Sáng 11/10, tại Trung tâm Văn hóa thông tin, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ III, năm 2019.
Đến dự đại hội có các đồng chí: Y Thông, Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Trung ương; Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc Hội; Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy; Phan Ngọc Thọ, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các sở ban ngành và hơn 200 đại biểu tiêu biểu đại diện cho hơn 54 nghìn người của các DTTS trên địa bàn tỉnh.
![]() |
Ông Y Thông - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phát biểu tại Đại hội |
Đại hội là sự kiện chính trị quan trọng, tiếp tục khẳng định đường lối, chính sách dân tộc nhất quán của Đảng và Nhà nước ta; là biểu tượng của khối đại đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động của các dân tộc.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định: “Những năm vừa qua, mặc dù còn rất nhiều khó khăn nhưng Đảng bộ, Chính quyền và các đoàn thể nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách đầu tư hỗ trợ cho vùng đồng bào DTTS. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc không ngừng được cải thiện và nâng cao, những giá trị truyền thống, nét đẹp bản sắc văn hóa dân tộc được bảo tồn và phát huy; bộ mặt nông thôn trong đồng bào dân tộc tiếp tục có nhiều đổi mới, văn minh, tiến bộ, chính trị ổn định, quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước được thực hiện ngày càng có hiệu quả. Đến nay, 100% xã, thị trấn được đầu tư xây dựng hệ thống trường học, trạm y tế kiên cố đảm bảo cho việc học tập và khám chữa bệnh cho nhân dân; 100% xã, thôn có điện lưới quốc gia, trong đó có 98% hộ sử dụng điện, một số tuyến đường, trung tâm xã, thị trấn có điện chiếu sáng. Trong 5 năm qua, toàn tỉnh đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động chỉ đạo thực hiện tốt công tác giảm nghèo nhanh và bền vững. Tỷ lệ hộ nghèo giảm gần 14% trong 4 năm từ 2014 - 2018. Nhiều địa phương đã sáng tạo cách làm mới trong tuyên truyền vận động xây dựng nông thôn mới.”
![]() |
Ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại Đại hội |
Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, tồn tại để giảm nghèo nhanh và bền vững, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đề nghị các cấp ủy, chính quyền địa phương cần nâng cao hơn nữa nhận thức về công tác dân tộc nhằm đẩy mạnh phát triển vùng dân tộc và miền núi trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để đồng bào tích cực lao động, sản xuất, khắc phục tư tưởng mặc cảm tự ti, thụ động, trông chờ, ỷ lại; quan tâm tổ chức lại sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, cách trồng, cách chăm, cách nuôi cho người dân; làm tốt công tác định canh, định cư ở khu vực biên giới, tạo điều kiện để nhân dân sinh sống ổn định lâu dài.
Phát biểu tại Đại hội, ông Y Thông - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nhấn mạnh: “Cần đề ra những giải pháp cụ thể đáp ứng yêu cầu, kế hoạch phát triển lâu dài cho miền núi và đồng bào các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới, coi đây là một trong những nhiệm chính trị quan trọng, trong đó cần tập trung những nhiệm vụ trọng tâm. Đồng bào DTTS cần phát huy tính tự lực, tự cường, đoàn kết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước cũng như cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh. Ra sức thi đua hăng hái lao động sản xuất để thoát nghèo vươn lên làm giàu một cách chính đáng. Xứng đáng với truyền thống quý báu từ ngàn đời này của các dân tộc trong tỉnh. Tôi đề nghị sau Đại hội này cấp ủy Đảng và chính quyền của tỉnh tiếp tục tăng cường quán triệt sâu rộng về thành công của Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, Đảng viên và các tầng lớp nhân dân nhằm phát huy truyền thống yêu nước và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tạo khí thế thi đua sôi nổi lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và các sự kiện chính trị, lịch sử lớn của đất nước”.
![]() |
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tặng bức trướng cho Đại hội Đại biểu các Dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế |
Dịp này, ông Y Thông - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc thay mặt Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy Ban Dân tộc trao Bằng khen cho 5 tập thể, 10 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước nhân dịp Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ III năm 2019. Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trao Bằng khen cho 10 tập thể và 15 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng vùng đồng bào DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 – 2019.
Đại hội cũng đã bầu ra 05 đại biểu tiêu biểu tham dự Đại hội đại biểu các DTTS toàn quốc lần thứ II năm 2020.
![]() |
Lãnh đạo tỉnh trao Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc |
Phương Anh
Ngày 15/8/1945, Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng Minh cũng là lúc ở Việt Nam, các thế lực bước vào một cuộc chạy đua nước rút để nắm quyền định đoạt tương lai nước này sau 80 năm là thuộc địa Pháp.
