SHO - Sáng ngày 4/4, hàng trăm cựu chiến binh(CBB) của hai tiểu đoàn 804 - 810 (K4 - K10) đã có buổi họp mặt kỷ niệm 40 năm giải phóng Thừa Thiên Huế tại Ban chỉ huy Quân sự Thành phố, 25A Trần Cao Vân, Tp Huế.
Ông Trần Phùng - UVTV Tỉnh Uỷ phát biểu tại buổi gặp mặt
Về tham dự buổi gặp mặt có sự hiện diện của ông Trần Phùng - Uỷ viên Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thừa Thiên Huế; Đại tá Nguyễn Vinh - Chủ tịch hội CCB Tỉnh Thừa Thiên Huế; Thiếu tướng Nguyễn Văn Thu - Nguyên Phó Tư lệnh Quân khu IV; cùng nhiều đại diện của Thành ủy, UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, huyện Phú Vang, huyện Phong Điền, Ban CHQS Tỉnh và hàng trăm CCB của hai đơn vị K4 - K10.
|
Từ trái sang: ông Hoàng Anh Đề -Trưởng ban liên lạc hội CCB K4 - K10; ông Ngô Nam Cường, ông Trần Đình Đệ đại diện Ban CHQS Thành phố Huế. |
Mở màn buổi gặp mặt là chương trình văn nghệ do Nhà hát Nghệ thuật cung đình Huế cùng các CCB góp vui qua những bài ca đi cùng năm tháng như: Đất nước trọn niềm vui, Cô gái Sầm Nưa, Năm anh em trên một chiếc xe tăng...làm cả hội trường hân hoan, phấn khởi. Âm vang giai điệu đó làm sống lại những kí ức về những giai đoạn gian khó, ác liệt nhưng hào hùng của chiến tranh.
|
Tiết mục Cô gái Sầm Nưa. Trình bày: Nhà hát NTCĐ Huế |
Ông Hoàng Anh Đề - Trưởng ban liên lạc K4 - K10 ôn lại truyền thống của hai đơn vị thông qua chiến dịch Giải phóng Thừa Thiên Huế mùa xuân 1975. Ông khẳng định rõ ý nghĩa quan trọng của Chiến dịch: ”Thừa Thiên Huế được hoàn toàn giải phóng đã cổ vũ mạnh mẽ đối với quân và dân cả nước, có ảnh hưởng lớn về chính trị trên thế giới. Đây là thắng lợi lớn nhất, rực rỡ nhất của quân và dân tỉnh nhà trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước”
|
Ông Hoàng Anh Đề - Trưởng ban liên lạc K4 - K10 |
Ông Trần Phùng - Uỷ viên Thường vụ Tỉnh ủy phát biểu trong hội trường một lần nữa khẳng định truyền thống anh hùng của tiểu đoàn K4 - K10. Đồng thời ông cũng nêu những chuyển biến vượt bậc của Thừa Thiên Huế sau 40 năm xây dựng và phát triển: “Từ một tỉnh chủ yếu sản xuất nông nghiệp, Thừa Thiên Huế đã tái cơ cấu kinh tế một cách hợp lý. Trong đó, kinh tế chiếm 55%, dịch vụ chiếm 35%, nông nghiệp chiếm 10%. Tăng trưởng kinh tế bình quân 10% một năm. Thu nhập bình quân trên đầu người khoảng 2000 USD/ năm, cao hơn bình quân cả nước".
|
Đại diện UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Trần Phùng - Uỷ viên Thường vụ Tỉnh ủy tặng lẵng hoa cho ông Hoàng Anh Đề - Đại diện hội CCB K4 - K10 |
Nguyên Chính trị viên Đại đội C1, tiểu đoàn K4, đóng tại Phú Vang, ông Lê Hồng Phong chia sẻ cảm nghĩ trong lần về tham dự buổi gặp mặt này: “40 năm qua, tôi được về gặp lại những người đồng chí, đồng đội của mình. Có được buổi gặp mặt này, là nhờ sự quan tâm của Thành ủy, Thành đội và UBND Tỉnh. Buổi gặp mặt CCB K4 -K10 lần này là để giáo dục truyền thống yêu nước cho mỗi người con Việt Nam. Họp mặt tại đây, có nhiều đồng chí không nhớ nổi tên nhau nhưng những phút giây chiến đấu cùng nhau như đã in sâu vào ký ức. Tôi cảm thấy tự hào và cảm động.”
|
Ông Lê Hồng Phong |
Giữa cái nắng oi bức tháng 4, những người đồng đội năm xưa tề tựu bên nhau, trao cho nhau những cái bắt tay thật chặt, những cái ôm thắm thiết.
|
Ông Lê Đức Sở (bìa phải), Chính trị viên Đại đội C4, tiểu đoàn K4 xiết chặt tay người đồng đội cũ. |
Dù tuổi cao, sức yếu, nhưng tình thần người bộ đội cụ Hồ vẫn trẻ mãi, niềm vui gặp lại đồng đội hiện rõ trên khuôn mặt chằng chịt những những nếp nhăn cuộc đời. Họ kể cho nhau nghe những kỉ niệm, nhắc những trận đánh ác liệt hay trầm ngâm về người đồng đội đã vĩnh viễn nằm vào đất mẹ. Buổi gặp mặt đã giúp ôn lại những truyền thống hào hùng của hai đơn vị K4-K10.
|
Chiến sĩ K4 trước giờ hành quân |
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Tiểu đoàn 804 và 810 là hai tiểu đoàn bộ binh chủ lực do Bộ Tư lệnh Quân khu Trị Thiên thành lập (sau gọi là K4 và K10) vào ngày 30/4/1964 tại Nghệ An. K4 và K10 nổi tiếng với những trận đánh ở đồi La Hy (thị xã Hương Thủy); Dinh Lộc, Động Truồi (huyện Phú Lộc); chiến dịch Nam Bắc đường 14; cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968 và chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng vào ngày 26 -29/3/1975.
Từ 1964 đến 1975, tiểu đoàn K4 - K10 đã tiêu diệt hơn 14000 tên địch(1850 tên Mỹ) và bắt 376 tên Ngụy. Trong đó diệt và đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn, 18 đại đội, 3 đoàn binh địch, phá hủy 275 xe quân sự (176 xe tăng, xe bọc thép), 19 khẩu pháo, 3 kho xăng, đạn; bắn rơi 20 máy bay, thu 797 súng các loại. Cùng với các đơn vị khác, Tiểu đoàn K4 -K10 đã giải phóng hàng vạn dân, giữ vững và mở rộng nhiều vùng giải phóng trong tỉnh Thừa Thiên.
Tiểu đoàn được tặng thưởng một huân chương quân công giải phóng Hạng ba, 6 huân chương chiến công giải phóng (1 hạng nhất, 2 hạng nhì, 3 hạng ba).
Ngày 12/9/1975 Tiểu đoàn 804 bộ binh được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
PV
Tối ngày 15/2 (rằm tháng Giêng năm Nhâm Dần), trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Festival Huế bốn mùa và Ngày thơ Việt Nam năm 2022, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Hội Nghệ sĩ Múa phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức chương trình Festival Thơ Huế năm 2022 với chủ đề “ Thơ Huế và Di sản”.
Hưởng ứng ngày thơ Việt Nam lần thứ XX, tối ngày 14/2 ( tức 14 tháng Giêng năm Nhâm Dần), Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật và Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức đêm thơ Nguyên Tiêu Nhâm Dần - 2022 với chủ đề “Sống và hy vọng”.
Sáng ngày 14/2 (tức ngày 14 tháng giêng năm Nhâm Dần), Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật và Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức chuyến đi Viếng mộ thi nhân tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố Huế tưởng nhớ các văn nghệ sĩ đã khuất.
Chiều ngày 09/02, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Triển lãm "Mai vàng Huế - Tuyệt tác mùa Xuân”. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cùng các chuyên gia, nghệ nhân, những người yêu thích Mai vàng Huế ...
Sáng 09/02 (mồng 9 tháng Giêng năm Nhâm Dần), tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân (phường An Tây, TP Huế) đã diễn ra lễ hội đền Huyền Trân Xuân Nhâm Dần năm 2022 với chủ đề “Ngưỡng vọng tiền nhân".
Trong không khí vui tươi, phấn khởi mừng Đảng - mừng Xuân Nhâm Dần 2022, ngày 08/02, tại Khu Quy hoạch Dạ Lê, phường Thuỷ Vân, UBND Thành phố Huế tổ chức Lễ Phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”.
Trong những ngày Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, du khách đến Huế tham quan, nghỉ dưỡng tăng đột biến so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 300%.
Ủy ban nhân dân Tỉnh vừa có Quyết định công nhận điểm du lịch Không gian trưng bày văn hóa Lục Bộ, 79 Nguyễn Chí Diểu, phường Đông Ba, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngày 25/1, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật, Hội Mỹ thuật giới thiệu triển lãm mỹ thuật online với chủ đề “ Mừng xuân và Con giáp” chào đón Xuân Nhâm Dần 2022.
Ngày 23 tháng Chạp Âm lịch (25/01/2022 Dương lịch), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức tái hiện nghi lễ dựng nêu (thướng tiêu) tại Triệu Tổ Miếu và Hiển Lâm Các – Thế Miếu (thuộc Đại Nội Huế).
Sáng ngày 25/1, Thư viện Tổng hợp tỉnh đã tổ chức khai mạc triển lãm báo Xuân Nhân Dần năm 2022.
Chiều ngày 24/1, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi gặp mặt và trao tặng thưởng Sông Hương năm 2021. Đến dự có ông Nguyễn Ngọc Phương – Phó trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, ông Nguyễn Huy Hiển – Phó Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông tỉnh cùng các văn nghệ sĩ, các nhà nghiên cứu, cộng tác viên của Tạp chí Sông Hương.
Ngày 20/1/2022, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt Đề cương Đề án “Huế - Thành phố bốn mùa hoa”.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương vừa có thư cảm ơn Nhân dân, các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân, lực lượng tuyến đầu chống dịch, cộng đồng doanh nghiệp và các nhà hảo tâm đã đồng hành cùng với chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế trong suốt thời gian qua. Góp phần triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 góp phần bảo vệ sức khỏe Nhân dân, giảm thiểu tối đa thiệt hại do COVID-19 gây ra; phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế.
Chiều ngày 18/1, Sở Văn hóa & Thể thao Thừa Thiên Huế phối hợp cùng Hội đồng Nguyễn Phúc Tộc Việt Nam tổ chức cuộc Tọa đàm khoa học với tựa đề: “420 năm chùa Thiên Mụ và Chúa Nguyễn Phúc Chu với những dấu ấn trong lịch sử”.
Thực hiện Kế hoạch về việc triển khai chương trình chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và Kế hoạch về khôi phục, kích cầu các hoạt động du lịch trong trạng thái bình thường mới, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Công ty Cổ phần Vietsoftpro tổ chức xây dựng “Không gian ảo quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế” và chính thức khai trương hoạt động này vào ngày 20/1/2022.
Năm 2021, trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh COVID-19, Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động thay đổi linh hoạt mô hình phục vụ bạn đọc phù hợp với phương châm “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức tuyên dương 50 học sinh dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm học 2020-2021 đang học tập tại các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh.
Ngày 11 tháng 01, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 42/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế.