Nhà thơ Xuân Hoàng - Ảnh: vietbao.vn
Hai câu mở và hai câu kết trong bài thơ “Sông Cầu” của Xuân Hoàng, trong chừng mực nhất định, đã bộc lộ cách viết của nhà thơ trong khá nhiều bài thơ trong tập. Quả thật là thi sĩ không nên lập lại người khác và lập lại chính mình; nhưng cũng quả thật là thi sĩ hoàn toàn có quyền viết về những đề tài cũ, một khi trong cái khuôn khổ cũ ấy có xuất hiện cái mới, cái riêng của hồn thơ thi sĩ. Cho nên, trong bài “Sông Cầu”, những câu thơ như thế này vẫn được người đọc ghi nhận: “Thị xã đẹp như một lời tiễn biệt … Người ra đi thường mang gió mười phương Tình ở lại như một giàn thiên lý”. Nhưng nhiều câu khác của bài thơ, người đọc không phản đối lắm nếu nhà thơ “đừng nói”, nhất là những câu như thế này: “Thị xã trắng đứng trong trưa lặng lẽ” Tôi đã có nhiều dịp đến thị trấn sông Cầu, màu cát trắng, màu ánh sáng trưa hè đã hẳn là có, nhưng bát ngát những hàng dừa lá khua xào xạc vì gió biển ào ạt đã để lại trong tâm trí tôi hình ảnh không phai mờ về một thị xã xanh hơn là một thị xã trắng. Trong tập thơ, Xuân Hoàng đã viết về một số vùng đất quen thuộc đối với mình, ở các bài: Khúc hát về một vùng quê chiến trường, Miền Trung, Nắng miền Trung, Một chiều Đồng Hới, Bài thơ thu tặng công trường, Trên đồi Quảng Tế, Chơi núi, Mưa Huế, Ghi ở Thành Vinh, Hoa dâm bụt trong sàn nhà Bác, Mai. Trong bộn bề những tứ thơ, ý thơ không mới, không riêng của những bài này, tôi đã chắt lọc được cái mới, cái riêng của hồn thơ Xuân Hoàng biểu hiện ở những câu thơ này: “Sân nhà tôi có mấy gốc tường vi Hoa cứ nở rực hồng như đám bướm Gió bấc thổi, hoa rập rờn cánh thắm Như những niềm vui vương vấn hương Và rất say là lá sắn sau vườn Cứ lấp loáng một màu xanh thật sáng” (Nắng miền Trung) “Ý nghĩ bỗng tìm mây trắng bay Ba mươi năm nữa, cũng nơi này Đồi thông Quảng Tế còn xanh thế Không phải là tôi sẽ đến đây! Tuổi trẻ như thông tiếp tiếp chồi Ba mươi năm nữa, đến đây chơi Có người bạn đọc nghe thông hát Nhẩm lại lời thơ sẽ gặp tôi” (Trên đồi Quảng Tế) “Mưa Huế thêm đằm hương ngọc lan Núi xa thêm dịu nét mơ màng Sông gần thêm mát mùi hương xạ Thêm ấm cồn ngô sắc đậu vàng. … Ôi, giữa chiều mưa Huế vấn vương Nghe hương thu mới thoảng trong vườn Không dưng thương một chiều mưa cũ Rung lá xoài xanh ướt mặt đường” (Mưa Huế) “Vàng một nhành mai. Cơn gió thổi Hoa rơi hoa đậu thảng vô tình Chỉ riêng người ngắm hoa xao động Thương bước thời gian bước một mình” (Mai) Đi dọc những nẻo đường đất nước, Xuân Hoàng có thơ về những vùng đất đối với anh không quen thuộc như dải đất Bình Trị Thiên. Anh viết “Về một mùa gió thổi”, “Một sáng Cà Mau”, về “Đêm Tây Ninh”, về “Tiếng tắc kè trong đêm Sài Gòn”; anh viết thơ “Tặng đảo dừa”, ghi tại một thoáng xôn xao nhỏ ở “Phố Suối” Krông-pha; anh viết thơ ở “Phan Thiết” “Sông Cầu”, “Nga Sơn”, “Trà Cổ”, và có cả chùm thơ nhỏ về Lào. Giữa mùa gió thổi, dừng chân ở một miền đất, hồn thơ Xuân Hoàng cùng một lúc cảm nhận được “Cái nắng ngọt vừa vàng, vừa sáng” Nam Bộ, “Lá sầu rơi trên vỉa hè bổi hổi” Hà Nội, “Hoa dại vàng tung cánh giữa vườn xưa” Huế, “nắng và rét hòa nhau trong sắc mạ” Phan Thiết, và “Đào Lạng Sơn hồng như má trẻ thơ”. Trong đêm Sài Gòn, hồn thơ Xuân Hoàng cảm nghĩ về tiếng tắc kè quen thuộc của rừng núi. Tứ thơ mới của “Về một mùa gió thổi” và “Tiếng tắc kè trong đêm Sài Gòn” là một nguyên nhân quan trọng giúp hai bài thơ này để được ấn tượng tâm trí người đọc. Xuân Hoàng cũng có những ý thơ mới, riêng nữa: “Thị xã quây quần như một chùm thơ” (Một sáng Cà Mau) “Tây Ninh đường đêm trăng dòm nghiêng Dừa vương mùi nhang trong vườn êm Đều đều vó ngựa đi chầm chậm Hương mía hình như ai bỏ quên” (Đêm Tây Ninh) “Bỗng nhớ bâng khuâng một nét Lào Dáng chùa một nét. Nét tay chao Đường thêu một nét bay như sóng, Một nét làn mi khẽ cúi chào” (Nét Lào) Tôi đã đọc nhiều lần để chọn và trích dẫn được những câu thơ trên của Xuân Hoàng trong “Về một mùa gió thổi”. Những câu thơ như thế cho thấy được cái mới, cái riêng của hồn thơ Xuân Hoàng trong tập thơ này. Làm công việc ấy, tôi không có ý định lấy cái mới, cái riêng làm tiêu chuẩn duy nhất phân định thơ hay. Tôi muốn chỉ ra cái mạnh chủ yếu của hồn thơ Xuân Hoàng trong tập thơ này. Tôi ghi nhận tấm lòng yêu thương, trân trọng cuộc đời của Xuân Hoàng trong cả những vần thơ không trích dẫn. Tuy không phải là tất cả, nhưng trong phần lớn những vần thơ ấy, hồn thơ Xuân Hoàng nhòa lẫn với những hồn thơ khác, nhòa lẫn với chính cả hồn thơ mình trong những tập thơ trước. Đó là những vần thơ chưa xôn xao lòng người đọc. Huế, 3-1984 K.P (7/6-84) ------------------ (*) Tập thơ của Xuân Hoàng - NXB Tác phẩm Mới, Hà Nội 1983. |
MAI VĂN HOAN
Trần Nhân Tông sinh năm 1258, lên ngôi năm 1279. Vừa mới lên ngôi, chàng trai 21 tuổi đã phải đối mặt với âm mưu thôn tính nước ta lần thứ hai của giặc Nguyên Mông.
ĐOÀN TRỌNG HUY
Trong nhiều tư cách, lãnh tụ Hồ Chí Minh còn được vinh danh là một triết gia. Hơn thế nữa, là “triết gia vĩ đại” như đánh giá của một học giả nước ngoài qua Hội thảo Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay vào tháng 5/2010.
TRÀNG DƯƠNG
(Ðọc Phù Hoa, truyện thơ Văn Cát Tiên - Nxb Văn Học, 2011)
NGUYÊN SA(*)
Từ những ngày còn theo học triết lý tại đại học Sorbonne tôi đã mơ hồ nghĩ mỗi dân tộc bao giờ cũng có một nền triết học riêng. Bởi vì, triết học, trên mọi bình diện nào đó, rút lại, chính là ý thức được hệ thống hóa và thuần túy hóa, là một tổng hợp nhân sinh quan và vũ trụ quan.
Có lẽ nếu không có bài thơ "Đây thôn Vỹ Giạ" thì vùng đất xinh xắn kia cũng không nhiều tao nhân mặc khách ghé thăm đến vậy. Nhắc đến bài thơ này người ta sẽ nhớ ngay đến một mối tình điển hình cho sự nuối tiếc bâng khuâng và dường như nó là phông nền của cái đẹp. Bây giờ người thiếu nữ áo trắng xưa vẫn được sương khói của thôn Vỹ giăng phủ khiến bài thơ bản mệnh của Hàn thi sĩ vẫn miên man trong tâm thức của nhiều thế hệ yêu thơ.
LÊ THÍ
Trong một bài trả lời phỏng vấn, Đặng Tiến cho biết: “Tôi sinh 1940 tại xã Hòa Tiến, thành phố Đà Nẵng. Năm 1960, vào Sài Gòn học Đại học Văn Khoa, 1963 ra trường, đi dạy tại trường cấp 3 A.Yersin. Từ 1968, tôi về Pháp, học thêm ở Đại học Paris và bắt đầu công việc dạy Pháp văn cho một trường cấp 3 ở Orléans (cách Paris 100km). Cùng với Giáo sư Tạ Trọng Hiệp, tôi lập ra Ban Việt học tại ĐH Paris 7, giảng dạy ở đây từ 1969 - 2005”.
LẠI NGUYÊN ÂN
Bạn đọc ngày nay đều biết bài thơ Huế tháng Tám nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, bài thơ được in trong tập Từ ấy và cho đến nay đã có mặt ở hầu hết các tuyển tập thơ Tố Hữu, đã đi vào sách giáo khoa của nhà trường phổ thông.
NGÔ THẢO
(Từ kỷ niệm của một nhà văn)
Trong đời mỗi người, thường vẫn có một nhà văn, mà ta thường tìm tới đọc lại vào những lúc cuộc sống chung hoặc riêng gặp những chuyện cần suy nghĩ.
PHẠM PHÚ PHONG
Mỗi tác phẩm đều là một sự thể nghiệm của nhà văn. Tất cả những tư tưởng, tình cảm và con người đều in dấu vào trang sách, hắt sáng lên những trang đời mới mẻ.
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
MAI VĂN HOAN
Tháng 6 năm 1995, khi gửi tập “Thơ Phùng Quán” vào Huế tặng nữ nhà văn Hà Khánh Linh, chị Bội Trâm - vợ nhà thơ Phùng Quán, ghi: “Thân tặng Hà Khánh Linh, người đã một thời khơi nguồn cảm hứng cho anh Quán làm thơ”.
Trong khi một số người viết mới xuất hiện hoặc không thuộc dòng “chủ lưu” cần được có những diễn đàn để có thể công bố tác phẩm, đối thoại, trao đổi một cách bình đẳng những vấn đề trực diện về nội dung và sáng tạo, thì điều này gần như là chuyện quá xa vời. Những gì được phổ cập trên mặt báo, sách xuất bản hiện thời quá thiếu tinh thần cống hiến, thiếu những tìm tòi nghiêm túc về nghề nghiệp và tri thức.
TRƯƠNG THỊ CÚC - NGUYỄN XUÂN HOA Năm 1885 được đánh dấu bằng một sự kiện lịch sử quan trọng: đêm mồng 4, rạng ngày mồng 5-7-1885 Tôn Thất Thuyết và nhóm chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn đã tiến công vào sào huyệt của thực dân Pháp tại kinh thành Huế, dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Cần Vương, một giai đoạn quan trọng trong lịch sử chống thực dân Pháp.
TRẦN THỊ NGỌC LAN Nhà xuất bản Văn học(Đọc tập truyện ngắn Chưa đủ để gọi là khoảnh khắc của Lê Minh Phong - NXB Văn học, 12 - 2011)
LGT: Lần đầu tiên khi tiếp cận với thể thơ Hài cú (Haiku) của Nhật Bản, R. M. Rilke (1875 - 1926) đã lập tức bị lôi cuốn vì vẻ đẹp dung dị và thuần khiết của thể thơ nhỏ bé, ngắn ngủi, ít lời nhất trên trường văn chương quốc tế.
BÙI VĂN KHA (Đọc Máy bay đang bay và những bài thơ khác - Thơ Nguyễn Hoa - Nxb Hội Nhà văn, 2011)
NGUYỄN KHẮC PHÊ (Đọc Rễ bèo chân sóng, hồi ký của Vũ Bão, Nxb Hà Nội, 2011)
Nhân 100 năm ngày sinh nhà văn Thanh Tịnh (12/12/1911-2011) và 70 năm ra đời “tôi đi học”
TÔN THẤT BÌNH "Biến động" là tập đầu trong bốn tập kể lại "một giai đoạn đấu tranh của nhân dân ta trước biến động của lịch sử khi giặc Pháp sang xâm lược nước ta, khi vua quan nhà Nguyễn đầu hàng giặc Pháp, chăm lo cuộc sống riêng mình" (Lời Nhà xuất bản. tr.5).
BỬU NAM Tên nhà thơ không còn xa lạ gì với bạn đọc Sông Hương. Có thể nói hình như Tạp chí Sông Hương là mảnh đất thích hợp gieo trồng những tìm tòi nghệ thuật mới của anh.