Sông Hương số Đặc biệt đầu năm 2018, với những bài rất đáng quan tâm, vừa như lật tìm những vỉa tầng mới mẻ trong thi phẩm xưa (Địa danh trong thơ chữ Hán Nguyễn Du), vừa là góc suy tư về vấn đề thời sự ẩn kín trong những dòng văn khắc khoải (truyện ngắn Khói).
Bìa Sông Hương Đặc Biệt - Số 28 - tháng 3 – 2018
Bước phát triển đầu tiên của nghệ thuật nhiếp ảnh thế giới khởi từ nước Pháp vào 1839, thì 6 năm sau (1845), hai bức ảnh đầu tiên chụp về Việt Nam xuất hiện và hiện được trưng bày tại Bảo tàng Nhiếp ảnh Pháp. Những sự kiện, câu chuyện về nghệ thuật nhiếp ảnh sơ khai, về ông tổ của nhiếp ảnh Việt Nam Đặng Huy Trứ cùng nhiều tư liệu hay liên quan đến những bức ảnh chụp về triều Nguyễn sẽ được giới thiệu.
Rất nhiều bạn đọc, và cả những bạn viết thử nghiệm sáng tác thơ Tân hình thức lâu nay vẫn cho rằng: “Đếm chữ xuống dòng là một trở ngại mang tính bản chất của thơ Tân hình thức”. Đây là một nhầm lẫn đáng tiếc khiến thơ Tân hình thức Việt bị hiểu lệch, bị biến dạng và do đó tạo nên lực cản đối với sự hòa nhập của thể loại này vào biển thi ca. Một bài viết kỹ lưỡng sẽ luận giải thấu đáo gửi tới bạn đọc.
Công chúa Huyền Trân qua 7 thế kỷ vẫn trung trinh một bóng hình, là tượng đài tâm thức sáng lòa, như một thần nữ trọn vẹn tình đời lung linh trong tấm gương Đạo nghiệp. Chuyên đề Vọng niệm Huyền Trân là góc nhìn từ lịch sử đến hiện đại về sự kiện kết giao đặc biệt hòa lẫn giữa tính dân gian và sắc màu chính trị. Đây cũng là mốc thời gian trong một không gian lãng đãng đậm đầy nhân văn làm thăng hoa cho các loại hình nghệ thuật xuyên suốt trong tâm thức các chủ thể sáng tạo tiếp nối. Những bài viết đã thể hiện niềm mong mỏi đợi chờ sự hiện diện của tượng đài Huyền Trân công chúa tại Cồn Hến ngay giữa sông Hương; nỗi suy tư cho ra một vở sân khấu về Nàng công chúa “đền nợ Ô Ly”; những hoài niệm còn tinh tươm trong ký ức về con đường Huyền Trân gắn với dấu ấn văn hóa rải rác sót lại từ một góc Huế thơ mộng, v.v. Mảng sáng tác dành cho Chuyên đề là chuỗi “hồi ức” sâu lắng về một mối tình nhiều khúc quanh, về những ẩn ức phận người khi đã phần nào nhẹ bớt gánh nặng mà tổ quốc phó thác.
Một lời vĩnh biệt dành cho Nghệ nhân Minh Mẫn với những lời ca lịm ngọt đã làm thăng hoa giá trị của những làn điệu cổ xứ Huế “khiến người nghe ngây ngất suốt đêm dài”… Vĩnh biệt thiên tài vật lý Stephen Hawking, người đã phần nào làm thay đổi tư duy khoa học thế giới không những bằng nhiều khám phá vĩ đại và hơn thế là sự nhiệt huyết và nỗ lực vượt lên số phận ngặt nghèo, “thích ứng với những thay đổi”. Và đó cũng chính là ẩn nghĩa mà ông đã chạm đến tinh hoa trí tuệ của con người vượt ra những khuôn sáo và định luật.
