Cuộc sống trên những bánh xe

16:36 11/09/2008
TOIVO TOOTSEN ( )LGT: Đây là một truyện hài hước thú vị về nạn kẹt xe. Tác giả đã sử dụng một thủ pháp phóng đại đến mức vô lý, không tưởng: một vụ kẹt xe bất tận từ đám cưới đến sinh con, ly dị, tái kết hôn, con vào đại học và kết hôn mà cuộc kẹt xe vẫn chưa kết thúc!. Mượn một tình huống kẹt xe “hoang tưởng” này, nhà văn muốn gởi tới một thông điệp hài hước một cách bi đát: nếu giao thông ở các đô thị lớn không ở các đô thị lớn không được tổ chức một cách khoa học thì từ đời cha đến đời con nạn kẹt xe vẫn chưa được giải quyết.                                                                                                                 TSCH


Những bó hoa lớn trên tay, chúng tôi ngồi trên xe hơi. Mới chỉ một giờ trước chúng tôi còn là cô dâu chú rể, bây giờ chúng tôi đã là vợ chồng.
Luồng xe cộ lưu thông của đại đô thị ôm chặt chúng tôi một cách ấm áp. Ở bên trái và ở bên phải chúng tôi, những ánh đèn tín hiệu giao thông đang nhấp nháy, phía trước và sau chúng tôi, những chiếc còi xe đang nhấn bóp, hàng chục động cơ đang gầm rú dưới capô xe, sẵn sàng phóng đi ở cơ hội đầu tiên. Nhưng chẳng có cơ hội nào cả, đang là giờ cao điểm kẹt xe. Có lẽ đúng là chúng tôi không thể di chuyển được trong những ngày đầu tiên. Chúng tôi đang chuyên tâm đến nhau đến nỗi chúng tôi đã chẳng có thì giờ để lái xe cho đúng lúc. Tuy vậy, sau một tuần, cô vợ trẻ của tôi trở nên bồn chồn đôi chút khi cô ấy khám phá ra rằng chiếc xe của chúng tôi thậm chí còn chẳng xê dịch được lấy một gang tay.
 “Thuyền bạn càng đi chậm chừng nào bạn càng tiến xa được chừng ấy”, tôi động viên nàng. Và tôi đúng. Ngày hôm ấy, chúng tôi dịch được ít nhất là nửa thước. Chúng tôi mở một bữa tiệc nho nhỏ để ăn mừng sự kiện này. Chẳng khó khăn gì để sắp đặt một bữa tiệc vì hai chiếc xe phía trước chúng tôi bấy giờ đang đỗ trước một cửa hàng bán đồ du lịch. Trong vòng hai tháng trời, cửa hàng bán đồ du lịch đã bán sạch hết mọi thứ hàng hoá. Nhưng không có nghĩa là chúng tôi có tai họa gì. Vào thời gian ấy, chúng tôi đã làm quen với một tài xế xe tải đang chở thực phẩm đông lạnh, một tài xế giao bia cho nhà hàng, một tài xế chuyên chở cá tươi. Người sau cùng là một anh bạn đặc biệt tốt bụng, bọn tôi đã trải qua những ngày tuyệt vời cùng nhau quanh cái bể chứa cá hương, với một cái cần câu làm bằng một sợi dây nịt và một cái đồ mở nút chai. Khi chúng tôi vượt qua được điểm tín hiệu giao thông đầu tiên, chúng tôi ăn mừng sự kiện này bằng cách mở một bữa tiệc trong chiếc xe buýt đỗ lân cận khu vực. Thực ra ngày hôm nay chúng tôi mắc một chứng đau đầu, và càng đau đầu hơn khi chúng tôi biết là cái bồn xe chứa bia đã bốc mùi chua. Ngoại trừ một vài rủi ro nho nhỏ, chúng tôi sống tốt đẹp và hạnh phúc. Đơn giản là dòng xe cộ đã quá đông đúc đến nỗi không có một con mèo đen nào có thể băng qua đường trước mắt chúng tôi cả.
Sau chín mùa trôi qua, con trai chúng tôi chào đời. Chúng tôi gọi nó là Ánh Sáng Giao Thông. Các cư dân của những chiếc xe hàng xóm đến thăm đứa bé, họ la lên: “Hoan hô!” và chúc cho kẻ mới sinh một cuộc đời êm ả như một con đường tráng nhựa. Không lâu sau đó, chúng tôi buộc phải đưa một bố cáo lên trên tấm kính chắn gió của xe mình. “Một xe hai chỗ ngồi muốn đổi một xe chỗ ngồi ít nhất là bốn. Xăng nhớt không quan trọng”. Xăng nhớt không quan trọng bởi vì con lộ đang chạy về phía xuống dốc. Có một lô đề nghị được đưa đến. Lẽ tự nhiên trong số đó có những kẻ muốn kiếm chút lợi ích ở tình trạng khó khăn của chúng tôi. Chẳng hạn, có một người nào đó muốn đổi cho chiếc Taporozheta cũ kỹ xộc xệch mà thậm chí cũng chẳng có lấy một động cơ nào của anh ta. Anh ta lập luận rằng nó sẽ cho một chỗ nằm tránh được gió, và rằng dù sao thì chuyện lái xe chẳng thành vấn đề gì nữa. Chúng tôi từ chối, bởi vì ngoại trừ những điều khác, chiếc xe nằm ngoài vòng đỗ xe của chúng tôi. Sau cùng chúng tôi quyết định chọn chiếc Pobeda tuy cũ hơn mà rộng rãi hơn. Điều tiện lợi không thể tranh cãi được của nó là sợi ăng ten dài thượt ở phía sau xe, rất thích hợp để phơi tã lót. Mọi việc dường như đang diễn biến suôn sẻ thì biến cố xảy ra. Không phải với chiếc xe vì nó không thể xảy ra sự cố với tốc độ chậm như vậy. Nó xảy ra với cuộc hôn nhân của chúng tôi. Chúng tôi phải đương đầu với sự kiện là con trai chúng tôi đã đến tuổi đi học. Nhưng vào thời buổi ấy người ta vẫn chưa thành lập một trường học trên xe buýt. Vợ tôi và tôi cùng thảo luận mọi ngóc ngách của vấn đề và cuối cùng phải quyết định hy sinh cuộc hôn nhân của chúng tôi để lo cho việc học hành của con trai mình. Chúng tôi chia tay. Bấy giờ vợ tôi và con trai tôi sống trong xe của một người đàn ông khác. Mặc dù xe là một chiếc tồi tàn, nhưng người đàn ông là một giáo viên tiểu học, và đó mới là vấn đề. Trong vòng bốn năm, tôi sẽ có thời gian để có con trai tôi sống với tôi. Ngay lúc này tôi sửa soạn gởi mẫu quảng cáo này đi khắp nơi. “Muốn chia sẽ một chiếc xe với một nữ giáo viên dạy khoa học, toán học, ngoại ngữ, nghệ thuật, âm nhạc và tâm lý học.” Nhưng một cách bí mật, tôi mơ đến cái ngày mà chúng tôi sẽ quay về nhà: con trai tôi đã tốt nghiệp đại học và nó là một chàng trai trẻ tuổi, độc lập, với một cô dâu bên cạnh nó, rồi thì chúng tôi có thể cùng nhau khởi động xe đi tới phòng đăng ký kết hôn.
VĨNH HIỀN dịch

