Mảng sáng tác trong Số đặc biệt 27 kỳ này giới thiệu đến bạn đọc dòng thơ văn nhiều sinh khí, cảm hoài miên man về vùng đất Phú Xuân (huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) - xã kinh tế mới của bà con người Huế, gợi lại từng ngăn ô ký ức của những người con cố xứ từng sống, từng qua đây và lần trở lại lưu luyến khôn cùng.
Sông Hương Số đặc biệt tháng 12 sẽ khép lại 4 số báo ra định kỳ theo quý trong mỗi năm. Một sự kiện nổi bật: Hình ảnh Bác Hồ hiện lên dưới góc nhìn nghệ thuật trong cuộc triển lãm tranh tượng với chủ đề “Bác Hồ của chúng ta” cuối tháng 11/2017 do Đảng ủy Trường Đại học Nghệ thuật Huế tổ chức đã tạo nên niềm rung cảm sâu sắc về vị lãnh tụ luôn toát lên vẻ bình dị; như một mẫu số chung về những bậc trí nhân tầm vóc thường để lại dấu ấn của sự thông suốt, hòa quyện triết lý cao siêu với đời sống.
Bên cạnh những hoạt động văn hóa mang tính lễ hội và gắn với những ngày lễ trọng, Ban Biên tập luôn dành nhiều tâm huyết gửi đến bạn đọc những tìm tòi khám phá về văn hóa Huế cũng như những giá trị nền tảng được nhìn dưới góc độ chuyên sâu. “Vai trò và vị thế của tộc Nguyễn Cửu đối với lịch sử, văn hóa xứ thần kinh” khảo cứu về một dòng tộc không chỉ là đại công thần của triều Nguyễn mà còn góp công lớn đối với lịch sử văn hóa của đất nước. “Con đường Âm Hồn” (hay còn gọi Ngã tư Âm Hồn/ ngã tư Mai Thúc Loan - Lê Thánh Tôn, năm 1957 đổi thành đường Nguyễn Hiệu, sau năm 1975 đổi thành Lê Thánh Tôn cho đến bây giờ); ngoài Miếu Âm Hồn, bước chậm qua con đường mang đậm dấu ấn lịch sử bi thương là những địa chỉ đỏ làm sáng lên một góc Huế xưa, như: Nhà lưu niệm di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khách sạn Bao Báp, Nhà của liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thùy Trâm, Lạc Viên, Tuyệt Tình Cốc, v.v. “Về một bài thơ còn sót lại của ông hoàng Thọ Xuân Vương - Nguyễn Phúc Miên Định” là nỗi lòng nhắn nhủ của bậc đế vương: “Chớ để cảnh xưa nên tàn tích;/ Chỉnh đốn, sửa sang tỏ tiền nhân”. Đặc biệt, nhân sự kiện nước ta đón nhận bằng UNESCO ghi danh “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại ngày 2/4/2017 (được công nhận ngày 1/12/2016), bài “Dòng họ bốn đời gắn bó với quần thể di sản Phủ Dày” viết về một gia đình cha truyền con nối quản lý, chăm lo hương khói đền Nguyệt Du Cung và tuyên truyền giáo lý Đạo Mẫu, giúp mọi người hướng đến tín hiệu tâm linh thuần khiết chiếu rọi vào miền tươi sáng trong sâu thẳm tâm thức con người.
Mảng sáng tác trong Số đặc biệt 27 kỳ này giới thiệu đến bạn đọc dòng thơ văn nhiều sinh khí, cảm hoài miên man về vùng đất Phú Xuân (huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) - xã kinh tế mới của bà con người Huế, gợi lại từng ngăn ô ký ức của những người con cố xứ từng sống, từng qua đây và lần trở lại lưu luyến khôn cùng.
