Sáng 5/5, tại hội trường Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Văn nghệ Dân gian Thừa Thiên Huế đã tiến hành tổ chức đại hội khóa VII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Tại đại hội
Đại hội tập trung đánh giá tình hình thực hiện công tác nhiệm kỳ 2015 - 2020, đề ra phương hướng nhiệm vụ chương trình trọng tâm thực hiện trong nhiệm kỳ tới; đồng thời bầu Ban chấp hành, Ban Kiểm tra nhiệm kỳ 2020 - 2025 và đại biểu đi dự Đại hội đại biểu của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế.
![]() |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phát biểu tại đại hội |
Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế có 52 hội viên. 27 hội viên thuộc Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam. Trong đó, có 11 hội viên có trình độ Tiến sĩ, 12 hội viên là Thạc sĩ, 2 hội viên là Phó giáo sư và có 3 nghệ nhân nhân dân.
Trong nhiệm kỳ VI (2015 - 2020) Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế đứng trước nhiều vận hội và cơ hội mới, nhiều hoạt động trong các kỳ Festival Huế 2016, 2018; Festival Nghề truyền thống Huế 2015, 2017 và 2019; Tham gia vào giai đoạn 2 của Dự án Công bố, phổ biến tài sản văn hóa văn nghệ dân gian Việt Nam; Tham gia các trại sáng tác trong và ngoài tỉnh do Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức; tham gia các hội thảo chuyên môn; các hội viên đều sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu trên cơ sở những tư liệu điền dã, sưu tầm và quảng bá, giới thiệu văn hóa dân gian Thừa Thiên Huế đến với công chúng; Tham gia xét tặng thưởng hằng năm của Liên hiệp Hội.
Các Hội viên của Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế đã xuất bản được nhiều ấn phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa dân gian Thừa Thiên Huế; hội viên của Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế đã tích cực sáng tạo văn hóa dân gian, sưu tầm, nghiên cứu và cho ra những tác phẩm không chỉ có giá trị hôm nay mà còn cả mai sau, và đã đạt được nhiều giải thưởng trong và ngoài tỉnh.
![]() |
Nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh - Chủ tịch Hội VNDG Thừa Thiên Huế - trình bày báo cáo tình hình thực hiện công tác nhiệm kỳ 2015 - 2020 |
Nhiều hội viên trong suốt nhiệm kỳ đã tham gia các chương trình sáng tác, quảng bá văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế đến với như Nguyễn Thị Sửu, Trần Nguyễn Khánh Phong, Nguyễn Thế, Trần Đại Vinh, Trần Đình Hằng, Đỗ Minh Điền, Hoàng Thị Như Huy, Triều Nguyên, Trần Văn Dũng… được thể hiện qua các đợt triển lãm, trưng bày, giới thiệu sách, trình diễn nghệ thuật, giải thưởng… được công chúng đón nhận tích cực đã phần nào động viên khích lệ tinh thần làm việc, nghiên cứu khoa học của Hội Văn nghệ Dân gian Thừa Thiên Huế và các hội viên.
Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, Hội Văn nghệ Dân gian Thừa Thiên Huế tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm như tiếp tục triển khai nghiên cứu, sưu tầm, quảng bá về văn hóa dân gian góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế; Đẩy mạnh công tác xuất bản sách và tổ chức các hội thảo khoa học; Chuẩn bị tốt lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế (1991 - 2021); Quan tâm phát triển và kết nạp hội viên mới tham gia sinh hoạt Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế; Đề xuất khen thưởng các cá nhân có nhiều đóng góp cho Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế.
Tại Đại hội, đại biểu đã bầu ra Ban chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế nhiệm kỳ 2020 - 2025, gồm: NCS.ThS. Trần Văn Dũng, TS. Trần Đình Hằng, TS. Lê Anh Tuấn, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Ngân, NNC. Nguyễn Thế.
