Đọc thơ Ngàn Thương

15:38 29/08/2008
TRẦN THUỲ MAIThơ Ngàn Thương bàng bạc một nỗi quan hoài. Trong thơ anh, ta luôn gặp một vẻ quyến luyến ngậm ngùi, đúng như ấn tượng từ cái bút danh của tác giả: Ngàn Thương.

Khói chiều lam, khói chiều lam/ Ngỡ hồn hoá khói, nhẹ tan giữa đời. Từ những câu thơ đẹp, mong manh như khói, nhẹ nhàng như nét bút trong tranh thuỷ mặc, là nỗi ám ảnh khôn nguôi về những gì đã mất.
Có thể là một người bạn đã khuất: Hữu duyên mà vô ngộ/ Chợt đứt gánh nửa chừng/ Chỉ còn thơ sống mãi/ Suốt một đời bao dung...
Có thể là một người yêu đã xa: Đã bao mùa cách biệt/ Ngồi nhớ lại tình xưa/ Người đi sao không hẹn/ Để hồn tôi ướt mưa...
Có thể là chính tôi của ngày hôm qua: Vẽ tôi lên giấy trắng tinh/ Một khuôn mặt - Kẻ thất tình bao năm...
Có thể là một điều gì đó miên man vô cùng, như những cảnh đời phù du mà dư âm còn dội lại trong ký ức: Chợt nghe trời đất giao hòa/ Nghe người thầm khóc. Nghe ta nực cười/ Nghe tuồng thiên hạ diễn chơi/ Nghe âm trống đánh. Nghe lời vỗ tay...
Nỗi cảm hoài trước những biển dâu của đời người không làm thơ anh mất đi vẻ ngọt ngào đôn hậu. Tình người và đạo tâm là hai nguồn sáng êm đềm luôn rọi vào trong từng câu chữ, khiến nỗi hoài nhớ cuộc đời không chua xót sầu thương, mà luôn được hát lên trong tình yêu và niềm tin:
Biết đời là cuộc vô thường
Sao tim hòa nhịp vui buồn thế gian
Bỗng nghe ai rót cung đàn
Rót vào ta giọt bình an cõi người...
Như cảm nhận được sự mong manh của kiếp người, Ngàn Thương luôn nâng niu những gì còn giữ được trong cuộc sống. Mỗi dòng thơ vì thế cũng như một ngọn nến giữa bóng chiều, với ngọn lửa khiêm nhường nhưng tận tụy sẵn lòng góp ánh sáng trong đêm.
T.T.M

(nguồn: TCSH số 162 - 08 - 2002)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LÊ THỊ ĐỨC HẠNH

    Mộng Sơn là một trong số hiếm hoi những nhà văn nữ xuất hiện từ trước Cách mạng tháng Tám, sau này vẫn tiếp tục bền bỉ đóng góp cho nền văn học mới bằng những tác phẩm vừa phải, khiêm tốn, biểu lộ một tình cảm chân thành, một tấm lòng nhân ái.

     

  • NGUYỄN THANH TRUYỀN

    Ấn tượng của tôi về Nguyên Hào bắt đầu từ một đêm thơ gần 20 năm trước. Lần đầu tiên đọc thơ trước đám đông, dáng vẻ vừa bối rối vừa tự tin, anh diễn giải và đọc bài “Rượu thuốc”: “Ngâm ly rượu trong/ Thành ly rượu đục/ Đắng tan vào lòng/ Ngọt trong lời chúc”.

  • PHẠM XUÂN DŨNG  

    (Đọc tập sách “Bên sông Ô Lâu” của tác giả Phi Tân, Nxb. Lao Động, 2021)

  • PHẠM PHÚ PHONG   

    Nguyên Du là sinh viên khóa 5 (1981 - 1985) khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Huế (nay là Đại học Khoa học).

