Đêm thơ “Huế và Lưu Trọng Lư”

15:11 25/08/2011
SHO - Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh và 20 năm ngày mất của nhà thơ Lưu Trọng Lư, tối ngày 24/8, tại Café sách Phương Nam, Huế đã diễn ra đêm thơ “Huế và Lưu Trọng Lư”.

Đêm thơ do Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế, gia đình cố nhà thơ Lưu Trọng Lư phối hợp với Công ty Văn hóa Phương Nam thực hiện.

Nhà thơ Lưu Trọng Lư sinh ngày 19/6/1911, tại làng Cao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ông là một trong những người tiên phong khởi xướng và cổ vũ cho phong trào Thơ mới vào năm 1932 và chủ trương Ngân Sơn tùng thư ở Huế vào năm 1933- 1934, đến năm 1941 ông đã được Hoài Thanh, Hoài Chân giới thiệu trong hợp tuyển Thơ mới Thi nhân Việt Nam. Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia Văn hóa cứu quốc ở Huế và tham gia hoạt động tuyên truyền, văn nghệ ở Bình Trị Thiên, Liên khu IV trong những năm khánh chiến chống Pháp. Đến sau năm 1954, ông công tác ở Bộ Văn hóa và làm Tổng Thư ký Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, và vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 1957. Ông mất ngày 10/8/1991 tại Hà Nội.

Họa sĩ Đặng Mậu Tựu - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phát biểu khai mạc đêm thơ và tặng hoa cho gia đình cố nhà thơ Lưu Trọng Lư


Lưu Trọng Lư là một người nghệ sĩ đa tài, ông là một nhà thơ, nhà viết kịch, tiểu thuyết gia đã có nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà trên nhiều lĩnh vực như thơ, văn xuôi, sân khấu cùng với các tác phẩm nổi tiếng, tiêu biểu như: Về thơ có tác phẩm Tiếng thu (1939), Tỏa sáng đôi bờ (1959), Người con gái sông Gianh (1966), Từ đất này (1971); Văn xuôi có Người sơn nhân (1933), Chiếc cáng xanh (1941), Khói lam chiều (194l), Mùa thu lớn (1978), Nửa đêm sực tỉnh (1989); Và Sân khấu có Nữ diễn viên miền Nam, Cây thanh trà (cải lương), Xuân Vỹ Dạ, Anh Trỗi (kịch nói), Hồng Gấm, tuổi hai mươi (kịch thơ,1973). Năm 2000, ông đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.


Tại đêm thơ, công chúng yêu thơ xứ Huế đã được thưởng thức các bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Lưu Trọng Lư như: Tiếng thu, Khi thu rụng lá, Nắng mới, Một mùa đông, Thú đau thương, Thơ sầu rụng, Ngò cải đơm hoa, Đi giữa vườn Nhân... qua giọng ngâm của các nghệ sĩ Ý Nhi, Kim Tuyến, Phi Tuấn...


Đặc biệt, trong đêm thơ, những người yêu thơ và yêu mến nhà thơ Lưu Trọng Lư đã có dịp gặp gỡ, nghe nhà báo Lưu Trọng Văn - con trai của cố nhà thơ Lưu Trọng Lư kể về cuộc đời cũng như hoàn cảnh ra đời các bài thơ của ông.

Nhà báo Lưu Trọng Văn kể về cuộc đời cũng như
hoàn cảnh ra đời các bài thơ của nhà thơ Lưu Trọng Lư


Tại đây, nhà báo Lưu Trọng Văn đã giới thiệu tác phẩm
Lưu Trọng Lư - tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết” do nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, Hoàng Minh sưu tầm và tác phẩm “Bài ca tình tự” gồm những bài thơ chưa được công bố của nhà thơ. Cũng tại đây, ông Lưu Trọng Bình đã thay mặt gia đình tặng hai tác phẩm mới xuất bản của nhà thơ Lưu Trọng Lư cho Liên hiệp các Hội VHNT và Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế.

Ông Lưu Trọng Bình thay mặt gia đình tặng tác phẩm mới xuất bản của nhà thơ Lưu Trọng Lư cho Liên hiệp các Hội VHNT và Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế


Đêm thơ đã diễn ra trong không khí ấm cúng bên dòng sông Hương thơ mộng của Cố đô Huế, nơi thời trai trẻ nhà thơ Lưu Trọng Lư 15 gắn bó và đã neo hồn lại, se duyên cùng cô Tôn Nữ của đất thần kinh...


PV














Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Làng Mỹ Lợi (xã Vinh Mỹ) và làng An Nông (xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên- Huế) là nơi lưu giữ những tài liệu chứng minh chủ quyền biển đảo Hoàng Sa của nước ta. Những tài liệu quý hàng trăm năm tuổi được người dân các ngôi làng này xem như báu vật và dốc sức giữ gìn.

  • Ngày 15/8/1945, Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng Minh cũng là lúc ở Việt Nam, các thế lực bước vào một cuộc chạy đua nước rút để nắm quyền định đoạt tương lai nước này sau 80 năm là thuộc địa Pháp.

