Cuốn sách khẳng định nền văn minh Việt

14:52 15/12/2016

Tháng 4.1938, Toàn quyền Đông Dương đã “đặt hàng” học giả Nguyễn Văn Huyên thực hiện công trình Văn minh Việt Nam để dùng làm sách giáo khoa cho bộ môn văn hóa VN trong các trường trung học. Một năm sau, công trình hoàn thành nhưng lại không được người Pháp cho phép xuất bản.

Cuốn sách do NXB Hội Nhà văn và Công ty Nhã Nam tái bản. Ảnh: NXB

“Tuyên ngôn về tự do tư tưởng và học thuật”

Chỉ một năm sau khi nhận được “đơn đặt hàng”, Nguyễn Văn Huyên đã hoàn thành công trình Văn minh Việt Nam được viết bằng tiếng Pháp với tên La civilisation annamite. Tuy nhiên, sau đó chính quyền Pháp đã kiểm duyệt rất gắt gao và đối chất với Nguyễn Văn Huyên về nhiều nội dung trong cuốn sách.
 
Gia đình GS Nguyễn Văn Huyên hiện vẫn đang lưu giữ các tập bản thảo viết tay của ông cũng như văn bản ghi Báo cáo của Hội đồng kiểm duyệt Bắc kỳ cho thấy ông nhiều lần bị khiển trách vì nhiều lý do. Trong đó, có việc “tác giả nhiều lần nói đến sự nghèo khổ của người bản xứ, dưới hình thức gián tiếp, nhưng thường xuyên đến độ đề tài đó trở thành một điệp khúc”. “Đối với Nguyễn Văn Huyên, rõ ràng đói nghèo không phải một điều đương nhiên, mà là kết quả của một chế độ và chính sách xã hội. Có lẽ chính vì tác giả không chấp nhận kiểm duyệt mà tác phẩm này phải chờ 6 năm sau khi hoàn thành (năm 1944) mới được xuất bản”, PGS-TS Nguyễn Phương Ngọc (Viện Nghiên cứu châu Á, Đại học Aix - Marseille, Pháp) nhìn nhận.
 
Theo GS Nguyễn Văn Huy, cuốn sách được đặt tên Văn minh Việt Nam là cách mà GS Nguyễn Văn Huyên - cha của ông - đối sánh nền văn minh của VN với những nền văn minh của các quốc gia khác. Sâu xa hơn, Nguyễn Văn Huyên cho thấy VN có nền văn minh riêng không phụ thuộc vào nền văn minh nào, đi ngược lại những điều mà các nước thực dân luôn ra rả: họ là những người khai sáng văn minh cho nước thuộc địa. “Trong bối cảnh những năm 1930, khi chúng ta đang sống trong đất nước nô lệ, nhưng Nguyễn Văn Huyên đã dám khẳng định nền văn minh VN, tạo nên niềm tự hào dân tộc cho thế hệ học sinh thời đấy”, GS Nguyễn Văn Huy nói.
 
Sáu năm sau khi hoàn thành, bản thảo công trình Văn minh Việt Nam của Nguyễn Văn Huyên mới được xuất bản, nhiều trang bản thảo đã bị cắt bỏ. Dù vậy, trong suốt khoảng thời gian đó, ông đã cho thấy sự kháng cự bền bỉ với chế độ kiểm duyệt cũng như bảo vệ quan điểm của mình trước chính quyền thuộc địa. PGS-TS Nguyễn Phương Ngọc coi công trình này như “một tuyên ngôn về tự do tư tưởng và học thuật của người Việt”.
 
Cuốn sách khẳng định nền văn minh Việt - ảnh 1
Cuốn sách khẳng định nền văn minh Việt - ảnh 2
Hình ảnh VN những năm 1920 - 1930 Ảnh: Raymond Chagneau (Pháp)

“Cửa sổ để thế giới hiểu về VN”

Nguyễn Văn Huyên là một trong hai người Việt đầu tiên (cùng với Đào Duy Anh) nghiên cứu lịch sử, văn hóa, xã hội VN theo phương pháp khoa học phương Tây. Sự đóng góp của Nguyễn Văn Huyên và Đào Duy Anh có ý nghĩa vô cùng quan trọng với công tác nghiên cứu lịch sử, văn hóa, xã hội tại VN. Bởi trước đó, VN chỉ có những cuốn biên niên sử mà trong đó tác giả ghi chép lại các sự kiện, hiện tượng, những gì đã diễn ra trong quá khứ. Bước vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, hầu hết những tư liệu, nghiên cứu về VN lại là của các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp và nghiệp dư nước ngoài (nhà truyền giáo, nhà buôn, binh sĩ...). Giữa bối cảnh ấy, Nguyễn Văn Huyên đã tiếp thu nền học thuật của Pháp - chính quyền thuộc địa đương thời, để thực hiện những công trình nghiên cứu khoa học giúp thế giới hiểu về nước Việt qua người Việt. Chính vì vậy, nhà dân tộc học Georges Condominsas đã nhận xét cuốn Văn minh Việt Nam của Nguyễn Văn Huyên là “cánh cửa sổ để thế giới hiểu về VN”.
 
Văn minh Việt Nam là công trình nghiên cứu về VN đương thời, trong giai đoạn những năm 1930. Những tư liệu được đưa ra trong cuốn sách có thể được coi là điểm mốc để thấy được sự thay đổi của văn hóa, xã hội, đời sống của con người VN, hay tầm nhìn của Nguyễn Văn Huyên. Chẳng hạn, vào những năm 1930, Nguyễn Văn Huyên đã báo trước làn sóng đô thị hóa đang tiến vào các vùng nông thôn. Đến giờ, sau 70 năm, chúng ta đã thấy rõ làn sóng này đi qua như thế nào.
 
PGS-TS Đinh Hồng Hải (Khoa Nhân học, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng việc cuốn sách này chỉ được dịch sang tiếng Việt sau 50 năm sau khi xuất bản là sự đáng tiếc, cũng giống như nhiều công trình, tài liệu nghiên cứu của các nhà trí thức người Việt được viết bằng ngôn ngữ khác. Chẳng hạn như trong sách, Nguyễn Văn Huyên đã ủng hộ quan điểm về nguồn gốc người Việt: “Những người chắc chắn là sản phẩm của nhiều sự tạp giao, và công nhận rằng tổ tiên họ cư trú tại miền Trung đồng bằng Bắc kỳ từ một thời kỳ rất xa. Có quan hệ thân thuộc với ngữ tộc Thái, là bà con rất gần với người Mường ở Hòa Bình và Thanh Hóa, người Việt hiện nay chẳng qua chỉ là người Mường đã Hán hóa và chắc là lai giống nhiều”. Quan điểm này hoàn toàn trái ngược với quan điểm của Đào Duy Anh cho rằng người Việt có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên, do cuốn sách của Đào Duy Anh được viết bằng tiếng Việt nên nhiều người trong suốt thời gian dài không biết đến một quan điểm khác mà Nguyễn Văn Huyên đưa ra.
“Hiếm có cách nhìn lịch sử hai chiều trong cùng một thời điểm như thế. Nếu chúng ta biết đến sớm, có lẽ đã không xảy ra nhiều “xung đột” trong vấn đề tranh cãi về nguồn gốc người Việt như vừa qua”, PGS-TS Đinh Hồng Hải bày tỏ.
 
Cuốn sách khẳng định nền văn minh Việt - ảnh 3
       
Nguyễn Văn Huyên (1905 - 1975, ảnh) là người VN đầu tiên bảo vệ luận văn tiến sĩ tại Đại học Sorbonne, Paris (Pháp) vào năm 1934. Buổi bảo vệ được coi là một sự kiện lịch sử của ĐH Pháp, cũng như lịch sử các xứ thuộc địa Pháp. Bởi cho đến thời điểm đó, có rất ít người dân thuộc địa có bằng cấp cao như vậy. Trước năm 1945, Nguyễn Văn Huyên là người châu Á duy nhất ở Viện Viễn Đông bác cổ Pháp được bổ nhiệm làm thành viên khoa học, ngang hàng với các học giả người Pháp.

Nguồn: Ngọc An -TN

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TÔN PHƯƠNG LANCũng như những nhà văn mặc áo lính thuộc thế hệ đầu và tờ tạp chí Văn nghệ quân đội của họ, Trần Dần là một tên tuổi quen thuộc mà gắn với tên tuổi ông là cuốn tiểu thuyết Người người lớp lớp. Là một học sinh thành phố, khi Cách mạng tháng Tám thành công, 19 tuổi, ông bắt đầu hoạt động cách mạng rồi đầu quân tham gia kháng chiến chống Pháp và hoạt động văn nghệ.

  • Hồ Thế Hà sinh năm 1955, quê ở thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Anh tham gia quân đội từ 1978 đến 1982, chiến đấu tại Campuchia. Hồ Thế Hà tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Huế năm 1985 và được giữ lại trường. Hiện anh là Phó Giáo sư, Tiến sĩ đang giảng dạy tại khoa Ngữ văn, trường Đại học Khoa học - Đại học Huế. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Anh đồng thời là Ủy viên Ban chấp hành Hội LHVHNT Thừa Thiên Huế, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Huế nhiệm kì: 2000 - 2005; 2005 - 2010. Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Hội LHVHNT Thừa Thiên Huế, nhiệm kì 2000 - 2005; 2005 - 2010.

  • PHẠM PHÚ PHONGĐúng vào dịp Huế chuẩn bị cho Festival lần thứ III năm 2004, Vĩnh Quyền cho tái bản tập ký và truyện Huế mình, tập sách mới in trước đó chưa tròn một năm, năm 2003. Trước khi có Huế mình, Vĩnh Quyền đã có nhiều tác phẩm được bạn đọc chú ý như các tiểu thuyết lịch sử Vầng trăng ban ngày, Mạch nước trong, Trước rạng động, các tập truyện Người tử tù không chết, Người vẽ chân dung thế gian, Màu da thượng đế, tập bút ký Ngày và đêm Panduranga và tập tạp văn Vàng mai.

  • ...Không có sự lựa chọn nào cả, tôi đến với thơ như một nghiệp dĩ. Tôi nghĩ thơ là một thứ tôn giáo không có giáo chủ. Ở đây, các tín đồ của nó đều được mặc khải về sự bi hoan trần thế và năng lực sẻ chia những nỗi niềm thân phận. Cuộc đời vốn có cái cười và cái khóc. Người ta, ai cũng có thể cười theo kiểu cười của kẻ khác, còn khóc thì phải khóc bằng nước mắt của chính mình. Với tôi, thơ là âm bản của nước mắt...

  • …Có thể thấy gần đây có những xu hướng văn học gây “hot” trong độc giả, ví như xu hướng khai thác truyện đồng tính. Truyện của tôi xin khước từ những “cơn nóng lạnh” có tính nhất thời ấy của thị trường. Tôi bắt đầu bằng chính những câu chuyện giản đơn của cuộc sống hàng ngày, những điều giản đơn mà có thể vô tình bạn bước qua…

  • NGÔ KHAKỷ niệm 40 năm ngày Bác Hồ ra đi, chúng ta đều nhớ lại di chúc thiêng liêng của Bác để lại cho nhân dân ta. Đó là tình cảm và niềm tin của Bác đối với chúng ta ngày nay và các thế hệ mai sau.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG(Tiếp theo Sông Hương số 245 tháng 7-2009 và hết)

  • Nguyễn Khắc Phê quê ở Hương Sơn, Hà Tĩnh. Anh xuất thân trong một gia đình trí thức. Bố anh từng đậu Hoàng Giáp năm 19 tuổi. Các anh trai đều là bác sĩ, giáo sư, tiến sĩ nổi tiếng như Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Khắc Dương, Nguyễn Khắc Phi... Có người nói vui “Nguyễn Khắc Phê con nhà quan tính nhà lính”.

  • VĂN CẦM HẢI(Đọc “Ngôi nhà vắng giữa bến sông”, Tập truyện ngắn của Nguyễn Kiên - Nxb Hội Nhà văn, 2004)

  • NGUYỄN QUANG SÁNGMấy năm gần đây, dân ta đi nước ngoài càng ngày càng nhiều, đi hội nghị quốc tế, đi học, đi làm ăn, đi chơi, việc xuất ngoại đã trở nên bình thường. Đi đâu? Đi Mỹ, đi Pháp, đi Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc... Nhà văn Văn Cầm Hải cũng đi, chuyến đi này của anh, anh không đi những nơi tôi kể trên, anh đi Tây Tạng, rất lạ đối với tôi.

  • HÀ KHÁNH LINHDân tộc ta có hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, đã xảy ra nhiều cuộc nội loạn ngoại xâm, nhiều thế hệ người Việt Nam đã cầm vũ khí ra trận giết giặc cứu nước, nhưng mãi đến cuối thế kỷ 20 những chàng trai nước Việt mới phải đi giữ nước từ xa, mới đi giữ nước mà mang trong lòng nỗi nhớ nước như tứ thơ của Phạm Sĩ Sáu.

