Chiều 16-12, Ủy ban Nhân dân Thành phố Huế đã tổ chức buổi họp báo công bố đề án phố đêm Hoàng thành Huế.
Theo đó, Phố đêm Hoàng Thành Huế sẽ khai trương vào ngày đầu năm mới 01/01/2022. Khu phố đi bộ về đêm sẽ nằm ở 2 tuyến đường 23 Tháng 8 và đường Lê Huân (TP Huế) và hoạt động vào tối thứ sáu và thứ bảy mỗi tuần, từ 19h đến 23h đêm.
Theo kế hoạch giai đoạn 1 hình thành phố đêm Hoàng thành, UBND TP Huế sẽ xây dựng khu vực phố đi bộ về đêm ở 2 tuyến đường Lê Huân và 23 Tháng 8 nhằm đáp ứng nhu cầu trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa Huế thông qua các hoạt động mô phỏng lễ hội triều Nguyễn, nghệ thuật dân gian, hoạt động lễ hội đường phố, mua sắm đặc sản Huế, giao lưu sinh hoạt văn hóa cộng đồng, khám phá ẩm thực Huế của du khách và người dân.
Sau khi thí điểm giai đoạn 1, TP Huế sẽ đánh giá, xem xét để triển khai tiếp tục thực hiện tuyến phố đi bộ về đêm quanh Hoàng thành Huế với 4 tuyến đường Lê Huân, 23 Tháng 8, Đặng Thái Thân và Đoàn Thị Điểm. Đây sẽ là tuyến đường đi bộ về đêm kết hợp các hoạt động trải nghiệm du lịch, văn hóa thứ 3 của TP Huế, sau phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và khu phố "Tây" Chu Văn An - Phạm Ngũ Lão - Võ Thị Sáu ở bờ nam sông Hương.
Dự kiến sau khi đi vào hoạt động, khu phố đêm sẽ từng bước kết nối với các khu vực quan trọng khác trong Kinh thành Huế như hồ Tịnh Tâm; lầu Tàng Thư; khu vực Trấn Bình Đài - Mang Cá nhỏ; sông Ngự Hà và không gian Thượng Thành - Eo Bầu.
Khi đi vào hoạt động, khu phố đêm sẽ có 28 quầy hàng và 4 khu vực diễn ra các hoạt động văn hóa, trải nghiệm tại công viên đường Lê Huân để phục vụ các hoạt động trải nghiệm văn hóa, tham gia trò chơi dân gian... khuyến khích người dân, tổ chức có nhu cầu vào kinh doanh trưng bày các mặt hàng như đèn lồng, dệt, hoa giấy Thanh Tiên, nghệ thuật trúc chỉ, các sản phẩm từ sen, các sản phẩm từ tranh làng Sình, pháp lam, mỹ phẩm truyền thống, sản phẩm trang sức truyền thống, sản phẩm đông y, mỹ nghệ…
Hiện nay cơ bản việc chỉnh trang các tuyến đường phục vụ phố đi bộ về đêm của TP Huế đã hoàn thành. Sau khi "sáng đèn" vào đầu năm 2022, phố đêm Hoàng Thành Huế sẽ có nhiều hoạt động nghệ thuật đặc sắc, mang đậm văn hóa cung đình, dân gian Huế như lễ đổi gác ở khu vực Ngọ Môn, múa mặt nạ tuồng ở cửa Chương Đức, biểu diễn áo dài ngũ thân ở Tây khuyết đài...
Ủy ban Nhân dân Thành Phố Huế cũng vận động các cơ sở kinh doanh ở khu vực phố đêm treo đèn lồng Huế, đèn trang trí (không sử dụng ánh sáng trắng) để tạo điểm nhấn cho tuyến phố.
Phố đêm Hoàng thành Huế đi vào hoạt động nhằm múc đích bảo tồn văn hoá vật thể và phi vật thể kết hợp với phát triển du lịch, dịch vụ, tạo nét đẹp về văn hoá và văn minh đô thị đặc trưng của Thành phố văn hóa, TP Fesstival. Hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm có tính đặc trưng và có sức cạnh tranh cao. Thu hút du khách, kéo dài thời gian lưu trú, tăng doanh thu dịch vụ. Đáp ứng nhu cầu trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa Huế thông qua các hoạt động mô phỏng lễ hội Triều Nguyễn, nghệ thuật dân gian, hoạt động lễ hội đường phố, mua sắm đặc sản Huế, giao lưu sinh hoạt văn hóa cộng đồng, khám phá ẩm thực Huế của du khách và người dân; Tạo ra nguồn lợi kinh tế cho cộng đồng dân cư.
