Cột mốc thời gian

15:20 20/02/2017


NGUYỄN ĐÔNG NHẬT

Ảnh: internet

Cột mốc thời gian  

Buổi sáng ấy còn để lại trong tôi mùi vị lạnh trơ chiếc ghế đá, tiếng động mơ hồ dòng người - xe dưới kia, hơi ấm gần - xa của em và khoảng cách những mười năm không thể lấp đầy dù tôi cố mở một lối đi tới. Tôi đã từ giã em như thế, lần thứ hai và có thể là lần cuối cùng. Cái đập chắn sóng tôi xây nên chở che trái tim mình trở nên vô dụng và giờ đây và mãi lâu dài tôi chỉ có thể hàn gắn bằng sự tan vỡ chầm chậm, xa trong những ngõ khuất.

Em bước vào ánh sáng. Ánh sáng cô đặc của những thành lũy em tự dựng nên, rào giậu em với chính em trong ước mơ thanh tẩy tâm hồn trước những thanh âm của ngày thường, trong cố gắng tự chứng thực bản thân cùng sự thanh sạch hiếm hoi giữa trần gian.

Tôi không biết những gì em đã gặp. Tôi mong em bình yên trong kiếm tìm kia. Nhưng có phải tôi nghe nhịp tim em ngơ ngác trên con đường gió, âm nhạc mơ hồ và ánh mờ của hạnh phúc còn hứa hẹn?

Buổi sáng ấy đào sâu giữa chúng ta sự xa cách đời đời nhưng lạ kỳ thay, trong bóng tối ẩn khuất của niềm vui vừa rơi mất, tôi lại tình cờ nắm được đầu mối sợi dây của Thésée khi chàng bước vào mê cung. Và tôi chợt hiểu con quái vật kia không gì khác hơn là chính cái bóng mà chàng mang theo bao nhiêu năm tháng. Tôi tin em cũng đã cầm trong tay sợi dây ấy, sợi dây mà mỗi con người phải tìm thấy cho mình khi bước vào ánh sáng. Cũng là bước vào bóng tối.

Buổi sáng ấy đã tắt. Trong tôi và trong em. Như một niềm an ủi cay đắng mà dịu dàng trên con đường của mỗi chúng ta.

Để một ngày nào dưới bóng những đám mây của bầu trời khác, cả tôi và em đều biết trong những ngày cũ, chúng ta đã từng có và từng vượt qua buổi sáng ấy.
 

(TCSH336/02-2017)




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LTS: Nhắc đến Trần Thị Huyền Trang chắc hẳn bạn đọc Sông Hương không thể nào quên truyện ngắn “Đắng như hạnh phúc” trên “Trang viết đầu tay” của Tạp chí Sông Hương số 7 (tháng 6.1984). Tựa đề này sau đó được lấy làm tựa đề chung cho một tập truyện ngắn của CLB Văn học Trẻ Huế.

  • Lê Văn Ngăn - Ngô Xuân Hội - Thế Dũng

  • Từ Nguyễn - Đông Triều - Cao Hạnh - Trần Huy Minh Phương - Nguyễn Minh Khiêm - Đức Sơn - Từ Hoài Tấn - Bảo Cường - Biển Bắc

  • LGT: Gia đình Kim Quý là một gia đình nghệ sĩ nổi tiếng. Chồng, nghệ sĩ Nhân dân Xuân Đàm, tác giả kịch bản đồng thời là đạo diễn của nhiều vở kịch nói, để lại dấu ấn cho nền sân khấu Việt Nam một thời không thể nào quên.

  • HOÀNG VŨ THUẬT Nếu tôi chết đi Xin cứ để bao lơn rộng mở… (F. Garcia Lorca)

  • Huỳnh Thúy Kiều - Nguyễn Đông Nhật - Thạch Quỳ - Trần Tịnh Yên - Đoàn Vĩnh Phúc - Lê Huỳnh Lâm - Khaly Chàm - Tôn Phong - Nguyễn Lãm Thắng - Đình Thu

  • NGUYỄN NGỌC PHÚ                   (Trích trường ca)

  • TRẦN HỒ THÚY HẰNG

  • TUỆ NGUYÊN

  • Trần Mạnh Hảo - Lý Toàn Thắng - Trần Bá Đại Dương - Thái Ngọc San - Trúc Chi - Phạm Tấn Hầu - Ngô Minh - Văn Tăng - Nguyễn Khắc Thạch - Lý Hoài Xuân - Trần Hải Sâm

  • Hoàng Vũ Thuật - Lê Vĩnh Thái - Nguyễn Ngọc Hòa - Nguyễn Văn Quang  - Trần Gia Thái - Hiếu Vinh - Chử Văn Long - Đông Hà - Trần Hoàng Phố - Nguyễn Hoa - Fan Tuấn Anh - Vạn Lộc - Nguyễn Thánh Ngã - Nguyễn Tất Hanh

  • LGT: Mộng là cõi cứu chuộc tâm hồn của thi nhân khi thực tại không còn là nơi để họ hiện hữu. Với Lưu Trọng Lư thì điều đó hiển nhiên đúng. Không phải một cách vô cớ mà trong Thi nhân Việt Nam Hoài Thanh viết: “Giá một ngày kia Lư có nhảy xuống sông ôm bóng trăng mà chết ta cũng không ngạc nhiên một tí nào.” Nếu thế thì đó cũng  chính là cái “mơ về”, cái “tìm đến” trong miền sáng tạo riêng của thi nhân.

  • Hoàng Vân - Nguyễn Đạt - Vĩnh Nguyên - Ngàn Thương