Dưới đây là Mục Lục:
- MỘT GÓC NHÌN ĐẦY ẮP TÌNH CẢM VỀ BÁC HỒ - TRIỀU SƠN
- MŨI TÀU XANH CỦA HUẾ - PHƯỚC VĨNH
- VAI TRÒ VÀ VỊ THẾ CỦA TỘC NGUYỄN CỬU ĐỐI VỚI LỊCH SỬ, VĂN HÓA XỨ THẦN KINH - VÕ VINH QUANG
- DÒNG HỌ BỐN ĐỜI GẮN BÓ VỚI QUẦN THỂ DI SẢN PHỦ DÀY- PHẠM TRƯỜNG AN
*Chuyện mấy lối: TỤC CẮM KHEM - NGUYỄN DƯ
- VỀ MỘT BÀI THƠ CÒN SÓT LẠI CỦA ÔNG HOÀNG THỌ XUÂN VƯƠNG – NGUYỄN PHÚC MIÊN ĐỊNH - NGUYỄN VĂN CƯƠNG
* Thơ - “PHÍM SÔNG HƯƠNG NGÂN LÊN TỪ PHỐ NÚI”: NGUYÊN QUÂN * LÊ TẤN QUỲNH ĐỖ VĂN KHOÁI * NGÔ CÔNG TẤN * NGUYỄN THIỀN NGHI * TRẦN BÁ ĐẠI DƯƠNG PHẠM XUÂN PHỤNG * ĐẶNG VĂN SỬ * LÊ VIẾT XUÂN * NGÀN THƯƠNG
*Nhạc: MỜI BẠN ĐẾN THĂM HÀ GIANG QUÊ TÔI - MINH TIẾN
* Nhạc: TRỞ LẠI PHÚ XUÂN – Nhạc: TRẦN VĂN TƯƠNG & Thơ: TRẦN CHI
- PHÚ XUÂN – NHỮNG Ô NGĂN TRONG KÝ ỨC CỦA TÔI - PHẠM PHÚ PHONG
* Truyện ngắn: KHI HỌ HÔN NHAU MƯA BẮT ĐẦU RƠI TRÊN MẶT SÔNG - NGUYỄN ĐỨC TÙNG
* Truyện ngắn: BÍ SỬ MỘT DÒNG ĐỜI - HỒ TRẦN
*Thơ: PHẠM QUYÊN CHI * TRƯƠNG ĐÌNH PHƯỢNG ĐỖ THÀNH ĐỒNG * HẠ NHIÊN THẢO * NGÔ HOÀNG ANH * NGUYỄN TÂN DÂN
*Chuyện ít ai biết: CON ĐƯỜNG ÂM HỒN - NGUYỄN THƯỢNG HIỀN
- NÓI VỀ HOA TẦM GỬI - HOÀNG PHỦ NGỌC PHAN
- NHỚ VỀ ANH TRẦN QUANG LONG - TRẦN THỊ KIÊN TRINH
- BÀI VIẾT CUỐI CÙNG CỦA HỌA SĨ LÊ BÁ ĐẢNG - LÊ BÁ ĐẢNG
- HẤP HÔN TÔN NỮ- TRẦN KIÊM ĐOÀN
- VÀ NƠI ĐÂY HOÀNG HÔN YÊN TĨNH - NGUYÊN HƯƠNG
- “HỘI NGỘ” – BẢN GIAO HƯỞNG ĐA THANH CủA MỸ THUẬT HUẾ - PHẠM TẤN XUÂN CAO
*coffee.com: THỂ PHÁCH CHO NHỮNG HÀNH TRÌNH - LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
-NỬA THẾ KỶ SUỐI TRINH NGUYÊN HƯ ẢO - LÊ TỪ HIỂN
- BORGES CÓ PHẢI LÀ NHÀ VĂN ĐÌNH ĐÁM NHẤT THẾ KỶ XX? - JANE CIABATTARI (Tuệ Đan dịch)
- VĂN XUÔI LÊ THANH KỲ NHÌN TỪ PHÊ BÌNH SINH THÁI - MỘC MIÊN
*Tác phẩm TĨNH LẶNG - Ảnh TÔN NỮ NGỌC MAI
* Tác phẩm TỎA SÁNG - Ảnh KHOA HUY...
* Bìa 1: RUỘT HUẾ (Sơn dầu) của họa sĩ VÕ THÀNH THÂN - tác phẩm đạt giải Ba tại Festival Mỹ thuật trẻ 2017 do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
Ban Biên Tập
Sáng 15/5, tại Đại học Khoa học Huế, Ban Nhà văn Trẻ - Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp cùng Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Khoa Ngữ Văn trường Đại học Khoa học Huế tổ chức tọa đàm về chủ đề “Văn học và Lịch sử” để nhìn nhận, đánh giá thành tựu và hạn chế của đề tài lịch sử trong văn học Việt Nam.
