Ngày 24/5, tại địa điểm di tích Hải Vân Quan, tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng đã tổ chức Lễ đón Bằng xếp hạng Di tích quốc gia Hải Vân Quan, theo Quyết định 1531/QĐ-BVHTTDL ngày 14/4/2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Hải Vân Quan đã được xếp hạng Di tích quốc gia. (Ảnh: Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Hải Vân Quan nằm trên đỉnh đèo Hải Vân thuộc địa phận thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
Công trình Hải Vân Quan được xây dựng từ đời Trần và được trùng tu vào thời Nguyễn (năm Minh Mạng thứ 7-1826).
[Thêm 3 di tích lịch sử, khảo cổ và kiến trúc được xếp hạng quốc gia]
Cửa trông về phủ Thừa Thiên đề ba chữ "Hải Vân Quan," cửa trông xuống Quảng Nam đề "Thiên hạ đệ nhất hùng quan." Một bên góc bảng còn ghi thêm "Minh Mệnh thất niên cát nhân tạo," tức "làm vào ngày tốt năm Minh Mệnh thứ 7" (1826).
Nằm ở độ cao 490m so với mực nước biển, Hải Vân Quan là cụm bố phòng quân sự với nhiều công trình gồm hệ thống thành lũy, nhà kho, trụ sự, pháo đài thần công…
Dưới thời nhà Nguyễn, Hải Vân Quan là cửa ải quan trọng, là cửa ngõ vào kinh đô Huế từ phía Nam. Chính vì vậy, triều Nguyễn đã tập trung lực lượng và vũ khí quy mô ở Hải Vân Quan để trấn giữ.
Đến nay, Hải Vân Quan đã trải qua 189 năm lịch sử (1826-2015) với nhiều biến động. Di tích này đã bị chiếm dụng bởi thực dân và đế quốc đồng thời chịu sự tác động rất lớn của bom đạn từ hai cuộc chiến tranh kéo dài hơn hai thập kỷ nên diện mạo thay đổi rất nhiều.
Sau năm 1975, Hải Vân Quan tiếp tục xuống cấp trầm trọng do không được quan tâm đúng mức trong một thời gian dài.
Hải Vân Quan là một điểm nhìn tuyệt đẹp về vịnh và thành phố Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà, Cù Lao Chàm và những cung đường quanh co, khúc khuỷu của đèo Hải Vân. Di tích này là điểm đến yêu thích của du khách trong và ngoài nước trong nhiều thập niên qua.
Hiện nay di tích bị xuống cấp nghiêm trọng, trong khi đó một lượng lớn du khách trong và ngoài nước vẫn đến đây tham quan hàng ngày.
Nếu các công trình ở Hải Vân Quan được đầu tư phục hồi, tu bổ, trả lại giá trị vốn có của nó thì không những có ý nghĩa là giữ gìn một cách trọn vẹn một di sản văn hóa dân tộc mà còn đem lại những lợi ích đáng kể trong sự nghiệp phát triển văn hóa và du lịch của tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng.
Dịp này, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng cùng ký biên bản ghi nhớ với phối hợp thực quốc gia Hải Vân Quan; giao cho Sở Văn hóa, Thể thao của hai địa phương làm cơ quan thường trực xây dựng các kế hoạch chi tiết để triển khai hiệu quả bản ghi nhớ.
Theo
Vào lúc 15h ngày 27/04, UBND thành phố Huế, Ban Tổ chức Festival nghề truyền thống Huế năm 2017 đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu Festival lần này tại Trung tâm Hành chính Thành phố.
Vào lúc 18h30 ngày 22/04, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức chương trình kích cầu “Tuần lễ Vàng du lịch tại khu di sản Huế” đợt 1 năm 2017 (từ ngày 22/04 đến ngày 28/04/2017) và chính thức mở cửa tham quan “Đại Nội về đêm” từ ngày 22/04/2017.
Vào lúc 14h30, ngày 21/04, Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã phối hợp với thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức buổi triển lãm sách của các nhà văn ở Huế và buổi nói chuyện chuyên đề: “Sách – Bài học về giá trị cuộc sống” tại thư viện Tổng hợp tỉnh, số 29A Lê Quý Đôn, nhân ngày sách Việt Nam lần thứ tư.
Nằm trong chương trình “Tình Sông Hương”, chương trình âm nhạc thiện nguyện "Thắp sáng niềm tin" nhằm phục vụ bệnh nhân tại Trung tâm Ung Bứu - Bệnh viện Trung Ương Huế đã được tổ chức vào lúc 18h ngày 15/4.
Nhân dịp kỷ niệm 170 năm thành lập Tập đoàn Carlsberg, Carlsberg Việt Nam phối hợp cùng Carlsberg Bequest và Young Global Pioneers (YGP) trao một suất học bổng cho bạn trẻ Việt Nam tham gia chương trình Hành trình Học tập YGP (YGP Learning Journey) kéo dài 3 tuần từ 23/7 đến 12/8/2017 tại Tanzania.