(nguồn: TCSH số 228 - 02 - 2008)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • WILLIAM SAROYAN (Mỹ)Cả thế giới muốn tôi làm một chầu hớt tóc. Cái đầu tôi thì quá bự cho thế giới. Quá nhiều tóc đen, thế giới nói thế. Mọi người đều nói, khi nào thì mày định đi làm một chầu hớt tóc vậy hả nhóc kia?

  • SOMERSET MAUGHAM (ANH)Trang trại nằm giữa thung lũng, giữa những mỏm đồi ở Sômôsetsi. Ngôi nhà xây bằng đá theo mốt cũ được bao bọc bởi những kho củi, sân nhốt súc vật và những công trình bằng gỗ khác. Thời điểm xây dựng được chạm trổ trên cổng bằng những chữ số cổ đẹp đẽ: 1673.

  • SORBON (Tajikistan)Sorbon sinh năm 1940 tại làng Amondar  trong một gia đình nông dân  thuộc  tập đoàn sản  xuất nông nghiệp. Năm 1963 ông tốt nghiệp Đại học Lenin của Tajikistan với bằng tiến sĩ ngôn ngữ học. Các tác phẩm của Sorbon xuất hiện lần đầu vào năm 1965. Tuyển tập truyện ngắn đầu tiên của ông “Không phải tất cả đã được nói ra” xuất bản năm 1969. Nhiều truyện ngắn của ông mau chóng được thu thập lại, trong đó có truyện “Ngày đầu tiên đến trường” nói về một phụ nữ Tajikistan  trong Thế chiến thứ Hai, “Sự phòng thủ của đá” và “Người du mục” nói về sự thiết lập chính quyền Xô Viết tại ngôi làng ven sông Zeravshan, và “Áo khoác đồ sộ” nói về một cậu bé bị mất cha trong chiến tranh. Sorbon là nhà văn có tiếng tăm lớn của nền văn xuôi Tajikistan ở thập niên bảy mươi. Truyện ngắn “Người đánh bẫy chim” được viết năm 1974.