  • Khải Định đã tìm được một thế đất dường như “sinh ra để làm nơi ngả lưng cho một linh hồn quyền quý”…

  • Chỉ xếp sau Hà Nội, cũng giống như Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế là tỉnh sở hữu cùng lúc 2 di sản đã được Unesco công nhận, đó là Di sản văn hóa phi vật thể Nhã nhạc Cung đình và Di sản văn hóa thế giới Cố đô Huế.

  • Được xây dựng đã lâu nhưng các cây cầu độc đáo ở Huế, Hội An, Nam Định... vẫn giữ được nét đẹp kiến trúc thuở ban đầu.

  • Trải qua hơn 150 năm, nhiều thắng cảnh trong “Thần kinh nhị thập cảnh” do vua Thiệu Trị lựa chọn đã bị lụi tàn hoặc không còn nguyên vẹn. Nhưng đến Huế, du khách vẫn nhận ra vùng đất cố đô vẫn còn những thắng cảnh mang vóc dáng, hình hài của 20 cảnh đẹp Huế đô xưa.

  • Ngày 25-6, WWF và Microsoft tổ chức hội thảo chia sẻ thành công của dự án “Tăng cường rừng ngập mặn nhằm góp phần thích ứng biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học vùng đầm phá ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế”, đồng thời công bố tiếp tục hỗ trợ dự án với phương pháp tiếp cận tích hợp hơn.

  • Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế vừa mới cùng với Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh về tại Đình làng Thủ Lễ thực hiện đề tài “nghiên cứu, sưu tầm, số hóa Hán Nôm”.

  • Cho rng ch tch xã đã xúc phm “thn linh” nên người dân đòi “x” ch tch xã đ bo v miếu c. Câu chuyn l này xy ra ti xã Phú Thun, huyn Phú Vang, tnh Tha Thiên - Huế.

  • SHO - Chiều 14/4, Tạp chí Sông Hương  tổ chức buổi giới thiệu tập thơ “Phục hưng tôi & em” của nhà thơ Từ Hoài Tấn tại trụ sở Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế.

  • SHO -  Chào mừng Festival Huế 2014, vào chiều ngày 11/4, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức khai mạc triển lãm tranh "Về về lại" tại trụ sở Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế.

  • Vịnh Lăng Cô thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế là 1 trong 10 vịnh đẹp của Việt Nam, thu hút rất nhiều du khách bởi vẻ đẹp kỳ vĩ của núi rừng nhiệt đới rộng lớn và biển cả trong xanh bao la.

  • Làng quê Việt Nam hiếm nơi nào như làng Phước Tích (thuộc xã Phong Hòa, H. Phong Điền, TT-Huế) có con sông Ô Lâu hiền hòa chảy bao quanh như dải lụa mềm ôm ấp cuộc sống thanh bình, yên ả của người dân. Trải qua 544 năm, nơi đây còn lưu giữ nguyên vẹn dáng dấp một ngôi làng cổ Việt Nam với những đặc trưng kiến trúc, văn hóa, và tín ngưỡng..., được Bộ VH-TT&DL công nhận di tích quốc gia...

  • Ngày 1/4 và 2/4, Lễ hội Điện Huệ Nam (hay còn gọi Điện Hòn Chén)đã diễn ra với lượng du khách rất đông đến từ các tỉnh trong cả nước. 

  • Buổi sáng, đường phố ở Huế không thức dậy một cách vội vã. Có lẽ nhộn nhịp nhất chỉ có khu vực cầu Tràng Tiền, những dòng xe cộ ngược xuôi chở hàng hóa về bên kia, bên này... Và những gánh hàng rong cũng theo đó rảo bước nhanh, nhịp nhàng đôi quang gánh về phố cho kịp phục vụ người ăn sáng.

     

  • Có thể nói, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là nơi lưu giữ nhiều nhất, đầy đủ nhất những hiện vật ghi dấu về triều Nguyễn và cuộc sống vương triều xưa - một thuở vàng son nay đã trở thành ký ức.

  • "Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi/Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt/ Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt/Rọi suốt trăm năm một cõi đi về"  Tôi vẫn nhớ như in cái không gian cách đây gần hai mươi năm về trước, trong một quán cà phê lụp xụp, mái lợp tranh ở đường Đặng Thái Thân, Huế, lần đầu tiên được nghe ca khúc Một cõi đi về.

  • Cuộc thi do Báo Thừa Thiên Huế phát động từ giữa năm 2013. Hơn 500 tác phẩm của 30 tác giả gửi về dự thi. Qua tuyển chọn, 59 tác phẩm của 14 tác giả đã lọt vào vòng chung khảo.

  • Đó là làng chài hơn 250 năm tuổi nép mình ở vịnh Lăng Cô (Thừa Thiên Huế). Đến đây, du khách sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của sự yên bình.

  • Tranh làng Sình xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Thừa Thiên- Huế vốn là dòng tranh dân gian nức tiếng. Nhưng cũng có lúc tranh làng Sình mai một. Tuy nhiên, nhờ những  nghệ nhân tâm huyết mà nay dòng tranh này đã trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách.