Tháng chín, mùa thu, các cánh đồng làng quê vào vụ gặt, hương lúa mới, mùi rơm rạ tỏa khắp vùng ngoại ô. Và những cơn mưa đầu mùa sau những tháng hè khát cháy đã đổ xuống, không gian như mềm hẳn ra, dịu dàng dưới mưa… Cảm nhận mùa thu rõ rệt nhất trong những ngày này đang như thể bàng bạc hơn trong không gian cỏ cây ở các làng mạc…
Âm hưởng mùa thu, âm hưởng làng quê bàng bạc, và lan tỏa cả vào trong các trang văn tạp chí số này. Những câu chuyện huyền thoại làng quê, những câu chuyện xưa, những câu chuyện nay, hiện thực đẫm chất huyền ảo hay huyền ảo đậm chất hiện thực cứ xoắn xuýt vào nhau tạo nên những cốt truyện lạ quen… Ít nhiều, chúng sẽ gợi lại cho bạn đọc về ký ức một thời chưa xa, những ký ức chưa phai nhạt hoàn toàn dẫu thời gian đang lao đi rất nhanh trên các màn hình smartphone…
Và “Xin gió - đừng đem tiếng chim đi nhé/ kẻo mẹ ta buồn”, là tiếng khẩn cầu của nỗi lòng tha thiết, một câu thơ trong những bài thơ khởi nguồn từ nhịp tim run rẩy trước cận cảnh những ngôi làng đang bị nền công nghiệp hiện đại đe dọa xóa mờ dấu tích, có ở trong số báo này.
Trong số những di sản văn hóa Huế cận đại, bộ tạp chí BAVH (Bulletin des Amis du Vieux Hué - “Những người bạn Cố đô Huế”) được ghi nhận là một trong những kho tàng vô giá. Trong các năm 2013, 2014, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức các chuyên đề liên quan đến sự kiện 100 năm BAVH; trong đó, bên cạnh nhìn nhận lại những giá trị vượt qua thời gian và cả những hạn chế, thiếu sót của BAVH, đã có những bài viết nhắc đến một yếu nhân sáng lập BAVH - Léopold Cadière (1869 - 1955). Một bài viết trong số báo này, về Léopold Cadière, sẽ lý giải rõ hơn về tiến trình từ “Thân Việt” đến “Hoài Việt” của nhiều nhân sĩ, trí thức Pháp thời bấy giờ, mà Léopold Cadière là một trong những con người điển hình. Làm sáng rõ điều này, cũng là làm sáng rõ hơn những giá trị minh triết của đời sống văn hóa Việt Nam.
Một bài viết nghiên cứu khái quát nghệ thuật trong sáng tác Nguyễn Du giới thiệu trong số này, đã đem đến nhiều luận điểm lý thú. Ví như: tỷ lệ khái quát trong Truyện Kiều là thấp nhất, trong Văn chiêu hồn là cao nhất; về văn chương nghệ thuật, Nguyễn Du có những khái quát “kinh nhân” (kinh động lòng người)… Trong khối sầu thương mang tên Tố Như, những chữ “sầu, thương, bi ai, oán, hận, đau buồn, xót xa…” xuất hiện với tần số rất cao trong thơ… Bài viết qua đó đem lại cho người đọc kiến giải hay về những “nhân” và “duyên” đã chung đúc nên thiên tài Nguyễn Du.