Dưới đây là MỤC LỤC:
- Thư Tòa soạn
- Doanh nghiệp Huế, những động lực phát triển - VĨNH AN
CHUYÊN ĐỀ VỌNG NIỆM HUYỀN TRÂN
- Lời giới thiệu - Phạm Tấn Hầu (gt)
- Vọng Huyền Trân - HẠ NGUYÊN
- Công chúa Huyền Trân trong tâm thức của hậu thế - TRẦN ĐẠI VINH
- Khắc họa hình tượng công chúa Huyền Trân - Bao giờ Huế có một vở diễn sân khấu trọn vẹn - TRƯƠNG TRỌNG BÌNH
- Chùm tranh ký họa về văn hóa Champa của họa sĩ PHAN NGỌC MINH
TRUYỆN NGẮN, TÙY BÚT:
- Vọng niệm về nàng dâu dưới bóng tháp Chàm - TRẦN NGUYÊN
- Từ trong tiếng mõ cầu kinh - TRẦN CHÂU LONG
NHẠC:
- Con đường cái quan - PHẠM DUY
- Ai Về Cầu Ngói Thanh Toàn - Nhạc: Nguyễn Việt Hoàng & Lời: Kiều Giáp Thành
THƠ:
- NGÀN THƯƠNG
+ Nghiêng xuống phương này
- ĐÔNG HÀ
+ Xuân khúc Huyền Trân
- NGUYÊN QUÂN
+ Giấc mơ Huyền Trân
- LÊ VĨNH THÁI
+ Đêm huyền sử
- MAI VĂN HOAN
+ Nỗi niềm Huyền Trân
- Con đường Huyền Trân Công Chúa - TRẦN KIÊM ĐOÀN
CHUYỆN MẤY LỐI:
- Quyết ra kinh khiếu kiện - PHẠM XUÂN DŨNG
- Huế và những dấu ấn đầu tiên của nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam - NGUYỄN XUÂN HOA
CHUYỆN ÍT AI BIẾT:
- Thắt thẻo chiều quê - Cao Thị Hoàng
- Các nhà văn Huế tuổi 80: Còn chan chứa nghiệp văn chương lắm! - NGÔ MINH
- Nhớ cô Minh Mẫn - HÀN NHÃ LẠC
- Đớn đau lòng Minh Mẫn đã đi xa… - Thơ VÕ QUÊ
SÁNG TÁC:
- Khói - TRU SA
- Chìm - NGUYÊN HƯƠNG
- Phù hư - NGÔ ĐÌNH HẢI
- Kẻ dối trá - ALEKSANDAR HEMON (Nguyễn Huy Hoàng dịch)
Thơ:
- NAM NGUYÊN
+ Nhìn nắng đang lên
+ Một ký ức buồn
+ Khi một bài thơ đã chết
- NGUYỄN HOÀNG THỌ
+ Giữa những giới hạn
- HOÀN NGUYỄN
+ Hai cái bóng trên tường vôi trắng
+ Trong thơ em chúng mình yêu nhau
- PHẠM QUYÊN CHI
+ Chuyện của cô gái
- NGUYỄN HỮU PHÚ
+ Đêm lao xao
+ Những kí âm đêm
+ Thành phố
NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH:
- Biên luận về trà với thơ - ĐỖ QUYÊN
- Đếm chữ xuống dòng có phải là bản chất của thơ Tân hình thức Việt?- KHẾ IÊM
- Địa danh trong thơ chữ Hán Nguyễn Du - PHẠM TUẤN VŨ
- Stephen William Hawking, ngôi sao vẫn bay trong vũ trụ - PHẠM ĐĂNG
ĐỌC SÁCH:
- Mơ được mở mắt trên đồi - LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
- Từ đọc “Thiền sư ở đâu”… - LIỄU TRẦN
NHỮNG KHOẢNH KHẮC ĐẸP:
Nét đẹp vùng cao. Ảnh: Đặng Văn Trân
Đến Trường. Ảnh: Cao Minh
PHỤ BẢN BÌA 2:
Huế Ta nhìn từ “Một thoáng tam giang” - KHẢ HÂN
Tranh bìa 1: Tác phẩm MƯA XANH (Sơn dầu) của họa sỹ NGUYỄN ÁNH DƯƠNG,
Ban Biên Tập
“Ngài” rùa đá được xem như một trong hai linh vật để trấn yểm vùng đất Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế), trên đầu “ngài” còn có một chữ Vương.
Huế có những sáng mờ sương, sương giăng kín những tuyến phố, bầu trời như sà xuống tận đầu người, xứ Huế vốn mộng mơ càng thêm huyền ảo.
Lối kiến trúc độc đáo thuộc hệ phái thevarada (Nam tông) tạo cho chùa Thiền Lâm một nét đẹp khác biệt so với các cổ tự đất cố đô.
Cố đô Huế bây giờ không còn trầm mặc, phong cảnh về đêm thật quyến rũ bởi việc chiếu sáng nghệ thuật cầu Trường Tiền.
Sáng 10-3, Sở VHTT&DL tỉnh Thừa Thiên- Huế phối hợp với UBND huyện A Lưới đã tổ chức lễ hội Ariêu Car_một trong những lễ hội văn hóa truyền thống lớn với sự tham gia đông đảo cộng đồng người dân tộc thiểu số Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, Pa Hy đang sinh sống ở địa bàn vùng cao huyện A Lưới .