Tháng 5 về luôn khiến chúng ta nhớ đến Người với tấm lòng nhân ái bao dung với người dân Việt Nam và hướng đến những người còn bị áp bức và bị tước nhân quyền trên thế giới. Bài viết “Bao la nhân ái một con người” mở đầu cho Sông Hương số này sẽ làm bật lên Tư tưởng Nhân văn của Bác Hồ - là ánh dương soi sáng suốt cuộc trường chinh kháng chiến đến ngày thắng lợi, cả hôm nay và mai sau; bởi suy cho cùng ở mọi thời đại, chỉ khi tư tưởng nhân văn của những vị lãnh đạo phát sáng chiếu soi lên mọi hành động, vận nước mới thật bình an.
Sáng ngày 26/4, Sở Văn hóa và Thể thao đã tổ chức lễ khánh thành Nhà trưng bày tác phẩm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị.
Trung tâm nghệ thuật Điềm Phùng tại số 17 Lê Lợi nằm ngay trung tâm thành phố Huế, bên cầu Tràng tiền và dòng sông Hương thơ mộng.
Sáng ngày 21/4, tại Công viên Lý Tự Trọng, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức lễ khai mạc Ngày sách Việt Nam.
Tối ngày 04/4, Đại học Huế phối hợp với Đại sứ quán Áo tổ chức chương trình “Franz Kafka Festival” trình diễn các tác phẩm của Franz Kafka - nhà văn nổi tiếng của Áo đầu thế kỷ XX diễn ra tại trường Đại học Y Dược Huế,
“Chiến tranh nói gì? Ngày em vác cả mùa xuân ra trận/ Những đôi chân không ngủ khoác vị mặn thời gian…”. Hồi ức về chặng đời phủ khói súng đạn bom vẫn còn trong vắt nơi trí nhớ của những người từng đi qua vùng hoa dại cháy rực trên dãy Trường Sơn. Những dòng thơ đau đáu. Những trang văn như mạch nguồn được khơi từ miền khô khát, chảy trong nỗi niềm dích dắc của nhân vật và độc giả trong truyện ngắn Góc rừng ấm áp. Câu chuyện thật ấm áp giữa núi rừng, nơi trận địa đang chấp chới giữa sự sống và cái chết. Người vợ lên thăm chồng đã làm khó cánh lính tráng xa nhà, nhớ quê, nhớ nghĩa vợ chồng nơi heo hút. Nhưng rồi tình đồng đội đã được thắp lên làm sáng cả một góc rừng, xua đi bóng tối chiến tranh.
Chiều ngày 02/4, tại Viện Pháp tại Huế (1 Lê Hồng Phong) đã diễn ra triển lãm thực tế tăng cường với chủ đề “Hân hoan”.
Sông Hương số Đặc biệt đầu năm 2018, với những bài rất đáng quan tâm, vừa như lật tìm những vỉa tầng mới mẻ trong thi phẩm xưa (Địa danh trong thơ chữ Hán Nguyễn Du), vừa là góc suy tư về vấn đề thời sự ẩn kín trong những dòng văn khắc khoải (truyện ngắn Khói).
Chiều ngày 26/3, tại phòng triển lãm trường ĐH Nghệ thuật Huế (10 Tô Ngọc Vân) Hội Mỹ thuật phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT, Chi Hội Mỹ thuật Việt Nam tại TT Huế, trường ĐH Nghệ thuật Huế đã tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Mỹ thuật Trẻ” lần III năm 2018.
Sáng 17/3, Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải qua đời tại nhà riêng ở huyện Củ Chi, TP HCM, hưởng thọ 85 tuổi.
Sáng ngày 11/3, tại thành phố Huế, Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm Việt Nam, Họ Đặng Việt Nam và Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo “Danh nhân Đặng Huy Trứ - Người khai lập ngành nhiếp ảnh Việt Nam. Hội thảo diễn ra nhân kỷ niệm 65 năm ngày Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2018).
Chiều ngày 10/3/2018, tại ngôi nhà thờ họ Đặng thuộc làng Thanh Lương, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, thành phố Huế, Hội NSNAVN phối hợp cùng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm Việt Nam (Bộ VHTTDL), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội đồng Họ Đặng Việt Nam và Họ Đặng làng Thanh Lương, Hương Xuân, Hương Trà, Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ Dâng hương tưởng niệm Danh nhân Văn hóa Đặng Huy Trứ.