Cuối cùng, những trang viết tuổi hồng dành cho các em, như là những tín hiệu mới về những cây bút mới sẽ góp phần cho nền văn nghệ xứ Huế tương lai. Chúc các em mãi đong đầy nhiệt huyết văn chương để tiếp tục hành trình…
Và chúc tất cả quý bạn đọc một mùa thu đầy hương vị…
BAN BIÊN TẬP
Mục lục số 331 tháng 09 - 2016
VĂN:
- HAI ÔNG KẺ KHOÁN HAI LÀNG GIÁP RANH - Vĩnh Nguyên
- GIÓ XANH - Phạm Duy Nghĩa
- Ô LÂU, SÔNG QUÊ BẾN NHỚ - Phi Tân
THƠ:
TRẦN PHÁ NHẠC - HOÀNG VŨ THUẬT - ĐỖ VĂN KHOÁI - ĐỨC SƠN
NGUYỄN ĐÔNG NHẬT - NGUYỄN NGỌC PHÚ - HƯỜNG THANH - NGUYỄN DUY TỪ
VÕ NGỘT - VÂN PHI - PHẠM ÁNH
NHẠC:
- DÒNG HƯƠNG NHỚ BÁC - Nhạc & Lời: Phạm Phước Nghĩa
- NHỚ HUẾ - Nhạc: Dương Toàn Thiên & Thơ: Hồ Minh - Bìa
TRANG THIẾU NHI: CÂY BÚT TUỔI HỒNG 2016
- ẤU THƠ TRONG TÔI LÀ... Đậu Gia Bảo Thi
- TÂM SỰ CỦA HAI CON GÀ - Hồ Nguyễn Dạ Thảo
- NGÀY ẤY, BẠN VÀ TÔI - Huỳnh Ý Nhi
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI:
- Thơ CHRISTOPHER MERRILL - Văn Cầm Hải dịch - 54
NGHIÊN CỨU & BÌNH LUẬN:
- KHÁI QUÁT NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN DU - Nguyễn Thị Bích Hải - 57
-TỪ “THÂN VIỆT” (ANNAMOPHILIE) ĐẾN HỘI CHỨNG “HOÀI VIỆT” (NAMSTALGIE) CỦA “CHỦ BÚT ĐÔ THÀNH HIẾU CỔ” (BULLETIN DES AMIS DU VIEUX HUE - BAVH) - Đỗ Trinh Huệ -
- GIẤC MƠ MỸ VÀ NGƯỜI MỸ DA ĐEN TRONG TIỂU THUYẾT TONI MORRISON - Nguyễn Thị Tuyết
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM & DƯ LUẬN:
- PHẠM THẾ NGŨ VÀ VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ GIẢN ƯỚC TÂN BIÊN -
Phạm Phú Uyên Châu - Phạm Phú Phong
- CÔNG ÁN THIỀN VÀ HỘI HỌA - Huệ Viên
HUẾ DÒNG CHẢY VĂN HÓA:
- QUẬN VƯƠNG VĨNH TƯỜNG: VỊ HOÀNG TỬ HAY THƠ QUA BÀI TỰA CỦA QUẢNG KHÊ TRƯƠNG ĐĂNG QUẾ - Hoàng Ngọc Cương
- Bìa 1: “MÀU TRẮNG” - Tranh của UYÊN HUY
- Phụ bản bìa 3: “NGHỆ THUẬT CỦA JEAN DUBUFFET”- TUỆ NGỌC
- Những khoảnh khắc đẹp: “HOA LƯỚI” - Ảnh NGUYỄN PHÚC XUÂN LÊ
- Minh họa: ĐẶNG MẬU TỰU, NHÍM
T.Giang tổng hợp
Triều đại phong kiến vua Nguyễn cuối cùng tại Huế đã trải qua với bao biến cố lịch sử. Hàng vạn cổ vật quý hiếm đi cùng triều đại này hiện đã mất mát quá nhiều, không còn “ở lại” được trên mảnh đất nó đã từng tồn tại.
Hai đồng tiền cổ quý hiếm là loại tiền dùng để ban thưởng chứ không dùng để trao đổi, mua bán có tên là “Gia Long thông bảo” và “Minh Mạng thông bảo” với kích thước rất lớn vừa được một người dân ở Quảng Bình lần đầu phát hiện.
Với một di sản văn hoá vật thể và tinh thần mang ý nghĩa quốc hồn quốc tuý của dân tộc, Huế là một hiện tượng văn hoá độc đáo của Việt Nam và thế giới.
Huế từ lâu đã là một trung tâm văn hóa, du lịch của cả nước. Festival văn hóa nghệ thuật kết hợp với du lịch đã tạo cú hích cho thế mạnh đặc thù của quần thể di tích cố đô Huế - được công nhận là di sản thế giới vào năm 1993, từ đó tạo diện mạo cho Huế có sự phát triển mới, mạnh mẽ hơn.
