Tiếp tục chủ đề văn học Việt Nam 30 năm đổi mới, số báo này giới thiệu bài nghiên cứu “Tâm thức hậu hiện đại trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2010”.
Trong số tháng Tám này, bài viết “Có một trường huấn luyện quân sự như thế” đã nhắc lại câu chuyện về Trường Thanh niên Tiền tuyến Huế trong Cách mạng Tháng Tám. Đó là một ngôi trường hết sức đặc biệt, cả trường chỉ có 43 học viên, do 2 nhân sĩ yêu nước là Phan Anh và Tạ Quang Bửu thành lập. Điều thú vị là động cơ ghi tên vào trường của các học viên, có người được Việt Minh giác ngộ, có người vì mến mộ huynh trưởng Hướng đạo Tạ Quang Bửu, có người vì mang trong mình chút màu sắc tiểu tư sản, nhưng có người cũng chỉ vì theo bạn bè… Ấy vậy nhưng cái chung nhất sau cùng của họ là lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc. Chính dòng máu Lạc Hồng chảy trong huyết quản đã giúp họ đi qua bao gian khổ khó khăn trong những ngày đầu cách mạng cam go và trưởng thành. Sau này nhiều người đã trở thành cán bộ cao cấp của quân đội, nhà khoa học, nhà giáo… Xứ Huế có nhiều cái lạ, thì ngôi trường này cũng là một câu chuyện khá kỳ lạ.
Tiếp tục chủ đề văn học Việt Nam 30 năm đổi mới, số báo này giới thiệu bài nghiên cứu “Tâm thức hậu hiện đại trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2010”. Bài viết đề cập đến tâm thức sáng tạo với bản thể dân tộc và tâm thức sáng tạo trước thực tại. Bài viết đề cập đến tâm thức hậu hiện đại với tính bản địa và truyền thống văn hóa dân tộc, tâm thức hậu hiện đại với những ám thị lịch sử, cho rằng các nhà văn giai đoạn này đã mang một tâm thức mới trong sáng tạo, không còn mô phỏng và viết theo hiện thực như trước đây, mà đề cao tính hư cấu, tính trò chơi, tính giễu nhại, tính giải thiêng. Một luận điểm quan trọng khác cũng đã được nêu rõ: “Văn học Việt Nam sau 1986 đã có những dấu hiệu vượt ra khỏi những cái biệt lập, khép kín trong tư duy nghệ thuật của nhà văn, đặt những nội dung sinh tồn của dân tộc trong đời sống toàn nhân loại… Chính điều này đã góp phần không nhỏ tạo nên sự chú ý và cách thẩm định mới từ bên ngoài đối với văn học Việt Nam”.
Cũng trong cảnh huống hậu hiện đại, một bài viết khác nhìn lại “Thơ Việt, thế hệ hậu hiện đại mới”, đã có những góc nhìn lý thú về các tác giả hậu hiện đại hiện nay.
Mục “Huế - dòng chảy văn hóa” với bài viết khá thú vị “Nghệ thuật làm đẹp cổ xưa của người Pa Cô”. Từ những câu chuyện của các nghệ nhân đã từng trải qua thời khắc làm đẹp mà bây giờ, nét đẹp ấy vẫn còn tươi nguyên trên gương mặt và cơ thể họ; chúng ta sẽ nhận diện rõ hơn về những tập tục bí ẩn và cái giá phải trả để có được vẻ đẹp của những người sống trên rừng núi bạt ngàn năm xửa năm xưa…
Dưới đây là Mục lục Sông Hương Số 330 - Tháng 08.2016
- CÓ MỘT TRƯỜNG HUẤN LUYỆN QUÂN SỰ NHƯ THẾ - Lâm Quang Minh VĂN:
- TRONG MÊ LOẠN TUYỆT CÙNG - Nhụy Nguyên
- SOI KẺ THA HƯƠNG - Phạm Thị Thúy Quỳnh
- CỘT ĐÁ THIÊNG - Nguyên Quân
THƠ:
NGUYỄN AN - THẠCH QUỲ - MẠC MẠC - PHẠM BÁ THỊNH - NGUYỄN HOÀNG THỌ NHẤT LÂM - TRẦN THỊ TƯỜNG VY - BÙI NGUYÊN - NGÔ CÔNG TẤN
NGÀN THƯƠNG - NGUYỄN HỚI THỌ LÃNG HIỂN XUÂN - ĐẶNG VĂN SỬ
NHẠC:
- HUẾ TRONG TÔI - Nhạc & Lời: Nguyễn Tất Ngãi
- QUÊ EM HUYỀN THOẠI - Nhạc & Lời: Nguyễn Việt - Bìa 4
NGHIÊN CỨU & BÌNH LUẬN:
- TÂM THỨC HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM 1986 - 2010 - Nguyễn Hồng Dũng - 41
- THƠ VIỆT, THẾ HỆ HẬU HIỆN ĐẠI MỚI - Inrasara
- PHÂN ĐỊNH GIỮA TRUYỆN TRUYỀN KÌ VỚI TRUYỆN CỔ TÍCH THẾ TỤC - Triều Nguyên - 63
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI:
- THƠ Messer Yeniay - Trần Ngọc Mỹ (giới thiệu và dịch)
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM & DƯ LUẬN:
- NGUYỄN BÍNH VÀ CHÙM THƠ VIẾT TẠI HUẾ - Mai Văn Hoan
- THƠ NGUYỄN ĐỨC TÙNG, NƠI CÂU CHUYỆN BẮT ĐẦU BẰNG NGÔN NGỮ KHÁC - Lê Hồ Quang
- NỮ QUYỀN LUẬN VÀ “SIÊU LÝ ĐÀN BÀ” - Ngô Minh
- NHÀ THƠ VÕ QUÊ GIỚI THIỆU CA HUẾ TẠI ĐẠI HỌC MASSACHUSETTS - HOA KỲ - Tô Nhuận Vỹ
HUẾ DÒNG CHẢY VĂN HÓA:
- NGHỆ THUẬT LÀM ĐẸP CỔ XƯA CỦA NGƯỜI PA CÔ - Ta Dưr Tư
- Bìa 1: “SEN HẠ” - Tranh của VŨ DUY TÂM
- Bìa 2: - TUỆ NGỌC
- Phụ bản bìa 3: “PHỐ HOANG LIÊU”- TUỆ NGỌC
- Những khoảnh khắc đẹp: “VŨ ĐIỆU BIỂN” - Ảnh NAM PHƯƠNG
- Minh họa: ĐẶNG MẬU TỰU, NHÍM
BBT
TG (tổng hợp)
Chiều 2/2, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã khai mạc triển lãm về hoàng đế Minh Mạng tại Ngọ Môn (Hoàng Thành Huế) nhân kỷ niệm 200 năm ngày hoàng đế Minh Mạng lên ngôi (mồng 1 tháng Giêng năm Canh Thìn).