  • PHONG LÊ    

    Thanh Tịnh (12/12/1911 - 17/7/1988), trước hết là một nhà Thơ mới, tác giả tập thơ Hận chiến trường (1936) với hai bài Mòn mỏi Tơ trời với tơ lòng được Hoài Thanh chọn đưa vào Thi nhân Việt Nam cùng với lời bình.

  • LÊ HỒ QUANG   

    Dưới “áp lực” của tiêu đề, khi đọc Thỏa thuận, gần như ngay lập tức, trong óc tôi nảy sinh hàng loạt câu hỏi: Thỏa thuận nói về cái gì?

  • VÕ QUÊ    

    Từ trước đến nay chúng tôi chỉ được đọc và trân quý thơ văn của nhà thơ Lê Quốc Hán qua những bài viết đăng trên các tạp chí, trên mạng thông tin, báo điện tử mà chưa được trực tiếp cầm trên tay một cuốn sách nào của ông.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ    

    (Đọc “Phùng Quán & Tôi” của Xuân Đài, Nxb. Phụ nữ Việt Nam, 2020) 

  • HỒ THẾ HÀ   

    Hồng Nhu xuất phát nghiệp bút của mình bằng văn xuôi. Văn xuôi gắn bó với đời như một duyên mệnh.

  • YẾN THANH  

    Rất nhiều nhà văn thành danh hiện nay, sau những thành công trên trường văn trận bút, đột nhiên họ làm bạn đọc bất ngờ bằng cách chuyển hướng sang viết cho thiếu nhi, như trường hợp của Nguyễn Lãm Thắng, Nguyễn Đình Tú, Phong Điệp, Dương Thụy, Nguyễn Thế Hoàng Linh, Đỗ Bích Thúy…

  • ĐỖ THU THỦY  

    1.
    Trường ca Ngang qua bình minh là ấn phẩm thứ ba của nhà thơ Lữ Mai, sau hai tập tản văn và ký sự: Nơi đầu sóng, Mắt trùng khơi viết về đề tài biển đảo.

  • NGƯỜI THỰC HIỆN:

    Lê Thị Mây là một cô gái cực kỳ ít nói. Nhà thơ chi thích lặng lẽ nhìn, lặng lẽ nghe, lặng lẽ suy ngẫm... Và nếu như phải nói gì trước đám đông thì đó là một "cực hình" - Kể cả đọc thơ mình - Mây vẫn như vậy.

  • NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG     

    Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu nhất của nhà thơ Quang Dũng (1921 - 1988).

  • LÊ NGUYỄN LƯU

    Trong nền văn học đời Đường, thơ ca có một vị trí đặc biệt, trội hơn cả phú đời Hán, từ đời Tống, khúc đời Minh...

     

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ  

    (Đọc “Miền quê thơ ấu” - Hồi ký của Thanh Tùng, Nxb. Thuận Hóa, 2020) 

  • VÕ QUÊ   

    Cố đô Huế - Dấu ấn thời gian” là công trình nghiên cứu thứ ba của nhà nghiên cứu văn hóa Hồ Vĩnh do Nhà xuất bản Đại học Huế cấp giấy phép, tiếp theo 2 ấn bản “Dấu tích văn hóa thời Nguyễn” (in năm 1996 và 2 lần tái bản có bổ sung năm 1998, 2000); “Giữ hồn cho Huế” (2006).

  • PHONG LÊ

    Anh "nhà quê" "chơi trèo" thành phố, với những thất bại và bi kịch khó tránh của nó. Mối quan hệ so le, bất bình đẳng giữa nông thôn và thành thị...


  • KỶ NIỆM 35 HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM (1957-1992) - 60 NĂM PHONG TRÀO THƠ MỚI (1932-1992)

  • NGÔ MINH

    + Cái đêm thẳm khuya Cửa Tùng gió ấy, tôi ngồi với Nguyễn Khắc Thạch bên này bờ sông, bên này chai rượu Huế, bên này mũi Si và bên này những nén nhang lập lòe như hồn ma nơi xóm Cửa!