  • LÊ VĂN THÊSau sáu năm (kể từ 2002) nhà văn Cao Hạnh được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam, (cuối năm 2008); Hội Văn học nghệ thuật Quảng Trị mới có thêm một nhà văn được kết nạp. Đó là Văn Xương.

  • NGÔ MINHTrong đợt đi Trại viết ở Khu du lịch nước nóng Thanh Tân, anh em văn nghệ chúng tôi được huyện Phong Điền cho đi dạo phá Tam Giang một ngày. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Thế là người dẫn đường. Anh dân sở tại, thuộc lòng từng tấc đất cổ xưa của huyện.

  • PHẠM PHÚ PHONG…Làng em đây, núi rừng Trung Việt cũng là đây/Xưa kia đã hùng dũng đánh Tây/Giờ lại hiên ngang xây thành chống Mỹ/Đường Trường Sơn là đường chân lý/Đã cùng quê em kết nghĩa hẹn hò… (Quê em, 1971)

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNGKể từ tập thơ đầu tay (Phía nắng lên in năm 1985), Huyền thoại Cửa Tùng (*) là tập thơ thứ mười (và là tập sách thứ 17) của Ngô Minh đã ra mắt công chúng. Dù nghề làm báo có chi phối đôi chút thì giờ của anh, có thể nói chắc rằng Ngô Minh đã đi với thơ gần chẵn hai mươi năm, và thực sự đã trở thành người bạn cố tri của thơ, giữa lúc mà những đồng nghiệp khác của anh hoặc do quá nghèo đói, hoặc do đã giàu có lên, đều đã từ giã “nghề” làm thơ.

  • Võ Quê được nhiều người biết đến khi anh 19 tuổi với phong trào xuống đường của học sinh, sinh viên các đô thị miền Nam (1966). Lúc đó, anh ở trong Ban cán sự Sinh viên, học sinh Huế. Võ Quê hoạt động hết sức nhiệt tình, năng nổ bất chấp nguy hiểm với lòng yêu nước nồng nàn và niềm tin sắt đá vào chính nghĩa.

  • PHẠM PHÚ PHONGThỉnh thoảng có thấy thơ Đinh Lăng xuất hiện trên các báo và tạp chí. Một chút Hoang tưởng mùa đông, một Chút tình với Huế, một chuyến Về lại miền quê, một lần Đối diện với nỗi buồn, hoặc cảm xúc trước một Chiếc lá rụng về đêm hay một Sớm mai thức dậy... Với một giọng điệu chân thành, giản đơn đôi khi đến mức thật thà, nhưng dễ ghi lại ấn tượng trong lòng người đọc.

  • ĐẶNG TIẾNNhà xuất bản Trẻ, phối hợp với Công ty Văn hoá Phương Nam trong 2002 đã nhẩn nha ấn hành Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường, trọn bộ bốn cuốn. Sách in đẹp, trên giấy láng, trình bày trang nhã, bìa cứng, đựng trong hộp giấy cứng.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG(Tiếp theo Sông Hương số 244 tháng 6-2009)Mến tặng các nhà văn Tô Nhuận Vỹ, Khánh Phương, Trần Thị Trường, cháuDiệu Linh, và những người bạn khác,lớn lên trong những hoàn cảnh khác.

  • NGUYỄN THỤY KHANhà thơ Quang Dũng đã tạ thế tròn 15 năm. Người lính Tây Tiến tài hoa xưa ấy chẳng những để lại cho cuộc đời bao bài thơ hay với nhịp thơ, thi ảnh rất lạ như "Tây Tiến", "Mắt người Sơn Tây"... và bao nhiêu áng văn xuôi ấn tượng, mà còn là một họa sĩ nghiệp dư với màu xanh biểu hiện trong từng khung vải. Nhưng có lẽ ngoài những đồng đội Tây Tiến của ông, ít ai ở đời lại có thể biết Quang Dũng từng viết bài hát khi cảm xúc trên đỉnh Ba Vì - quả núi như chính tầm vóc của ông trong thi ca Việt Nam hiện đại. Bài hát duy nhất này của Quang Dũng được đặt tên là "Ba Vì mờ cao".