Đón đọc Sông Hương Số 330 - Tháng 08.2016

15:46 01/08/2016

Tiếp tục chủ đề văn học Việt Nam 30 năm đổi mới, số báo này giới thiệu bài nghiên cứu “Tâm thức hậu hiện đại trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2010”. 

Trong số tháng Tám này, bài viết “Có một trường huấn luyện quân sự như thế” đã nhắc lại câu chuyện về Trường Thanh niên Tiền tuyến Huế trong Cách mạng Tháng Tám. Đó là một ngôi trường hết sức đặc biệt, cả trường chỉ có 43 học viên, do 2 nhân sĩ yêu nước là Phan Anh và Tạ Quang Bửu thành lập. Điều thú vị là động cơ ghi tên vào trường của các học viên, có người được Việt Minh giác ngộ, có người vì mến mộ huynh trưởng Hướng đạo Tạ Quang Bửu, có người vì mang trong mình chút màu sắc tiểu tư sản, nhưng có người cũng chỉ vì theo bạn bè… Ấy vậy nhưng cái chung nhất sau cùng của họ là lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc. Chính dòng máu Lạc Hồng chảy trong huyết quản đã giúp họ đi qua bao gian khổ khó khăn trong những ngày đầu cách mạng cam go và trưởng thành. Sau này nhiều người đã trở thành cán bộ cao cấp của quân đội, nhà khoa học, nhà giáo… Xứ Huế có nhiều cái lạ, thì ngôi trường này cũng là một câu chuyện khá kỳ lạ.

Tiếp tục chủ đề văn học Việt Nam 30 năm đổi mới, số báo này giới thiệu bài nghiên cứu “Tâm thức hậu hiện đại trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2010”. Bài viết đề cập đến tâm thức sáng tạo với bản thể dân tộc và tâm thức sáng tạo trước thực tại. Bài viết đề cập đến tâm thức hậu hiện đại với tính bản địa và truyền thống văn hóa dân tộc, tâm thức hậu hiện đại với những ám thị lịch sử, cho rằng các nhà văn giai đoạn này đã mang một tâm thức mới trong sáng tạo, không còn mô phỏng và viết theo hiện thực như trước đây, mà đề cao tính hư cấu, tính trò chơi, tính giễu nhại, tính giải thiêng. Một luận điểm quan trọng khác cũng đã được nêu rõ: “Văn học Việt Nam sau 1986 đã có những dấu hiệu vượt ra khỏi những cái biệt lập, khép kín trong tư duy nghệ thuật của nhà văn, đặt những nội dung sinh tồn của dân tộc trong đời sống toàn nhân loại… Chính điều này đã góp phần không nhỏ tạo nên sự chú ý và cách thẩm định mới từ bên ngoài đối với văn học Việt Nam”.

Cũng trong cảnh huống hậu hiện đại, một bài viết khác nhìn lại “Thơ Việt, thế hệ hậu hiện đại mới”, đã có những góc nhìn lý thú về các tác giả hậu hiện đại hiện nay.

Mục “Huế - dòng chảy văn hóa” với bài viết khá thú vị “Nghệ thuật làm đẹp cổ xưa của người Pa Cô”. Từ những câu chuyện của các nghệ nhân đã từng trải qua thời khắc làm đẹp mà bây giờ, nét đẹp ấy vẫn còn tươi nguyên trên gương mặt và cơ thể họ; chúng ta sẽ nhận diện rõ hơn về những tập tục bí ẩn và cái giá phải trả để có được vẻ đẹp của những người sống trên rừng núi bạt ngàn năm xửa năm xưa…

Dưới đây là Mục lục 
Sông Hương Số 330 - Tháng 08.2016 

- CÓ MỘT TRƯỜNG HUẤN LUYỆN QUÂN SỰ NHƯ THẾ - Lâm Quang Minh VĂN:

- TRONG MÊ LOẠN TUYỆT CÙNG - Nhụy Nguyên

- SOI KẺ THA HƯƠNG - Phạm Thị Thúy Quỳnh

- CỘT ĐÁ THIÊNG - Nguyên Quân

THƠ:

NGUYỄN AN - THẠCH QUỲ - MẠC MẠC - PHẠM BÁ THỊNH - NGUYỄN HOÀNG THỌ  NHẤT LÂM - TRẦN THỊ TƯỜNG VY - BÙI NGUYÊN - NGÔ CÔNG TẤN 

