NGUYỄN ĐÔNG NHẬT
Ảnh: internet
Cột mốc thời gian
Buổi sáng ấy còn để lại trong tôi mùi vị lạnh trơ chiếc ghế đá, tiếng động mơ hồ dòng người - xe dưới kia, hơi ấm gần - xa của em và khoảng cách những mười năm không thể lấp đầy dù tôi cố mở một lối đi tới. Tôi đã từ giã em như thế, lần thứ hai và có thể là lần cuối cùng. Cái đập chắn sóng tôi xây nên chở che trái tim mình trở nên vô dụng và giờ đây và mãi lâu dài tôi chỉ có thể hàn gắn bằng sự tan vỡ chầm chậm, xa trong những ngõ khuất.
Em bước vào ánh sáng. Ánh sáng cô đặc của những thành lũy em tự dựng nên, rào giậu em với chính em trong ước mơ thanh tẩy tâm hồn trước những thanh âm của ngày thường, trong cố gắng tự chứng thực bản thân cùng sự thanh sạch hiếm hoi giữa trần gian.
Tôi không biết những gì em đã gặp. Tôi mong em bình yên trong kiếm tìm kia. Nhưng có phải tôi nghe nhịp tim em ngơ ngác trên con đường gió, âm nhạc mơ hồ và ánh mờ của hạnh phúc còn hứa hẹn?
Buổi sáng ấy đào sâu giữa chúng ta sự xa cách đời đời nhưng lạ kỳ thay, trong bóng tối ẩn khuất của niềm vui vừa rơi mất, tôi lại tình cờ nắm được đầu mối sợi dây của Thésée khi chàng bước vào mê cung. Và tôi chợt hiểu con quái vật kia không gì khác hơn là chính cái bóng mà chàng mang theo bao nhiêu năm tháng. Tôi tin em cũng đã cầm trong tay sợi dây ấy, sợi dây mà mỗi con người phải tìm thấy cho mình khi bước vào ánh sáng. Cũng là bước vào bóng tối.
Buổi sáng ấy đã tắt. Trong tôi và trong em. Như một niềm an ủi cay đắng mà dịu dàng trên con đường của mỗi chúng ta.
Để một ngày nào dưới bóng những đám mây của bầu trời khác, cả tôi và em đều biết trong những ngày cũ, chúng ta đã từng có và từng vượt qua buổi sáng ấy.
(TCSH336/02-2017)
Ngôn ngữ như một phương tiện truyền đạt thông tin, đối với thi sĩ, ngôn ngữ là công cụ để truyền cảm xúc của mình đến mọi người. Người làm thơ, điều quý nhất là cảm xúc. Nghệ thuật tu từ là phần kế tiếp để tác giả chia sẻ trọn vẹn cảm xúc của chính mình đến với mọi người.
(SHO). Người đã ra đi thật rồi
Đại Tướng Huyền Thoại của chúng ta – Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
Người Đại Tướng Vĩnh Viễn, Người Đại Tướng Của Nhân Dân
NGUYỄN PHI TRINH
NGUYỄN DUY
Đặng Huy Giang - Nguyên Quân - Mai Văn Hoan - Nguyễn Miên Thảo - Phan Văn Chương - Phạm Xuân Phụng
NGÔ MINH
THANH THẢO
Ngàn Thương - Nguyễn Khoa Như Ý - Công Nam - Nguyễn Thanh Mừng - Nguyễn Văn Thanh - Phan Lệ Dung - Lê Ngã Lễ
HỒNG VINH
Dăm năm cuối của thập niên 90, tác giả Ngọc Khương nổi lên với những tập thơ viết cho thiếu nhi như Bim bim và mướp vàng, Cây đàn và bông hồng (in chung với con gái út Kiều Giang). Dạo đó thơ anh được các nhạc sĩ chú ý, tìm đọc và chắp cánh cho những bài: Em là gió mát, Búp bê cổ tích, tập đàn, Nhà cười thành những ca khúc “đứng” được với thời gian.
NGUYỄN MIÊN THẢO
VI THÙY LINH
ĐÀO DUY ANH
Tôi không có ý định vẽ một chân dung bụi bặm mang hồn cốt lãng tử của kẻ phiêu bạc muốn “đày đọa” hồn mình trong mọi ưu phiền phiêu linh chữ nghĩa. Tôi biết Phùng Hiệu “bị thơ làm” vì lòng anh vốn đa đoan, trắc ẩn với mọi thứ trên đường đời anh gặp.
Nguyễn Trọng Văn - Hồ Đắc Thiếu Anh - Nguyễn Giúp - Nguyễn Loan - Nguyên Hào - Vũ Thanh Lịch - Huỳnh Minh Tâm - Nguyễn Đạt - Đỗ Thượng Thế
TRẦN ĐÌNH BẢO
TRẦN THIÊN THỊ
Xuân Hoàng - Lưu Quang Vũ - Trần Khắc Tám - Trần Thị Huyền Trang - Văn Lợi
Lê Hòa - Nguyễn Man Kim - Trần Văn Hội - Vũ Thiên Kiều - Thảo Nguyên - Trần Phương Kỳ - Phạm Bá Nhơn - Phạm Thị Phương Thảo - Vĩnh Nguyên - Hoàng Ngọc Quý
HẢI KỲ