Vào lúc 14h30 chiều ngày 07/04, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi trao đổi về vấn đề dịch thuật với sự góp mặt của đông đảo các nhà nghiên cứu cùng các bạn sinh viên.
Vừa qua, Lê Thừa Tiến là họa sĩ Huế duy nhất được chọn tham gia triển lãm “Mở cửa mỹ thuật 30 năm thời kỳ đổi mới” do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh & Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch) tổ chức tại Hà Nội năm 2016.
Trong sự dung hòa phong vị cảm thụ của nhiều thế hệ độc giả khác nhau, nhất là sự xung đối giữa cách tân và truyền thống, mảng Văn trên Sông Hương số tháng 4 này đăng tải hai truyện ngắn. Tiếng thở dài từ bạn viết trẻ ở Hà Nội thiên về cảm thức phi lý, ở đó căn cước cá nhân thường bị đóng vào trong dấu chỉ của một thứ cảm trạng nhiễu loạn, đầy hồ nghi và khủng hoảng. Truyện Hồ Xuân của một tác giả có tuổi ở Huế nhẹ nhàng, gợn chút sóng lao xao bởi ngọn gió xuân muộn màng thoảng qua tâm hồn của những con người quen nếp sống quê mùa thân thuộc.
Chiều 2/4, tại Trung tâm Văn Thể mỹ (11 Đống Đa), Giải Bóng bàn Super League Huế 2017 đã chính thức khai mạc.
Mượn câu slogan của Ngành Du lịch Việt Nam "Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn" để nói về một vùng đầm phá ở Thừa Thiên- Huế- Phá Tam Giang.
Vào lúc 14h00 ngày 23/03, Khoa Ngữ văn thuộc trường ĐHKH Huế đã tổ chức “Lễ kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển” tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đang trong những ngày Huế kỷ niệm 60 năm thành lập Đại học Huế, bài viết “Tạp chí Đại học - đứa con tinh thần sáng giá của Viện Đại học Huế” in trong số này, nhắc đến một dấu ấn quan trọng mà đội ngũ trí thức của Huế năm xưa đã làm được. Đến nay, bộ tạp chí Đại học đã trở thành một di sản văn hóa quý báu, đóng góp nhiều tư liệu quan trọng cho công tác nghiên cứu hiện nay.
Nhà vua Akihito (Minh Nhân) lên ngôi vào ngày 07/01/1989, là Nhà vua thứ 125 của Nhật Bản sau khi Nhà vua Hirohito (Nhật hoàng Chiêu Hòa) băng hà.
Vào tối 10/02 (14 tháng giêng), cùng chung bầu không khí thơ Nguyên Tiêu của cả nước, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Liên hiệp các Hội VHNT TT-Huế đã tổ chức đêm thơ Nguyên Tiêu Đinh Dậu (2017) với chủ đề “Tiếng vọng mùa xuân”.
Sáng ngày 10/02 (14 tháng giêng) Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình Đầu năm viếng mộ thi nhân tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố Huế và thị xã Hương Thủy để tưởng nhớ các văn nghệ sĩ đã khuất.
Không khí Xuân Đinh Dậu 2017 đang lan tràn khắp nơi. Những trang báo tết của Sông Hương được hình thành trong những ngày nắng mới lên sau hai tháng kỷ lục mưa Huế dầm dề hiếm có xưa nay. Đất trời đã chuyển vận theo biến đổi khí hậu, đó là những lời nhắc nhở của tạo hóa, và từ đó, nhân loại cũng phải nhìn nhận lại cách ứng xử của mình - “phải biết lễ độ trước thiên nhiên”. Xa hơn, con người đã đến lúc cần nhìn lại về cuộc sống của mình như thế nào cho đúng bản chất đời sống mà tạo hóa đã ban cho.
Vào lúc 15h00, ngày 14/01, Hội Nhà văn TT Huế đã tổ chức “Lễ tổng kết hoạt động năm 2016 và triển khai phương hướng hoạt động năm 2017” tại hội trường Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TT Huế.
Vào lúc 08h, ngày 11/01, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế 2016 đồng thời triển khai nhiệm vụ công tác năm 2017.
Nhằm ghi nhận những đóng góp cho sự phát triển văn học nghệ thuật tỉnh nhà, vào lúc 15h ngày 07/01/2017, Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ trao tặng thưởng tác phẩm, công trình Văn học Nghệ thuật xuất sắc năm 2016 đồng thời tôn vinh văn nghệ sĩ đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT, NNND, NNƯT và đoạt các giải thưởng quốc tế, tại hội trường khách sạn Duy Tân.