NGÀN THƯƠNG - NGUYỄN HỚI THỌ  LÃNG HIỂN XUÂN - ĐẶNG VĂN SỬ

NHẠC:

- HUẾ TRONG TÔI - Nhạc & Lời: Nguyễn Tất Ngãi

- QUÊ EM HUYỀN THOẠI - Nhạc & Lời: Nguyễn Việt - Bìa 4

NGHIÊN CỨU & BÌNH LUẬN:

- TÂM THỨC HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM 1986 - 2010 - Nguyễn Hồng Dũng - 41

- THƠ VIỆT, THẾ HỆ HẬU HIỆN ĐẠI MỚI - Inrasara

- PHÂN ĐỊNH GIỮA TRUYỆN TRUYỀN KÌ VỚI TRUYỆN CỔ TÍCH THẾ TỤC - Triều Nguyên - 63

CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI:

- THƠ Messer Yeniay - Trần Ngọc Mỹ (giới thiệu và dịch)

TÁC GIẢ - TÁC PHẨM & DƯ LUẬN:

- NGUYỄN BÍNH VÀ CHÙM THƠ VIẾT TẠI HUẾ - Mai Văn Hoan

- THƠ NGUYỄN ĐỨC TÙNG, NƠI CÂU CHUYỆN BẮT ĐẦU BẰNG NGÔN NGỮ KHÁC - Lê Hồ Quang

- NỮ QUYỀN LUẬN VÀ “SIÊU LÝ ĐÀN BÀ” - Ngô Minh

- NHÀ THƠ VÕ QUÊ GIỚI THIỆU CA HUẾ TẠI ĐẠI HỌC MASSACHUSETTS - HOA KỲ - Tô Nhuận Vỹ

HUẾ DÒNG CHẢY VĂN HÓA:

- NGHỆ THUẬT LÀM ĐẸP CỔ XƯA CỦA NGƯỜI PA CÔ - Ta Dưr Tư

- Bìa 1:  “SEN HẠ” - Tranh của VŨ DUY TÂM

- Bìa 2:     - TUỆ NGỌC 

- Phụ bản bìa 3:  “PHỐ HOANG LIÊU”-  TUỆ NGỌC

- Những khoảnh khắc đẹp: “VŨ ĐIỆU BIỂN” - Ảnh NAM PHƯƠNG

- Minh họa:  ĐẶNG MẬU TỰU, NHÍM

BBT
TG (tổng hợp)

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Từ ngày 27/12/2019 đến 08/01/2020, thương hiệu bia Huda tiếp tục thực hiện chương trình tặng quà Tết cho các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt với mong muốn mang tới một mùa Tết hạnh phúc và ấm áp hơn cho người dân miền Trung.

  • Chiều 28/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình tôn vinh văn nghệ sĩ và trao tặng thưởng các tác phẩm, công trình VHNT xuất sắc năm 2019 nhằm ghi nhận sự đóng góp cho sự phát triển văn học nghệ thuật tỉnh nhà của các văn nghệ sĩ.

  • Mở đầu cho số báo Chào Xuân 2020, Sông Hương giới thiệu bài viết “Nhà thơ Tố Hữu với địa danh Lao Bảo”, đây là niềm tri ân công lao người đã góp công lớn vào những mùa xuân cho thế hệ mai sau. Lao Bảo ngày xưa với Tố Hữu chỉ là hình ảnh ngục tù, nhưng đó cũng là trường học cách mạng thật sự quan trọng để hun đúc phẩm giá làm người. Tinh thần vì tự do cho mình và cho người đã khiến người tù trở thành chiến sĩ cách mạng, chiến thắng chính nỗi tham sân của mình để góp phần cho chiến thắng chung của cách mạng. Bài viết đã cho thấy rằng, cuộc chiến chống lại sự hà khắc của kẻ thù xâm lược đồng thời cũng là cuộc đấu tranh nội tâm rất dễ thương vong. Đây cũng là bài học quý đối với người lãnh đạo và cán bộ trong sự nghiệp làm cách mạng vì lợi ích chung của đất nước và của nhân dân.

  • Thừa Thiên Huế là một miền di sản, trong nỗ lực để được công nhận thành phố trực thuộc Trung ương cần phát triển hài hòa giữa kinh tế và bảo tồn những giá trị quý hiếm. Bộ Chính trị nhận thấy điều này và đã nêu ra rằng, các tiêu chí xét công nhận thành phố trực thuộc Trung ương cho Thừa Thiên Huế như hiện nay là không còn phù hợp, cần có thêm những Nghị quyết mới song hành. Lãnh đạo Tỉnh đã hướng đến phát triển Huế trở thành “Thành phố Di sản” quốc gia theo hướng văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh. Bài viết “Thừa Thiên Huế: Phía trước là ‘Thành phố di sản’” sẽ phân tích tình hình kế hoạch của tỉnh cũng như tiềm năng cần phát huy của Huế trong tương lai.
     