Khải Định đã tìm được một thế đất dường như “sinh ra để làm nơi ngả lưng cho một linh hồn quyền quý”…
Chỉ xếp sau Hà Nội, cũng giống như Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế là tỉnh sở hữu cùng lúc 2 di sản đã được Unesco công nhận, đó là Di sản văn hóa phi vật thể Nhã nhạc Cung đình và Di sản văn hóa thế giới Cố đô Huế.
Được xây dựng đã lâu nhưng các cây cầu độc đáo ở Huế, Hội An, Nam Định... vẫn giữ được nét đẹp kiến trúc thuở ban đầu.
Trải qua hơn 150 năm, nhiều thắng cảnh trong “Thần kinh nhị thập cảnh” do vua Thiệu Trị lựa chọn đã bị lụi tàn hoặc không còn nguyên vẹn. Nhưng đến Huế, du khách vẫn nhận ra vùng đất cố đô vẫn còn những thắng cảnh mang vóc dáng, hình hài của 20 cảnh đẹp Huế đô xưa.
Ngày 25-6, WWF và Microsoft tổ chức hội thảo chia sẻ thành công của dự án “Tăng cường rừng ngập mặn nhằm góp phần thích ứng biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học vùng đầm phá ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế”, đồng thời công bố tiếp tục hỗ trợ dự án với phương pháp tiếp cận tích hợp hơn.
Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế vừa mới cùng với Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh về tại Đình làng Thủ Lễ thực hiện đề tài “nghiên cứu, sưu tầm, số hóa Hán Nôm”.
Cho rằng chủ tịch xã đã xúc phạm “thần linh” nên người dân đòi “xử” chủ tịch xã để bảo vệ miếu cổ. Câu chuyện lạ này xảy ra tại xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
SHO - Chiều 14/4, Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu tập thơ “Phục hưng tôi & em” của nhà thơ Từ Hoài Tấn tại trụ sở Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế.
SHO - Chào mừng Festival Huế 2014, vào chiều ngày 11/4, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức khai mạc triển lãm tranh "Về về lại" tại trụ sở Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế.
Vịnh Lăng Cô thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế là 1 trong 10 vịnh đẹp của Việt Nam, thu hút rất nhiều du khách bởi vẻ đẹp kỳ vĩ của núi rừng nhiệt đới rộng lớn và biển cả trong xanh bao la.
Làng quê Việt Nam hiếm nơi nào như làng Phước Tích (thuộc xã Phong Hòa, H. Phong Điền, TT-Huế) có con sông Ô Lâu hiền hòa chảy bao quanh như dải lụa mềm ôm ấp cuộc sống thanh bình, yên ả của người dân. Trải qua 544 năm, nơi đây còn lưu giữ nguyên vẹn dáng dấp một ngôi làng cổ Việt Nam với những đặc trưng kiến trúc, văn hóa, và tín ngưỡng..., được Bộ VH-TT&DL công nhận di tích quốc gia...
Ngày 1/4 và 2/4, Lễ hội Điện Huệ Nam (hay còn gọi Điện Hòn Chén)đã diễn ra với lượng du khách rất đông đến từ các tỉnh trong cả nước.
Buổi sáng, đường phố ở Huế không thức dậy một cách vội vã. Có lẽ nhộn nhịp nhất chỉ có khu vực cầu Tràng Tiền, những dòng xe cộ ngược xuôi chở hàng hóa về bên kia, bên này... Và những gánh hàng rong cũng theo đó rảo bước nhanh, nhịp nhàng đôi quang gánh về phố cho kịp phục vụ người ăn sáng.
Có thể nói, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là nơi lưu giữ nhiều nhất, đầy đủ nhất những hiện vật ghi dấu về triều Nguyễn và cuộc sống vương triều xưa - một thuở vàng son nay đã trở thành ký ức.
"Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi/Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt/ Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt/Rọi suốt trăm năm một cõi đi về" Tôi vẫn nhớ như in cái không gian cách đây gần hai mươi năm về trước, trong một quán cà phê lụp xụp, mái lợp tranh ở đường Đặng Thái Thân, Huế, lần đầu tiên được nghe ca khúc Một cõi đi về.
Cuộc thi do Báo Thừa Thiên Huế phát động từ giữa năm 2013. Hơn 500 tác phẩm của 30 tác giả gửi về dự thi. Qua tuyển chọn, 59 tác phẩm của 14 tác giả đã lọt vào vòng chung khảo.
Tranh làng Sình xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Thừa Thiên- Huế vốn là dòng tranh dân gian nức tiếng. Nhưng cũng có lúc tranh làng Sình mai một. Tuy nhiên, nhờ những nghệ nhân tâm huyết mà nay dòng tranh này đã trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách.
Ngày 7/11/2003, Nhã nhạc triều Nguyễn (còn gọi là Nhã nhạc Huế) - Âm nhạc cung đình Việt