Kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 năm nay, Tạp chí Sông Hương giới thiệu đến quý bạn đọc một số tư liệu vừa tìm thấy liên quan đến tuần báo Sông Hương cả hai thời kỳ: thời kỳ do Phan Khôi làm chủ bút và thời kỳ Sông Hương tục bản do Nguyễn Cửu Thạnh quản lý.
Các tư liệu như quyết định số 3120 ngày 3/6/1936 của Toàn quyền Đông Dương cho phép xuất bản Sông Hương tuần báo; Báo cáo mật số 2154 ngày 1/7/1937 của Giám đốc Sở Cảnh sát Trung Kỳ gửi Khâm sứ Trung kỳ về tuần báo Sông Hương; Quyết định đình bản tuần báo Sông Hương (số 1437 ngày 11/10/1937 của Toàn quyền Jules Brévier)… cho thấy: đã có một thời kỳ tuần báo Sông Hương đã mang sứ mệnh trung tâm vận động quần chúng trong phong trào đấu tranh dân chủ. Việc giới thiệu báo “Reo” - tờ báo văn nghệ và trào phúng của Liên đoàn Văn hóa Cứu quốc Thừa Thiên, sẽ khiến độc giả thích thú, và cũng sẽ có nhiều người đặt dấu hỏi: tại sao ngày xưa Huế có các tờ báo trào phúng, mà ngày nay thì thiếu vắng…
Cùng trên số báo này, chuyên đề “Kiến trúc Pháp ở Huế” hy vọng sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số thông tin tổng quan, một số tư liệu liên quan cũng như các ý kiến đề xuất từ các nhà chuyên môn, nhằm đóng góp cho việc nghiên cứu và hoạch định chính sách bảo tồn, phát huy di sản kiến trúc Pháo về sau.
Nhân kỷ niệm 110 năm phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT), bài “Nghĩ thêm về Đông Kinh Nghĩa Thục” đã có những phản biện chuẩn xác trước các ngộ nhận trước đây, nhất là quan điểm cho rằng: Phong trào Duy Tân ở miền Trung và miền Nam do tiếp thu thêm ảnh hưởng của ĐKNT mà mở rộng thêm kinh doanh thương nghiệp… Thực tế không hẳn là như vậy, bởi các doanh thương mà quan điểm đó đưa ra, phần lớn đều xuất hiện trước khi phong trào ĐKNT. Nhận thức lịch sử có thể là nhận thức khách quan hay không luôn là câu hỏi lớn đặt ra cho mọi thời đại sử học. Nhưng nhìn nhận lịch sử, đối tượng nhận thức của sử học là một hiện thực đã diễn ra trong quá khứ, chỉ xảy ra một lần và không lặp lại, vì vậy rất cần đến khoa học so sánh và đối chiếu…
Những sáng tác, những bài viết về ký ức cuộc đời trên dặm dài lịch sử, dặm dài bước chân rong ruổi đó đây… chắc chắn sẽ đem đến nhiều cảm xúc cho bạn đọc trong những ngày nắng hạ mênh mông…
Ban Biên Tập
MỤC LỤC:
*Kỉ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam:
- Báo chí Huế đầu thế kỷ XX: TUẦN BÁO SÔNG HƯƠNG - THANH BIÊN
- Sông Hương tục bản và cuộc đấu tranh nghị trường - NGUYỄN KỲ
- REO - Tờ báo văn nghệ và trào phúngcủa Liên đoàn VHCQ Thừa Thiên -DƯƠNG PHƯỚC THU
*Nhân 110 năm ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC (1907 - 2017):
NGHĨ THÊM VỀ ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC - TRẦN VIẾT NGẠC
*50 năm ngày mất Giáo sư Đặng Văn Ngữ:
Chuyến đi cuối cùng của cha tôi - ĐẶNG NHẬT MINH
*Truyện ký:
- Ngài đội Cóc - NGUYỄN VĂN UÔNG
*Tạp bút:
- Nghe đêm - NGUYÊN HƯƠNG
*Bút ký:
- Hành hương miền đất thánh - VÕ QUÊ
*Thơ: NGUYỄN HOÀNG THỌ- PHÙNG TẤN ĐÔNG - NHƯ QUỲNH PRELLE - HOÀNG VÂN KHÁNH * HOÀNG THU PHỐ - NGUYỄN TÂN DÂN - NGUYỄN THỊ NAM - ĐỖ QUYÊN - HÀ VĂN SĨ
-Vừa khóc, vừa mơ, vừa vẽ - NGUYỄN HÀNG TÌNH
*Chuyện ít ai biết:
- Năm 1935, Việt Nam đã có người tự chế thành công chiếc máy bay - HƯƠNG CẦN
*Chuyện mấy lối:
- CHUYỆN Ô NHIỄM Ở CHỢ ĐÔNG BA TRÊN BÁO HUẾ NGÀY XƯA - NGUYỄN HOÀNG THẢO
*CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC PHÁP Ở HUẾ:
- KIẾN TRÚC KHU PHỐ TÂY Ở HUẾ THỜI PHÁP THUỘC - PHAN THUẬN AN
- ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC PHÁP TẠI HUẾ - NGUYỄN NGỌC TÙNG *NGUYỄN THỊ MINH XUÂN * LÊ NGỌC VÂN ANH
- MỘT SỐ NÉT ĐẶC TRƯNG TRONG QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU PHỐ TÂY Ở HUẾ THỜI KỲ PHÁP THUỘC - NGUYỄN VŨ MINH - NGUYỄN VĂN THÁI
- BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN KIẾN TRÚC PHÁP Ở HUẾ TRONG ĐỜI SỐNG ĐƯƠNG ĐẠI - TRẦN VĂN DŨNG