Ban kiểm tra Hội Văn nghệ dân gian nhiệm kỳ 2020 - 2025 gồm: NNC. Đỗ Minh Điền, TS. Nguyễn Thị Tâm Hạnh.
Phương Anh
Ít người biết tượng “ông già Bến Ngự” Phan Bội Châu bên bờ sông Hương (Huế) lại có liên quan đến nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn.
Chiều ngày 19/10, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu hai cuốn sách “Em còn gì sau chiến tranh” và “Biến cố 182010” của nhà văn Hà Khánh Linh.
Ngày kinh đô Huế thất thủ (5/7/1885), không những hàng vạn thần dân bị sát hại mà vô số cổ vật triều đình cũng bị cướp đi, kể cả ống đựng tăm xỉa răng.
Sau hơn 140 năm tồn tại, nhà Nguyễn đã để lại cả kho tàng cổ vật, làm nên phần hồn của di sản văn hóa Huế ngày nay.
Chuyên đề Phê bình Nữ quyền là một cố gắng của Ban biên tập nhằm giới thiệu những nét phác thảo ban đầu: “Người viết nữ, giới tính và trang giấy trắng” (Đoàn Huyến) đề cập Cái bẫy giới tính - giới tính như một cái bẫy êm ái - đã làm hạn chế sức sáng tạo; vậy phải thoát khỏi cái bẫy đó như thế nào? Và có đủ cam đảm để tự “khánh thành mình” như một trang giấy trắng, mà ở đó cô đơn và tự do là những xung lực lạ kỳ để chủ thể sáng tạo có thể thăng hoa? “Những khúc quành của văn học nữ Việt Nam đương đại” (Đoàn Ánh Dương) dẫn dắt bạn đọc đi theo hành trình văn học nữ Việt Nam từ sau 1975 đến nay; xác định những khúc quành: từ sự quy chiếu của diễn ngôn dân tộc qua diễn ngôn dân sự đến diễn ngôn đặt nền tảng ở nhìn nhận về tính cá thể.
Trong hành trình tìm kiếm và quảng bá những điểm đến hấp dẫn của Việt Nam, bằng những phương pháp so sánh, đối chiếu và bình chọn của các đơn vị du lịch, cộng đồng Kỷ lục gia Việt Nam, du khách trong cả nước. Vừa qua, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã công bố Top 45 điểm đến hấp dẫn nhất ở Việt Nam, trong đó Thừa Thiên Huế vinh dự có 6/45 điểm đến du lịch hấp dẫn được bình chọn.
Huế đã trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử. Ca Huế không chỉ phản ánh dòng chảy lịch sử, di sản này còn là quá trình tinh chế vốn văn hóa dân gian có nguồn gốc từ cội nguồn dân tộc Việt hỗn dung với văn hóa bản địa tạo nên một âm sắc Huế, rất riêng.
Với sự tham gia của ĐẶNG MẬU TỰU * LÊ VĂN LÂN * ĐINH CƯỜNG * PHẠM THỊ ANH NGA * LÊ HUỲNH LÂM * TÔN PHONG * MAI VĂN PHẤN * PHẠM ĐỨC MẠNH * HỒNG VINH * NGUYÊN NGỌC - TÔN NỮ MINH CHÂU * NGUYỄN XUÂN SANG * NGUYỄN ĐỨC TÙNG * ALICIA OSTRIKER * JEAN VALENTINE * TIM SUERMONDT * NHẬT CHIÊU * PHI TÂN * VÕ NGỌC LAN * PHƯƠNG ANH * NGUYỄN DƯ HOÀI MỤC * ĐỖ XUÂN CẨM * QUẾ HƯƠNG * NGUYỄN KHOA QUẢ * HOÀNG DIỆP LẠC * LÊ MINH PHONG * NGÔ ĐÌNH HẢI * NGÔ MINH
Sông Hương số đặc biệt tháng 9/2105 trân trọng gửi đến quý bạn đọc.