Nhà vườn An Hiên, phủ thờ Công chúa Ngọc Sơn, Xuân Viên Tiểu Cung... là những nhà vườn đẹp bậc nhất xứ Huế. Hệ thống kiến trúc dân gian này là một điểm nhấn trong khám phá nét đẹp văn hóa Cố đô.
Lễ hội A riêu Car là dịp để các dân tộc hội tụ, thể hiện tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.
Là món ăn có cái tên khiến nhiều người phải ngẩn ra vì nghe quá lạ, canh chột nưa chinh phục thực khách bởi hương vị đậm chất quê và cái tình của người dân Huế.
SHO - Sáng ngày 21/2 (14 Tháng Giêng năm Bính Thân), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức chuyến đi Viếng mộ thi nhân tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố Huế tưởng nhớ các văn nghệ sĩ đã khuất . Đây là năm thứ tám văn nghệ sĩ Cố đô Huế tổ chức đi viếng mộ thi nhân vào dịp Tết Nguyên tiêu.
Không biết có tự bao giờ mà hoa tre là lễ vật không thể thiếu trong lễ "cúng bổn mạng" đầu năm của mỗi gia đình xứ Huế. Nội tôi kể rằng: Thuở xưa khi chưa có "ông tổ" khai sinh ra loại hoa tre thì người ta "cúng bổn mạng" bằng hoa thọ. Hoa thọ mang ý nghĩa trường tồn, cầu mong được sống lâu để sum vầy cùng con cháu.
Là kinh đô xưa cổ còn được lưu giữ gần như toàn vẹn nhất cho đến bây giờ, Tết ở Huế tượng trưng cho sợi dây liên kết giữa quá khứ và hiện tại.
Cặp rắn này chỉ xuất hiện tại chùa vào các ngày sóc vọng (các ngày 1, 15, 30 hàng tháng) và trú lại qua đêm trong hang cây da cổ thụ rồi lặng lẽ bỏ đi. Thấy chuyện lạ, một số người cho rằng đây là đôi rắn “có chân tu” nên mới về chùa để “nghe giảng giải kinh Phật”...
Bấy lâu nay, nhiều người dân, du khách vẫn thường nhắc đến con rùa khổng lồ thi thoảng xuất hiện trên dòng sông Hương, đoạn trước mặt điện Hòn Chén (thuộc thôn Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên – Huế). Người dân địa phương gọi đó là “rùa thần”.
Có thể nói, trong số hàng trăm sản phẩm bằng tre của các nghệ nhân làng Bao La (xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) tạo nên, chúng tôi ấn tượng nhất là đèn lồng các loại. Từ đèn ú, đèn lục giác, bát giác… Tuy khác nhau về mẫu mã, hình dáng nhưng tất cả đều chan chứa tâm tình, gửi gắm “cái hồn” của làng nghề nơi đây.
Bên cạnh lớp nghệ nhân "vàng", lớp những nghệ sỹ "măng non" - nghệ sỹ trẻ là thế hệ mới sẽ đồng hành cùng nghệ thuật Ca Huế trên con đường phát huy giá trị di sản này ra cộng đồng, tiến tới hội nhập di sản quốc tế. Do đó, việc làm sao để truyền lại vẹn nguyên bản sắc, đúng cái "chất" của Ca Huế cho lớp nghệ sỹ trẻ kế tục cũng đang là vấn đề được các ban, ngành quan tâm.
Chuyên đề trọng điểm của số báo này, dành nhiều trang về Hoàng Phủ Ngọc Tường - nhà văn, nhà văn hóa Huế. Những trang văn của ông, như chiếc đũa thần, thức dậy những vỉa tầng văn hóa Huế. Một điều khác, ông cùng bạn bè thuở ấy, với một hệ mỹ cảm khác biệt, đã tạc vào văn nghệ Huế, Việt Nam những giá trị trường cửu.
Với những giá trị mà cổ vật cung đình Huế vốn có, và với “quê hương” nó được sinh ra, cố đô Huế xứng đáng đón nhận lại những cổ vật quan trọng một thời của cha ông.
Với những giá trị mà cổ vật cung đình Huế vốn có, và với “quê hương” nó được sinh ra, cố đô Huế xứng đáng đón nhận lại những cổ vật quan trọng một thời của cha ông.
Tại Huế, toàn bộ các ấn quý bằng vàng, bạc, ngọc hay còn gọi là Kim Ngọc Bảo Tỷ đến nay không còn một chiếc nào. Có lẽ thật sự đây là điều đáng tiếc nhất khi xuất xứ những chiếc ấn quý đó đều từ Huế mà ra.
Những biến cố của lịch sử đã khiến cho một lượng cổ vật lớn và quý hiếm đã “biến mất” khỏi cố đô Huế. Hãy cùng lật lại những điểm mốc ấy.