  • MISHIMA YUKIO (Nhật Bản)Nhà văn Nhật Bản Mishima Yukio (1925 - 1970) bắt đầu in các tác phẩm của mình từ những năm 20 tuổi. Ông được tặng nhiều giải thưởng văn học và ba lần được đề cử vào giải Nobel văn chương.

  • PAUXTÔPXKIChúng ta yêu mến thứ ánh sáng bảo hiểm của những ngọn hải đăng nhưng ít khi nhìn thẳng vào nó. Thường chỉ có những người bảo vệ và các tay lái tàu dán mắt vào hải đăng để kiểm tra bí mật độ loé sáng của nó. Bởi vì tất cả hải đăng trên biển đều nháy và nhấp nhánh khác nhau, theo những tín hiệu đó, người ta có thể biết được hải đăng nào và con tàu đang ở đâu.

  • SLAWOMIR MROZEK (Ba Lan)(Lê Bá Thự dịch từ nguyên bản tiếng Ba Lan)

  • ALPHONSE DAUDETSự kiện phản ánh trong truyện xảy ra năm 1871, thời kỳ chiến tranh Pháp - Phổ, khi quân đội Phổ (Đức) đã chiếm đóng và sáp nhập hai tỉnh Alsace và Lorraine của Pháp vào lãnh thổ Đức.

  • DOMINIQUE DE VILLEPINTác giả Dominique de Villepin, sinh năm 1953, đương kim Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, là người phát ngôn cho chính sách hòa bình đối lập với đường lối chiến tranh Bush-Blair trong vụ tập kích Irak đầu năm 2003. Nơi đầu sóng ngọn gió của bang giao quốc tế, ông đã đồng thời cho xuất bản một khảo luận về Thơ, Ngợi ca những Người Cướp Lửa, tượng trưng cho Người Làm Thơ, qua hình ảnh mượn của Arthur Rimbaud, lấy từ huyền thoại Prométhée.

  • MARK TWAINTwain, Mark, (Samuel Langhorne Clemens), nhà văn Mỹ, (1835-1910). Sinh tại Florida, bang Missouri. Là con thứ tư trong một gia đình thương nhân nghèo. Chưa đầy 12 tuổi, Clemens đã phải thôi học để học nghề sắp chữ in, rồi làm đủ nghề. Năm 1853, bị thôi thúc bởi ý muốn tìm hiểu thế giới, lên đường đi nhiều nơi, làm thợ in công nhật ở St. Louis, New York và Philadelphia. Đến sông Mississipi, hành trình dự kiến đi Brazil bị đình lại vì Clemens lại mơ ước trở thành hoa tiêu trên sông.

  • HARUKI MURAKAMI (Nhật Bản)Chàng và nàng đang đi trên một con đường. Dọc bãi tha ma. Lúc nửa đêm. Sương mờ vây phủ. Họ tuyệt nhiên không định đi ở nơi chốn này vào lúc này. Nhưng vì các nguyên do khác nhau họ đã buộc phải đi. Họ bước vội vàng, nắm chặt tay nhau.

  • GRAHAM GREENE (Anh)Có tám người đàn ông Nhật đang ăn bữa tối ở nhà hàng cá nổi tiếng Bentley's. Họ chỉ trao đổi với nhau dăm ba câu bằng thứ tiếng mẹ đẻ khó hiểu của họ, nhưng luôn có nụ cười nhã nhặn và thường mỗi câu lại kèm một cử chỉ cúi đầu lịch thiệp. Tất cả tám người, trừ có một, đều đeo kính. Thỉnh thoảng cô gái xinh đẹp ngồi phía cửa sổ lại đưa một cái nhìn lướt qua họ, nhưng xem ra chuyện của cô ta quá quan trọng, khiến cô ta không thể thực sự chú ý tới bất kỳ ai trên đời ngoài chính mình và người ngồi cùng bàn.

  • VICTORIA CHIE (ÚC)Cảm giác xấu hổ như kẻ đang làm điều mờ ám, Anne Peterson đặt bút run run ghi tên mình vào phần trống trong bản tự giới thiệu của văn phòng môi giới hôn nhân. Chẳng lẽ lại đến nông nổi này sao? 49 tuổi, trông còn rất trẻ, duyên dáng, đầy sức sống, thành đạt, vật chất đầy đủ, đã ly dị, thế mà phải nhờ môi giới kiếm cho một tấm chồng. Mà anh ta là ai, cũng là một kẻ nào đấy tìm đến đây với những dòng tự giới thiệu cứng nhắc. Thôi, đành vậy chứ biết sao, chỉ vì quá yêu con gái Cindy mà Anne đã phải chịu đựng nỗi trống trải cô đơn ròng rã suốt bao năm trời.