Lọng là sản phẩm độc đáo được dùng để tôn vinh sự trang trọng, quý phái trong các nghi lễ của triều đình xưa, cũng như trong các lễ nghi cúng tế mang đậm tín ngưỡng dân gian. Từ đám rước thần linh, đám tang, lễ cưới, hỏi… đều có sự hiện diện của chiếc lọng.
Trong kiến trúc xưa, có lẽ không nơi nào có nhiều bức bình phong như ở Huế. Khắp các cung đình, phủ đệ, đến các đền chùa, am miếu, đình làng, nhà thờ họ và nhà thường dân…đều hiện hữu những bức bình phong.
Võ tướng Nguyễn Tri Phương đã dành cả đời ông trong công cuộc giữ yên bờ cõi và chống ngoại xâm trải qua ba đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Khi Hà thành thất thủ vào tay quân Pháp, ông đã nhịn đói cho đến chết.
Gần đây có một bộ tranh chân dung của các vua triều Nguyễn được vẽ mới và phổ biến, thu hút được nhiều sự chú ý của người xem. Nếu chỉ thưởng thức các bức vẽ này như những ảnh vui mắt, đầy mầu sắc thì được.
Vua Gia Long lên ngôi năm 1802 và qua đời năm 1820, thọ 57 tuổi. Trong tập Ngự dược nhật ký của châu bản triều Nguyễn, cho thấy những năm cuối đời nhà vua đã mắc bệnh nan y và các ngự y đã phải vất vả để điều trị.
“Toàn bộ cuốn sách làm bằng bạc mạ vàng, chỉ có 5 tờ (10 trang) nhưng nặng tới 7 ký, xuất hiện vào thời vua Thiệu Trị (1846), có kích cỡ 14×23 cm..."
Khi nói Huế rặt, tôi muốn kể chuyện chỉ có Huế mới có, không lẫn vào đâu được ...
Phó giáo sư, Nhà giáo nhân dân Trần Thanh Đạm vừa qua đời lúc 8g15 ngày 2-11 (nhằm ngày 21 tháng 9 Ất Mùi), hưởng thọ 84 tuổi.
Đang những ngày mưa ở Huế tháng 10 này, lại nhắc đến mưa Huế, liệu đây có phải là đặc sản của Huế của mùa thu Huế, nhưng Huế làm gì có mùa thu? Hay là mùa thu Huế quá ngắn đến mức nhiều người không kịp nhận ra...?
Chiều 30-10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp Hội Khoa học Lịch sử tỉnh và Công ty CP Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) tổ chức Hội thảo khoa học “Cung điện Đan Dương thời Tây Sơn tại Huế” diễn ra tại Hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Di tích Tam Tòa nằm ở góc đông nam bên trong Kinh thành cách bờ bắc sông Hương 300m về phía nam, qua cửa Thượng Tứ. Khu di tích Tam Toà toạ lạc tại số 23 đường Tống Duy Tân, phường Thuận Thành, thành phố Huế.
Từ năm 2012 đến nay, Hội Đông y Thừa Thiên-Huế đã tiếp cận và giải mã kho tư liệu châu bản triều Nguyễn đang được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia 1 (Hà Nội).
Xứ Huế không chỉ có các công trình lăng tẩm cổ kính mà còn được thiên nhiên ưu đãi ban cho sự hùng vĩ. Nổi bật trong đó là đầm Lập An với vẻ đẹp say đắm lòng người.
Để có thể lực cường tráng, chăn gối viên mãn, ngoài thuốc men tẩm bổ, Minh Mạng còn rèn luyện sức khỏe bằng phương pháp mà ngày nay rất phổ biến.
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên-Huế) không chỉ là hệ thủy vực nước lợ lớn nhất Đông Nam Á mà nơi đây còn có những câu chuyện đầy kỳ bí được ghi chép hoặc truyền miệng từ xa xưa.
Đề cao vai trò cũng như trách nhiệm của người phụ nữ trong gia đình cũng như trong xã hội, lần đầu tiên tại Huế, cũng là lần đầu tiên ở nước ta, có một tổ chức giáo dục đã nêu rõ quan điểm, lập trường, bảo vệ quyền của người phụ nữ: trường Nữ Công học hội.