  • Chiều 23/12, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I phối hợp khai mạc triển lãm “Một thời bút nghiên” nhân dịp kỷ niệm 100 năm nền giáo dục và khoa cử Nho học ở Việt Nam chấm dứt.

  • Sáng 20/12, tại Khu tượng niệm Anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ (phường An Tây, TP Huế) đã diễn ra lễ dâng hương, kỷ niệm  231 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (25/11 năm Mậu Thân 1788) và xuất binh đại phá quân Thanh

  • Sáng ngày 20/12, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh,  Sở Văn hóa và Thể thao ThừaThiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm về Quân đội Nhân dân Việt Nam. Triển lãm nhân dịp Kỷ niệm 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và 75 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.

  • Chiều ngày 19/12, tại tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương phối hợp tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm thơ “Gửi em cô gái đỏng đảnh” của nhà văn Nguyễn Quang Hà. 

  • Chiều 17/12, Hội đồng Nghệ thuật Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã có cuộc họp xét các tác phẩm dự Tặng thưởng tác phẩm VHNT xuất sắc của Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế năm 2019.

  • Chiều 16/12, Sở Văn hóa thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi gặp mặt, tuyên dương, khen thưởng Huấn luận viên và Vận động viên Thừa Thiên Huế đã có thành tích thi đấu xuất sắc tại kỳ SEA Games 30 vừa diễn ra tại Philippines.

  • Sáng ngày 11/12, Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị triển khai cuộc thi sáng tác âm nhạc với đề tài “Công nhân và Công đoàn Việt Nam”.

  • Chiều ngày 10/12, tại Trường Đại học Nghệ thuật, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Huế và Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế đã tổ chức lễ khai mạc triển lãm mỹ thuật nhân Ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam (10/12) .

  • Chiều ngày 9/12, Cổng dịch vụ công quốc gia (dichvucong.gov.vn) đã được khai trương nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến. Chương trình được truyền hình trực tuyến tại điểm cầu chính Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội và 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố.

  • Tháng 12, Sông Hương dành nhiều trang cho mục văn thơ nhạc tri ân người lính. Đó là nỗi niềm người lính năm xưa trở lại đường Chín, “con đường một thời căng như đạn bắn/ Máu đã từng thấm ướt đất ba dan”, nghĩ về đồng đội đã khuất khi nhìn vạt lau trắng ảo ảnh. Đó là hình ảnh vầng trăng trên đảo vương trên dàn mướp vàng tuyệt đẹp: “Đảo giữ vầng trăng giữa biển/ Như ngôi sao trên nền cờ Tổ quốc”. Đó là những nốt nhạc “dập dìu trên sóng trùng khơi xa trùng khơi, trái tim rực lửa…”; là “tình yêu người lính cảnh sát biển ở nơi đầu sóng nơi đầu gió trên biển đảo quê hương…”.

  • Sáng ngày 3/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thảo “Phát huy các giá trị văn học nghệ thuật trong phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế”.

  • Sáng 30/11, tại Trung tâm Văn hóa thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra chương trình “Nhìn lại 20 năm lũ lớn miền Trung” với chủ đề “Kết chặt tay xây đời mới”. 

  • Sáng ngày 29/11, tại Đại học Huế, Sở Khoa học Công nghệ phối hợp với Đại học Huế tổ chức  Hội thảo“Phát triển tài sản trí tuệ, từ nghiên cứu đến thương mại hóa sản phẩm”.

  • Sáng ngày 28/11, tại TP Huế, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thi Báo cáo viên giỏi khu vực II năm 2019. 

  • Sáng ngày 22/11, Tại Bảo tàng Văn hóa Huế đã diễn ra buổi khai mạc trưng bày chuyên đề “Nông cụ truyền thống Huế” nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.

  • Chiều 21/11, tại Trường THCS Thống Nhất, Tỉnh đoàn vừa tổ chức tổng kết, trao giải Cuộc thi “Tái chế nhựa phế liệu” trong khối THCS, THPT trên địa bàn tỉnh TT-Huế năm 2019.