*Kỷ niệm 100 năm Trường Đồng Khánh: Nữ hiệu trưởng cuối cùng của trường Đồng Khánh - BÙI KIM CHI
- “Văn chương đích thực là một cõi vô biên giới...” NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ
- DẤU ẤN DÂN GIAN TRONG TRUYỆN THIẾU NHI CỦA PHAN THỊ THANH NHÀN - MỘC MIÊN
*Huế muôn phương:
- Người giữ màu tím Huế ở Đồng Nai - ĐÀO SỸ QUANG
*BÌA 2 : KIẾN TRÚC BAOQUE CỦA PHÁP - KHẢ HÂN
*Tranh bìa: “HUE ANNAM” (1886) của họa sĩ GASTON ROULLET
TG (tổng hợp)
Ngày 09/6, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã ký ban hành Công văn chỉ đạo các các sở, ngành triển khai thực hiện công trình bảo tồn, tu bổ di tích Ưng Bình tại Châu Hương Viên.
Khảo sát sơ bộ cho thấy trong hành trình cứu nước, Văn Ba - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã trải qua gần 20 công việc, nghề nghiệp khác nhau. Những công việc của nhà nông, công nhân, thợ thuyền, trí thức, thương gia, Bác đều đã từng làm. Trong tất cả những danh hiệu mà Người được vinh danh, Bác chỉ nhận mình là người yêu nước và nhà cách mạng chuyên nghiệp là công việc mà Người theo đuổi suốt cuộc đời.
Ngày 28 tháng 4 năm 2021, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 892/KH-SVHTT về tổ chức cuộc thi “Sáng tác lời mới dựa trên các bài bản Ca Huế” năm 2021.
Xuất bản lần đầu tiên vào năm 1996, cuốn sách nổi tiếng viết về Bác Hồ có tên "Từ Làng Sen đến Bến Nhà Rồng" của nhà văn Trình Quang Phú đã được 6 nhà xuất bản tái bản tới 19 lần. Ở mỗi lần tái bản, tác giả đều có những chỉnh sửa, bổ sung các tư liệu mới có giá trị.
Nhà xuất bản Trẻ vừa ấn hành tấm bản đồ mô tả lại hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác Hồ, kích cỡ ngang 1m, cao 70cm, in 4 màu trên giấy dày.
Trong suốt Triển lãm và Hội sách trực tuyến, độc giả sẽ có cơ hội mua sách với giá giảm 50-70%. Trong đó có nhiều đầu sách về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tin từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định cho phép Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiến hành khảo cổ khu vực hai bên chái của điện Thái Hòa.
Sáng 29/5, Ủy ban Bầu cử tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Nghị quyết 79/NQ-UBND về việc công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Chiều ngày 28/5, UBND tỉnh phối hợp với Công ty CP Tiến bộ Quốc tế (AIC) tổ chức khai trương Trung tâm điều hành UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/4 vừa qua, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban chỉ đạo công tác Thông tin đối ngoại Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài tiếng nói Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức buổi họp báo phát động “Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ VII”.
Sáng 24/5, Đoàn lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh do ông Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng Đoàn đã đến thăm và chúc mừng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thừa Thiên Huế tại chùa Từ Đàm nhân dịp Đại lễ Phật đản năm 2021 – Phật lịch 2565.
Trong ngày bầu cử 23/5, đông đảo cử tri của tỉnh Thừa Thiên Huế đã đến 930 khu vực bỏ phiếu để thực hiện quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân.
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ diễn ra từ 7h00-19h00 Chủ nhật, ngày 23/5/2021. Để thực hiện việc bỏ phiếu, Hội đồng bầu cử Quốc gia hướng dẫn cử tri cần nắm rõ các bước được tóm tắt thông qua quy trình 6Đ dưới đây.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Chiều 06/5, tại trường Đại học Nghệ thuật (Đại học Huế), Khoa Mỹ thuật tạo hình, Trường đại học Nghệ thuật – Đại học Huế tổ chức triển lãm mỹ thuật với chủ đề "Đối thoại".
Sáng 17/4, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ cùng lãnh đạo thành phố Huế đã có buổi khảo sát thực tế khu vực đồi Vọng Cảnh để có phương án khai thác, cải tạo, chỉnh trang và quản lý phù hợp; đồng thời, kiểm tra tiến độ xây dựng, mở rộng nhà máy nước sạch Vạn Niên.