Tháng ba hơi xuân còn nồng. Những cánh đồng hoa mênh mang và trên những đồi hoang vẫn rực sắc màu ngỡ như mùa xuân mới chỉ bắt đầu. Ra xuân cũng là lúc trời đất giao hòa thanh khiết, quãng thời gian nảy nở của lộc chồi ý tưởng sáng tạo, cũng là tháng đậm đầy tính nữ. Đó là điều mà bạn đọc sẽ cảm nhận ở Sông Hương số này.
THÁI KIM LAN
“Tết” đối với tôi hồi trẻ thơ hình như luôn gắn liền với chữ “mới”. “Năm mới”, như bà tôi thường bảo khi tháng chạp đã nghiêng, ánh nắng pha màu trăng lấp ló bên kia sông, kéo lên đỉnh núi Kim Phụng từ đồi Hà Khê. Ấy là lúc nắng “mới” lên, sau mấy tháng mưa dầm lê thê. Một buổi sớm mai còn ngái ngủ trong mùng, nghe bà nói vọng sang bên gian chái phía tây, dặn dò mấy bác sửa soạn lá dong, lá chuối, đong nếp, chuẩn bị mứt món đón Tết, mừng năm mới.
Vào lúc 9h00, ngày 8/2, tức 23 tháng Chạp năm Đinh Dậu, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức nghi lễ tái hiện lại sự kiện Thướng tiêu (tục gọi, dựng cây nêu) tại Thế Miếu, Đại Nội Huế.
Mới đây, vào ngày 31/1/2018 sau phẫu thuật lần 1, nhà thơ Nguyễn Miên Thảo tiếp tục phải nhập viện lần thứ 2 tại Khoa Xương Khớp - bệnh viện Thống Nhất do nguyên nhân căn bệnh gút đã biến chứng nặng và vết thương trong lần phẫu thuật đầu tiên đã tái phát lại.
Bài viết mở đầu cho số báo Tết “Nhớ mùa xuân năm ấy” là góc suy tưởng nhân văn khơi gợi lòng tri ân với những cống hiến của lớp người mở lối cho hòa bình: “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân - 1968 đã để lại cho các thế hệ hôm nay và mai sau niềm tự hào sâu sắc”. Đây cũng là dịp chúng ta ngẫm lại những bài thơ chúc Tết hào sảng của Bác Hồ, vang lên trong thời khắc cần hơn cả một sự hối thúc giành lại mùa xuân cho đất nước.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân - 1968 ở Huế đi vào lịch sử dân tộc như bản anh hùng ca. Cuộc Tổng tiến công mở ra một bước ngoặt chiến lược, có ý nghĩa quyết định trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nhân kỷ niệm 50 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân - 1968, Sông Hương giới thiệu những trang viết ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng, đó vừa là những hồi ức khó quên, vừa góp thêm những tư liệu mới để hiểu sâu hơn về thế trận nhân dân.
Dòng chảy văn học nghệ thuật trên Sông Hương đang trôi qua một vòng với 12 số báo thường kỳ và 4 số đặc biệt. Một năm với nhiều dấu ấn trong dòng chảy văn hóa Huế có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa - lịch sử của đất nước. Chính vì vậy Ban Biên tập hướng đến thực hiện theo chuyên đề với những bài viết của các nhà nghiên cứu cùng những tư liệu mới đã để lại dấu ấn đậm nét, là nguồn tham khảo cho độc giả về sau. Đó là: Chuyên đề 100 Nam Phong tạp chí, Chuyên đề Cụ Huỳnh Thúc Kháng và báo Tiếng Dân.
Nobel văn học 2017: Sự trở về với những nỗi niềm nhân bản. Những tác phẩm của tiểu thuyết gia Kazuo Ishiguro đã “khai mở vực sâu khôn cùng trong sự kết nối bằng cảm quan bồng bềnh của chúng ta với thế giới”. Sơ khảo giải Nobel văn học từ năm 2010 đến nay, phần nào cho thấy sự sống dậy của chủ nghĩa hiện đại, cũng là sự sống dậy của chủ nghĩa siêu hiện đại “sau mối hoài nghi kinh niên của hậu hiện đại về một tinh thần thời đại/siêu tự sự”. Đó đồng thời cũng là dòng chảy âm thầm và mãnh liệt của tính nhân bản - một yếu tố cốt tủy vĩnh hằng của nghệ thuật mà thời đại “văn minh” dường như đang làm tan loãng nhạt nhòa để tiếp sức cho sự lên ngôi của những giá trị vật chất phủ lên chiều tâm linh mầu diệu hun hút dự sẵn trong mỗi con người.