Phương Anh
Sáng 9/10, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã phối hợp với UBND xã Phong Mỹ (huyện Phong Điền, tỉnh TT.Huế) tổ chức khai mạc trại sáng tác Văn học Nghệ thuật trẻ năm 2018.
Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận kết quả bầu chức danh Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Quý bạn đọc thân mến.
Tháng Mười, chúng ta có thêm dịp tôn vinh cái đẹp qua góc nhìn đầy nữ tính trên Sông Hương. Hầu hết ở các chuyên mục trên số báo 356 này đều hướng về phái đẹp. Và chính họ đồng thời sáng tạo nên cái đẹp khơi nguồn sự sống vĩnh hằng. Chùm thơ mở đầu với sự góp mặt của những tác giả nữ ở Huế như Đông Hà, Bạch Diệp, Châu Thu Hà, Lưu Ly cùng nhiều tác giả nữ trong nước và ở nước ngoài, mỗi bài thơ như từng ô cửa sổ nhỏ xinh được mở ra vào một sáng tinh với ánh mặt trời chưa làm khô mất những giọt sương giữa thảo nguyên xanh ngút.
Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vô cùng thương tiếc báo tin:
Theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau một thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ trong và ngoài nước tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao sức yếu, đồng chí đã từ trần hồi 23 giờ 12 phút ngày 1/10/2018, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Tối ngày 29/9, tại hội trường Đài Phát thanh và Truyền hình Thừa Thiên Huế Trung tâm Hỗ trợ sáng tác - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ Bế mạc trại sáng tác Âm nhạc “Huế Xưa và Nay”.
- Bác Hồ với điện ảnh Việt Nam - TRỌNG NGUYỄN
- Tương lai đô thị Huế - LÊ VĂN LÂN
+ “Đô thị Huế”. Ảnh HẢI PHONG
Sáng 19/9, tại thành phố Đà Lạt, Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật đã tổ chức Hội nghị tập huấn tiếp tục triển khai nhiệm vụ “Từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam".
Sáng ngày 23/9, tại TP Huế, tỉnh Thừa Thiên- Huế phối hợp với Hội Tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ 21 của Hội Tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPPA).
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vô cùng thương tiếc báo tin:
Ngày 22/9 tại Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng và Điềm Phùng Thị tổ chức chương trình Liên hoan “Vui Tết Trung thu cùng nghệ thuật Điềm Phùng Thị”.
Sáng 22/9, tại khách sạn Hương Giang, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và Hội Tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương đồng tổ chức họp báo Đại hội lần thứ 21 của Hội Tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPPA).
Sáng 21/9, tại nhà hát Ca kịch Huế, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi hội Nghệ sĩ Sân khấu tại Huế tổ chức kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam (12/8 âm lịch).
Theo nguồn tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Trần Đại Quang, sinh năm 1956, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do mắc bệnh hiểm nghèo, mặc dù được các giáo sư, bác sĩ trong và ngoài nước hết lòng cứu chữa, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm, tạo điều kiện, nhưng đã không qua khỏi.
Tối 19/9, tại Bia Quốc Học, TP. Huế, Sở Du lịch Thừa Thiên - Huế đã tổ chức “Ngày Hội Lân Huế năm 2018”. Đây là sự kiện về Lân đầu tiên được tổ chức tại Huế góp phần quảng bá vẻ đẹp của vùng đất Cố đô.
Chiều 18/9, tại hội trường Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên huế, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật “Thời gian – Khoảnh khắc”. Triển lãm nhân dịp kỷ niệm 73 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế (18/9/1945 – 18/9/2018).
Sáng 17/9, Tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hội Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ Khai mạc và trao giải Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Bắc Trung Bộ lần thứ XXV - 2018.
Chiều ngày 13/9, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức giới thiệu tác phẩm Đạp xe ra ngoại ô của nhà thơ Từ Hoài Tấn.
Sáng ngày 13/9, Hội khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo Thừa thiên Huế - Những minh chứng lịch sử. Đến dự có ông Nguyễn Dung – Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chiều 7/9, Trung tâm bảo tồn Di tích cố đô Huế đã tổ chức lễ gặp mặt kỷ niệm 25 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới (1993-2018), 15 năm Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại (2003-2018).