  • NGÔ KIM LƯƠNG (Trung Quốc)"Nếu còn gặp người, nhất định phải nói", Trần Tĩnh đang nghĩ, ngước mắt lên nhìn ánh đèn vàng vọt trong ngõ nhỏ. Đêm khuya rồi, khắp nơi là hình ảnh kỳ quái của một màn đêm đen kịt. "Ai cha! Chiếc xe đạp xui xẻo này!" - Cô đẩy chiếc xe, không biết phải nói thế nào.Sau lưng vang lên một hồi chuông xe đạp, Trần Tĩnh "ai cha" một tiếng, chàng trai cưỡi xe đạp đã lướt vèo qua rồi.

  • S.MROZEKCó một lần tôi đi du lịch.Vì không có tàu trực tiếp đến nơi tôi cần tới nên tôi phải xuống một ga dọc đường để chuyển sang tàu khác.Hôm đó là một buổi tối. Mãi sáng hôm sau con tàu tiếp theo tôi sẽ phải đi mới đến.Tôi rời nhà ga, vào thị trấn để kiếm nơi ở trọ.

  • JOYCE BEGG (Úc)Bà Firbank trở thành hàng xóm của chúng tôi đã lâu, dễ đến sáu bảy năm nay, nhưng thật sự trong chúng tôi chẳng ai dám khẳng định mình biết rõ về người đàn bà này. Xung quanh bà ta lúc nào cũng bao phủ một bầu không khí bí hiểm, ma quái, ngay cả toà dinh thự cổ của bà ta cũng gợi cho người ta cái vẻ rờn rợn, lạnh lẽo giống như nơi trú ẩn của những linh hồn cõi âm.

  • KRISHNAN VARMAKrishnan Varma sinh ở Kerala, Ấn Độ. Ông viết bằng hai thứ tiếng Anh và Malayalam. Trong nhiều tác phẩm của mình, ông chia sẻ sự quan sát đối với cuộc sống của lớp người cùng khổ trên đất nước ông.

  • ARTURO VIVANTELời giới thiệu: Nhà văn Arturo Vivante sinh năm 1923 ở Rome, tốt nghiệp cử nhân đại học McGill, Canada, 1945, tốt nghiệp y khoa đại học Rome, 1949. Ông hành nghề bác sĩ toàn khoa, đồng thời sinh hoạt và nghiên cứu về văn chương ở một số trường đại học Mỹ. Vivante là nhà văn rất nổi tiếng với các truyện cực ngắn và các giai thoại.

  • KÔNXTANTIN PAUXTÔPXKI Mùa Thu. Những hạt sương mai tháng Chín lạnh giá, mọng nước rơi tung tóe từ những tán lá trên cao xuống và bắn cả vào người tôi. Sương từ các nhành cây nhỏ giọt xuống mặt nước sông đen thẫm, tạo thành những vòng tròn và chậm rãi lan ra xung quanh.

  • LTS: Mario Bendetti sinh tại Paso de los Toros (Tacuarembó ) ngày 14 tháng 9 năm 1920. Ông theo học tại trường tiểu học tiếng Đức ở Montevideo và trường trung học Miranda, đã từng làm nhiều nghề như nhân viên bán hàng, tốc kí, kế toán, viên chức nhà nước và phóng viên. Từ năm 1938 đến 1941 ông sống chủ yếu ở Buenos Aires . Năm 1945, khi trở về Montevideo, ông viết bài cho tuần báo nổi tiếng Marcha, qua đó trở thành phóng viên bên cạnh Carlos Quijano và rồi trở thành một thành viên trong ê-kíp của ông này cho tới tận năm 1974 khi tuần báo ngừng xuất bản.Năm 1973, vì lí do chính trị, ông phải rời bỏ tổ quốc,bắt đầu cuộc sống lưu vong kéo dài mười hai năm ở những quốc gia: Ác-hen-ti- na và Tây Ban Nha. Quãng thời gian này đã để lại những dấu ấn vô cùng sâu sắc trong cuộc đời ông cũng như trong văn nghiệp.

  • YUKIO MISHIMA (Nhật Bản)YUKIO MISHIMA tên thật là HIRAOKA KIMITAKE (1925-1970). Sinh tại Tokyo.Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Tokyo . Nhà văn, kịch tác gia, đạo diễn sân khấu và điện ảnh, diễn viên.Năm 16 tuổi đã xuất bản truyện vừa lãng mạn Khu rừng nở hoa. Tiểu thuyết Lời thú tội của chiếc mặt nạ ra năm 1949 đã khẳng định tên tuổi của nhà văn trẻ tài năng và trở thành tác phẩm được đánh giá là kinh điển của nền văn học Nhật Bản.