Đón đọc Sông Hương Đặc Biệt - Số 27 - tháng 12 – 2017

14:26 26/12/2017

Mảng sáng tác trong Số đặc biệt 27 kỳ này giới thiệu đến bạn đọc dòng thơ văn nhiều sinh khí, cảm hoài miên man về vùng đất Phú Xuân (huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) - xã kinh tế mới của bà con người Huế, gợi lại từng ngăn ô ký ức của những người con cố xứ từng sống, từng qua đây và lần trở lại lưu luyến khôn cùng. 

Sông Hương Số đặc biệt tháng 12 sẽ khép lại 4 số báo ra định kỳ theo quý trong mỗi năm. Một sự kiện nổi bật: Hình ảnh Bác Hồ hiện lên dưới góc nhìn nghệ thuật trong cuộc triển lãm tranh tượng với chủ đề “Bác Hồ của chúng ta” cuối tháng 11/2017 do Đảng ủy Trường Đại học Nghệ thuật Huế tổ chức đã tạo nên niềm rung cảm sâu sắc về vị lãnh tụ luôn toát lên vẻ bình dị; như một mẫu số chung về những bậc trí nhân tầm vóc thường để lại dấu ấn của sự thông suốt, hòa quyện triết lý cao siêu với đời sống.

Bên cạnh những hoạt động văn hóa mang tính lễ hội và gắn với những ngày lễ trọng, Ban Biên tập luôn dành nhiều tâm huyết gửi đến bạn đọc những tìm tòi khám phá về văn hóa Huế cũng như những giá trị nền tảng được nhìn dưới góc độ chuyên sâu. “Vai trò và vị thế của tộc Nguyễn Cửu đối với lịch sử, văn hóa xứ thần kinh” khảo cứu về một dòng tộc không chỉ là đại công thần của triều Nguyễn mà còn góp công lớn đối với lịch sử văn hóa của đất nước. “Con đường Âm Hồn” (hay còn gọi Ngã tư Âm Hồn/ ngã tư Mai Thúc Loan - Lê Thánh Tôn, năm 1957 đổi thành đường Nguyễn Hiệu, sau năm 1975 đổi thành Lê Thánh Tôn cho đến bây giờ); ngoài Miếu Âm Hồn, bước chậm qua con đường mang đậm dấu ấn lịch sử bi thương là những địa chỉ đỏ làm sáng lên một góc Huế xưa, như: Nhà lưu niệm di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khách sạn Bao Báp, Nhà của liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thùy Trâm, Lạc Viên, Tuyệt Tình Cốc, v.v. “Về một bài thơ còn sót lại của ông hoàng Thọ Xuân Vương - Nguyễn Phúc Miên Định” là nỗi lòng nhắn nhủ của bậc đế vương: “Chớ để cảnh xưa nên tàn tích;/ Chỉnh đốn, sửa sang tỏ tiền nhân”. Đặc biệt, nhân sự kiện nước ta đón nhận bằng UNESCO ghi danh “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại ngày 2/4/2017 (được công nhận ngày 1/12/2016), bài “Dòng họ bốn đời gắn bó với quần thể di sản Phủ Dày” viết về một gia đình cha truyền con nối quản lý, chăm lo hương khói đền Nguyệt Du Cung và tuyên truyền giáo lý Đạo Mẫu, giúp mọi người hướng đến tín hiệu tâm linh thuần khiết chiếu rọi vào miền tươi sáng trong sâu thẳm tâm thức con người.

Mảng sáng tác trong Số đặc biệt 27 kỳ này giới thiệu đến bạn đọc dòng thơ văn nhiều sinh khí, cảm hoài miên man về vùng đất Phú Xuân (huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) - xã kinh tế mới của bà con người Huế, gợi lại từng ngăn ô ký ức của những người con cố xứ từng sống, từng qua đây và lần trở lại lưu luyến khôn cùng.

 

Dưới đây là Mục Lục:

- MỘT GÓC NHÌN ĐẦY ẮP TÌNH CẢM VỀ BÁC HỒ - TRIỀU SƠN

- MŨI TÀU XANH CỦA HUẾ - PHƯỚC VĨNH

- VAI TRÒ VÀ VỊ THẾ CỦA TỘC NGUYỄN CỬU ĐỐI VỚI LỊCH SỬ, VĂN HÓA XỨ THẦN KINH - VÕ VINH QUANG

- DÒNG HỌ BỐN ĐỜI GẮN BÓ VỚI QUẦN THỂ DI SẢN PHỦ DÀY- PHẠM TRƯỜNG AN

*Chuyện mấy lối: TỤC CẮM KHEM - NGUYỄN DƯ

- VỀ MỘT BÀI THƠ CÒN SÓT LẠI CỦA ÔNG HOÀNG THỌ XUÂN VƯƠNG – NGUYỄN PHÚC MIÊN ĐỊNH - NGUYỄN VĂN CƯƠNG

* Thơ - “PHÍM SÔNG HƯƠNG NGÂN LÊN TỪ PHỐ NÚI”: NGUYÊN QUÂN * LÊ TẤN QUỲNH ĐỖ VĂN KHOÁI * NGÔ CÔNG TẤN * NGUYỄN THIỀN NGHI * TRẦN BÁ ĐẠI DƯƠNG PHẠM XUÂN PHỤNG * ĐẶNG VĂN SỬ * LÊ VIẾT XUÂN * NGÀN THƯƠNG

*Nhạc: MỜI BẠN ĐẾN THĂM HÀ GIANG QUÊ TÔI - MINH TIẾN

* Nhạc: TRỞ LẠI PHÚ XUÂN – Nhạc: TRẦN VĂN TƯƠNG & Thơ: TRẦN CHI

 

- PHÚ XUÂN – NHỮNG Ô NGĂN TRONG KÝ ỨC CỦA TÔI - PHẠM PHÚ PHONG

* Truyện ngắn: KHI HỌ HÔN NHAU MƯA BẮT ĐẦU RƠI TRÊN MẶT SÔNG - NGUYỄN ĐỨC TÙNG

* Truyện ngắn: BÍ SỬ MỘT DÒNG ĐỜI - HỒ TRẦN

 

*Thơ: PHẠM QUYÊN CHI * TRƯƠNG ĐÌNH PHƯỢNG ĐỖ THÀNH ĐỒNG * HẠ NHIÊN THẢO * NGÔ HOÀNG ANH * NGUYỄN TÂN DÂN

 

*Chuyện ít ai biết: CON ĐƯỜNG ÂM HỒN - NGUYỄN THƯỢNG HIỀN

 

- NÓI VỀ HOA TẦM GỬI - HOÀNG PHỦ NGỌC PHAN

- NHỚ VỀ ANH TRẦN QUANG LONG - TRẦN THỊ KIÊN TRINH

- BÀI VIẾT CUỐI CÙNG CỦA HỌA SĨ LÊ BÁ ĐẢNG - LÊ BÁ ĐẢNG

- HẤP HÔN TÔN NỮ-  TRẦN KIÊM ĐOÀN

- VÀ NƠI ĐÂY HOÀNG HÔN YÊN TĨNH - NGUYÊN HƯƠNG

- “HỘI NGỘ” – BẢN GIAO HƯỞNG ĐA THANH CủA MỸ THUẬT HUẾ - PHẠM TẤN XUÂN CAO

*coffee.com: THỂ PHÁCH CHO NHỮNG HÀNH TRÌNH - LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG

 

-NỬA THẾ KỶ SUỐI TRINH NGUYÊN HƯ ẢO - LÊ TỪ HIỂN

- BORGES CÓ PHẢI LÀ NHÀ VĂN ĐÌNH ĐÁM NHẤT THẾ KỶ XX? - JANE CIABATTARI (Tuệ Đan dịch)

- VĂN XUÔI LÊ THANH KỲ NHÌN TỪ PHÊ BÌNH SINH THÁI - MỘC MIÊN

 

*Tác phẩm TĨNH LẶNG - Ảnh  TÔN NỮ NGỌC MAI

* Tác phẩm TỎA SÁNG - Ảnh KHOA HUY...

* Bìa 1: RUỘT HUẾ (Sơn dầu) của họa sĩ VÕ THÀNH THÂN -  tác phẩm đạt giải Ba tại Festival Mỹ thuật trẻ 2017 do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
 

Ban Biên Tập 

 

 

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Chiều 17/4, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc trại sáng tác VHNT tại Nam Đông với chủ đề "Mùa xuân di sản văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số" năm 2021.

  • Chiều ngày 15/4, Việp Pháp tại Huế đã tổ chức buổi nói chuyện có chủ đề “Giao thoa văn hoá Pháp – Việt” và giới thiệu quyển sách “Hồi ký của một ông già Việt học”. 

  • Sáng 5/4, Quốc hội đã bầu đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  • Ông Vương Đình Huệ là Bí thư Thành ủy Hà Nội thứ hai được bầu làm Chủ tịch QH, sau Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

    Sáng 31.3, Quốc hội đã thông qua nghị quyết bầu ông Vương Đình Huệ làm Chủ tịch QH khóa XIV, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, với 100% đại biểu (473/473 có mặt) tán thành.

  • Với chủ đề Gặp gỡ Huế - “Hành trình xây đắp Giấc mơ Huế”, buổi gặp mặt giữa Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ với hơn 500 người tham dự là những người Huế xa quê và những người yêu Huế tại thành phố Hồ Chí Minh vào sáng nay (04/4) đã để lại cho những người tham gia chương trình nhiều cảm xúc với một tình yêu quê hương thiết tha, một mong muốn - khát khao cống hiến để xây dựng Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển, con người Huế được sống trong một xã hội bình an và hạnh phúc.

  • Nhân kỉ niệm 20 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (01/4/2001 – 01/4/2021), tại Gác Trịnh đã triển lãm hội họa “Trịnh và những âm ba” cùng đêm nhạc tưởng nhớ người nhạc sĩ tài hoa.

  • Sáng 20/03, tại Tịnh Trúc Gia (phường Thuỷ Xuân, TP Huế) đã diễn ra khai mạc triển lãm tranh Trúc Chỉ với chủ đề “Mưa xuân”. 

  • - Nhớ ngày giải phóng Huế 46 năm trước - Phạm Xuân Phụng

    - Bàn về văn hóa Huế - Nguyễn Khoa Điềm

     

     

  • Chiều 15/03, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Lễ khai trương không gian Tàng Thư Lâu và giới thiệu nguồn thư tịch của triều Nguyễn.

  • Nhân kỷ niệm 68 năm Ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (1953 – 2021) và 152 năm danh nhân Đặng Huy Trứ đưa nghề ảnh về Việt Nam (1869-2021), sáng 15/3, tại nhà thờ họ Đặng làng Thanh Lương (phường Hương Xuân, Hương Trà, Thừa Thiên Huế), Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Liên hiệp các Hội VHNT đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng tưởng nhớ ông tổ nghề Nhiếp ảnh Đặng Huy Trứ. 

  • Nhân kỷ niệm 68 năm ngày truyền thống nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2021) và 152 năm Danh nhân Đặng Huy Trứ đưa nghề ảnh về Việt Nam (1869 - 2021). Chiều 14/3 tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tại Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc  triển lãm ảnh nghệ thuật “Thừa Thiên Huế trong tôi” .

  • Tại cuộc họp với Trường THPT Hai Bà Trưng về giáo dục kỹ năng sống trong trường học, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã chỉ đạo việc phục hồi môn nữ công gia chánh cho học sinh THPT nhằm giáo dục kỹ năng sống, giữ gìn nét đẹp văn hóa ẩm thực Huế.

  • Sông Hương xin đăng toàn văn Hướng dẫn số 01/BTCGBCHT về việc Tuyển chọn tác phẩm báo chí xuất sắc Dự Giải Báo chí Hải Triều lần thứ II – Năm 2021 ngày 20 tháng 02 năm 2021 của Ban Tổ chức Giải Báo chí Hải Triều.

  • Sáng 18/02,  tại Khu di tích Lịch sử Chín Hầm thuộc địa phận phường An Tây, thành phố Huế , tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Tân Sửu 2021. Đến dự có Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu; Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Quốc Đoàn; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phan Ngọc Thọ; các ông bà trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh; Lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể.

  • Nhân dịp năm mới 2021 và chào xuân Tân Sửu, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TT Huế, Hội Mỹ thuật và Tạp chí Sông Hương đã phối hợp tổ chức trưng bày phòng tranh “Mừng Xuân Tân Sửu 2021” tại Tạp chí Sông Hương.

  • Sáng 04/02 (23 tháng Chạp năm Canh Tý), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức tái hiện nghi lễ dựng nêu (thướng tiêu) tại Hiển Lâm Các – Thế Miếu, Triệu Tổ Miếu (thuộc Đại Nội Huế) và Điện Long An (Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).

  • Chiều ngày 03/2/2021; Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Nhóm Họa sĩ trẻ Huế tổ chức trưng bày triển lãm chủ đề “Chào Tân Sửu 2021” tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế - Trung tâm Nghệ thuật Lê Đá Đảng.

  • Chiều 3/2 tại trụ sở Hội Nhà báo tỉnh đã diễn ra buổi khai mạc Hội Báo xuân Tân Sửu 2021.