Số báo này xuất bản cũng nhằm vào những ngày Liên hiệp Hội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm thành lập. Bài “70 năm, một dòng chảy văn học nghệ thuật nối tiếp văn mạch của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế” của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa sẽ điểm lại diễn trình 70 năm đáng tự hào của văn nghệ xứ Huế.
Hiếm có làng nào lại quy định rõ ràng về việc dọn thức ăn trong ma chay như làng Mỹ Phú (xã Phong Chương, H.Phong Điền, Thừa Thiên-Huế).
Ở không ít làng quê xứ Huế ngày nay, lệ làng vẫn tồn tại với nhiều quy định khắt khe, chặt chẽ.
Tháng 8 năm này, kỷ niệm 95 năm ngày sinh của điêu khắc gia Điềm Phùng Thị (18/8/1920). Một bài viết trong số này, đã nhắc lại “cuộc hóa thân của đất đá” trong sự nghiệp lừng lẫy của bà. Các truyện ngắn được chọn đăng, vừa có những thử nghiệm bút pháp mới, vừa sâu thẳm tính nhân văn; và một lần nữa, trách nhiệm cụ thể của nhà văn được khơi mở: Làm sao vừa có những sáng tạo đầy bứt phá về nghệ thuật, vừa có thể gắn chặt với thực tại? Làm sao để những biến ảo kỳ diệu của tâm thức đời sống, của tiềm thức con người, của “cái bóng” đa nhân cách cuộc đời không dễ nắm bắt… có thể đi vào văn học nghệ thuật? Tất cả lại là những vấn đề muôn thuở của văn học
Chùa Từ Hiếu hay còn gọi là chùa “Thái giám” nằm trên ngọn núi Dương Xuân thuộc phường Thuỷ Xuân (TP.Huế). Đây là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Huế, nhưng ít người biết được nguồn gốc đầy nước mắt của ngôi cổ tự này. Nơi đây có một nghĩa trang của những con người mang thân phận không phải đàn ông mà cũng chẳng phải đàn bà...
Ngọ Môn là cổng chính phía nam của Hoàng Thành – Kinh Thành Huế, cũng được coi là bộ mặt của Hoàng Thành và vương triều phong kiến.
Hệ thống thơ văn trên di tích Huế có một phần rất lớn là Ngự chế thi của vua Minh Mạng, trong đó, đặc biệt tại Hiếu Lăng (lăng vua Minh Mạng) là nơi có nhiều thơ của nhà vua được chạm khắc, trang trí để lưu truyền cho hậu thế.
Từ ngày 17 đến 23 tháng 7 năm 2015, trại sáng tác văn học Phong Điền năm 2015 đã diễn ra tại vùng Ngũ Điền do Hội nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND huyện Phong Điền tổ chức.
Câu chuyện này lại có liên quan đến một sự kiện diễn ra cách nay đúng một 150 năm, đó là câu chuyện sứ đoàn đầu tiên của nước ta sang Pháp (1863 - 1864)...
Trên các đền đài, lăng tẩm, cung điện triều Nguyễn tại cố đô Huế xuất hiện hàng ngàn bài thơ, văn, câu đối bằng chữ Hán. Hệ thống di sản tư liệu độc đáo này vừa được giải mã để đề nghị UNESCO công nhận là di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới.
Chỉ cần nhìn làn da bất chấp tuổi tác của những người phụ nữ trong gia đình này, bạn sẽ thấy bí quyết làm đẹp từ hoàng cung mà họ được truyền lại qua mấy đời thực sự diệu kỳ đến thế nào. Đó là bí mật để làm ra những viên phấn nụ, dưới công thức của các ngự y triều Nguyễn, chỉ dành cho những giai nhân ở chốn cấm cung.
Nét khác biệt của lăng Hoàng Cô gắn liền với câu chuyện cảm động về cuộc đời tiết hạnh của Công chúa Long Thành - người chị ruột của vua Gia Long.