Ngày 31/01, tại Thế Tổ Miếu - Đại nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc Tộc đã tổ chức lễ kỷ niệm 200 năm ngày băng hà của vua Gia Long (1820 - 2020) và khai mạc trưng bày về Hoàng đế Gia Long.
Chiều ngày 29/01/2021, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi gặp mặt Cộng tác viên và trao tặng thưởng tác phẩm hay năm 2020.
- Có một văn phong Hồ Chí Minh trong 50 năm sự nghiệp viết - Phong Lê
Sáng 07/01, tại Khu tưởng niệm Anh hùng dân tộc Quang Trung -Nguyễn Huệ đã diễn ra lễ dâng hương và kỷ niệm 232 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và xuất binh đại phá quân Thanh.
VĂN
- Về một tuổi trẻ màu xanh - Trần Băng Khuê
- Ngọn nến - Trần Hoàng Vy
Sáng ngày 1/1/2021, Dàn nhạc Kèn Huế đã chính thức ra mắt ngay tại nhà tại Nhà Kèn Huế, công trình do người Pháp xây dựng cách đây khoảng 100 năm.
Chương trình sự kiện âm nhạc, đếm ngược chào năm mới Huế Countdown 2021 sẽ được tổ chức vào lúc 21h00 ngày 31/12/2020 và kết thúc lúc 00h30' ngày 01/01/2021 tại khu vực Ngã 6 đường Hà Nội - Đống Đa - Hùng Vương - Lê Quý Đôn - Bến Nghé.
Tối 29/12, tại nhà thi đấu Trung tâm thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế (01 Hà Huy Tập), Sở Du lịch Thừa Thiên Huế tổ chức Ngày hội Lân Huế 2020.
Chiều 25/12 tại Tạp chí Sông Hương đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Mộng mị một mình” của họa sĩ Đặng Mậu Tựu. Tham dự khai mạc triển lãm có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh cùng đông đảo văn nghệ sĩ Huế.
Chiều 25/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình tôn vinh văn nghệ sĩ và trao tặng thưởng các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2020.
Chiều 23/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội nghị Tổng kết hoạt động Quỹ Hỗ trợ sáng tạo tác phẩm, công trình VHNT giai đoạn 2016 - 2020.
Sông Hương xin gửi đến quý bạn đọc mục lục số Đặc biệt, tháng 12 - 2020:
Sáng ngày 22/12, Bảo tàng lịch sử Huế đã tổ chức Lễ khánh thành công trình bảo tồn và tôn tạo Khu chứng tích Lao Thừa Phủ.
Tối 20/12, tại Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu đã diễn ra buổi Bế mạc chương trình Ngày hội Áo dài và Lễ hội Ẩm thực Huế 2020.
Tối 19/12, tại sân khấu Phố đi bộ Huế, Hội May – Thêu - Thời trang Huế đã tổ chức chương trình Thời Trang – Nghệ thuật “Huế- Kinh đô áo dài.
Tối ngày 18/12, tại phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu (thành phố Huế) đã diễn ra chương trình khai mạc Ngày hội Áo dài và Lễ hội Ẩm thực Huế 2020.
Chiều 18/12, tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Sở Văn hóa và Thể thao đã tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Văn hóa và con người xứ Huế” của cố nghệ sĩ Nông Thanh Toàn.
Sáng 18/12, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao thành phố Huế (23-25 Lê Lợi, TP Huế), Hội May – Thêu- thời trang Huế phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Huế tổ chức khai mạc "Không gian trưng bày và thao diễn nghề may áo dài Huế".
Chiều 17/12, Omega+ kết hợp với Viện Pháp Huế tổ chức buổi tọa đàm “Giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa”. Buổi tọa đàm được tổ chức nhân dịp ra mắt tác phẩm “Giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa – Huyền thoại đỏ và Huyền thoại đen”.