đàm. Chương trình do Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh tổ chức, với hàng ngàn người gồm chư tôn hòa thượng, thượng tọa, đại đức, tăng ni phật tử, đoàn khách quốc tế và người dân toàn tỉnh tham gia lễ rước.

  • Giáo sư, Dịch giả Thái Kim Lan vừa cho ra mắt tập tản văn “ Mai rồi mưa tạnh trong xuân”  tại Huế.

     

  • Sáng ngày 18/5, Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế và trường Cao Đẳng Du lịch Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo Bảo tồn và phát huy giá trị ẩm thực Chay Huế.

  • Sáng 17/5, Trường đại học (ĐH) Nghệ thuật, ĐH Huế tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật “Dấu ấn một cuộc đời sắc son”.