Con mèo đêm ba mươi

15:04 28/01/2011
NGUYÊN QUÂNQuyết thận trọng len qua khoảng vườn, đêm tối mịt mùng, không gợn chút ánh trăng sao, anh đi lần bước theo ký ức, cố gắng tránh gây tiếng động. Những cái lá khô giòn, nhành cây mục vương vãi làm anh bực mình chửi thầm “Mẹ nó, biết thế này hồi chiều chịu khó quét dọn chừ đỡ khổ”.
Chợt anh co người ngồi thụp xuống, phía bên kia nhà hàng xóm có tiếng bật đèn, mở cửa.

Thấy ánh sáng của bóng đèn vàng vọt hắt ra, anh vội ép người sát đất, bất động như khúc cây, tượng đá. Mặc cho bầy kiến, lũ muỗi thi nhau cắn đốt.

Thời gian tưởng chừng dài vô tận. Đèn tắt, cửa khép, bóng tối và im lặng lại tràn về phủ choàng lên những mảnh vườn nối tiếp nhau. Anh nhỏm dậy cố trấn áp sự ngứa ngáy, nhức nhói, nhẹ nhàng nhảy qua cái hố rác mới đào. Lớp đất mới ẩm mịn, dịu dàng làm khoan khoái hai bàn chân trần. Chỉ một khoảng ngắn nữa, anh sẽ tiếp cận được mục tiêu. Lỗ thông khói thứ năm kể từ cao xuống thấp, cái lỗ nằm sát nền nhà, chuông vuông không quá một gang tay, nơi anh sẽ hoàn thành tâm nguyện của mình.

Lần này nữa là lần thứ ba, anh phải làm cuộc hành trình đầy gian khổ. Từ sân trước ra đến vườn sau trong đêm ba mươi mù mịt tối đen cùng đầy lũ kiến đỏ cùng bầy muỗi bay vù vèo. Đã hai lần tại anh mềm lòng, không dứt khoát. Nhưng lần này thì sự bất quá tam. Nó không thể thoát khỏi tay anh.

Nó là con mèo tam thể nhà ai nuôi chẳng biết, có lẽ là mèo hoang. Nó có dáng dấp đi đứng vô cùng uyển chuyển với bộ lông mượt mà, cái đuôi dài cong vút đầy kiêu hãnh, cộng thêm đôi mắt xanh biếc, mê hoặc đến lạ lùng. Nhưng đáng kể nhất là tài ăn vụng, không có nhà bếp nào trong cái xóm nhỏ anh ở, tránh khỏi bị nó đột phá. Dù cẩn thận đề phòng đến cách mấy vẫn chẳng cản được bước thần tình của nó, thoáng một chút sơ hở là bay biến đi miếng thịt, con cá, không loại trừ một căn nhà bếp nào trong xóm khỏi bị nó tấn công. Riêng cái bếp nhà anh cũng bị mấy vố đậm.

Đôi mắt tinh quái ranh ma của nó chừng như hiện diện khắp mọi nơi chực chờ thời cơ, và ẩn hiện như ảo ảnh. Chưa ai nhìn thấy được rõ ràng hình ảnh đích thực tên thủ phạm chuyên ăn vụng. Ngoại trừ anh sau mấy lần cố tâm rình rập mới tận mắt chứng kiến dung dáng cùng tài năng và đường đi nước bước của con… mèo.

Trong đầu óc của anh cũng đã hình thành một kế hoạch tiêu diệt nó rất gọn nhẹ. Nhưng anh không nỡ nhẫn tâm, vì nó quả là một tác phẩm đẹp của tạo hoá.

Thường thường nhà anh là nơi hội họp công cộng cho cả xóm lúc xem ti vi, lúc kháo chuyện trên trời dưới đất. Gặp một tối các bà nội tướng đang than vãn chuyện con mèo, anh ngồi uống trà bỗng lỡ dại phát biểu:

- Cái đồ quỷ đó, muốn bắt giết khi mô chẳng được, tại nó xinh xắn duyên dáng nên thấy tội nghiệp chút thôi.

Câu nói chưa bay hết đầu môi anh đã thấy cái ngốc của mình. Thế là mặc sức các bà lợi dụng cơ hội phản công tơi bời. Kể ra đầu óc đàn bà nhạy bén thật. Oái ăm thay! Chị vợ anh là người tiên phong biến đổi con mèo nghĩa đen thành loại mèo bóng mèo gió, chị gào lên:

- Phải rồi, mấy cha đàn ông nhìn thấy đồ lạ, đồ đẹp, ưỡn qua ẹo về, cha mô cũng tươm tướp chi mà không thương với tiếc.

Anh hoảng hồn vội đính chính:

- Ê, anh nói thật tình chuyện con mèo thôi nghe.

Chị vợ nguýt dài đuôi mắt:

- Chà! Lạ chi mấy ông, ở với khỉ mà không biết múa sao.

Anh ngao ngán:

- Em khi mô cũng quàng xiên. Đàn bà đúng là chúa rắc rối.

Thêm một câu đại ngu ngốc nữa của anh.

- Dĩ nhiên! Có rắc rối mới xỏ mũi mấy ông được. Tiếng cười òa lên như vỡ chợ. Anh cố gồng mình chống chế vài ba câu. Khổ thay đám đàn bà con gái cổ vũ mỗi câu nói của chị còn nồng nhiệt hơn dân hâm mộ bóng đá thế giới. Anh đưa hai tay thành điệu bộ đầu hàng rồi lặng lẽ chuồn, mặc xác mấy bà bàn bạc cười đùa với nhau.

Tác phẩm Nửa đời hóa kiếp của họa sỹ Đặng Mậu Tựu


Tính anh xưa nay vốn chủ trương rõ ràng, minh bạch, việc ai người nấy lo, “Đèn nhà ai nấy rạng”. Anh thường nói với chị, mỗi khi chị ca cẩm chuyện con mèo phá làng xóm:

- Hơi đâu chuyện đó mà lo cho mệt xác. Mình cứ mua cái tủ đựng thức ăn thật chắc chắn, thêm ổ khóa đồng vi-rô nữa. Nó làm chi tốt.

Nghĩ là làm, anh mua tủ về, đóng thêm vài thanh gỗ dằn dọc, dằn ngang rất vững vàng chắc chắn, khác nào thành đồng vách sắt. Nhờ vậy, con mèo đành chịu sầu, lảng tránh bếp nhà anh.

Kể từ khi sắm được cái tủ bếp tuyệt đối an toàn, trên khuôn mặt anh đột nhiên hình thành một nụ cười ngồ ngộ. Cười trước sự đau khổ của người khác.

Nói đến nguyên nhân thúc giục anh quyết tâm tiêu diệt con mèo đêm ba mươi này thì quá dài dòng. Nhưng nhìn thấy mấy chuyến bò lui bò tới, chấp nhận khổ hình lúc bà con chòm xóm nô nức chờ đợi đón giờ phút giao thừa thiêng liêng là biết ngay sự việc xảy ra với anh tối ư trọng đại.

Bắt đầu từ miếng thịt chị bỏ công lựa chọn mua về cúng đầu năm. Vòng nọng heo nung núc, báo hiệu đầy tài lộc thịnh vượng, mới lôi trong chiếc giỏ mây ra, đặt lên đĩa, chưa kịp cất vào cái thành trì kiên cố của anh đã vụt biến mất khi chị chỉ vừa mới quay lưng. Để lại cái đĩa trống không như cõi lòng tan nát kèm theo tiếng… meo… thánh thót ngân nga. Âm thanh ấy lồng lộng chưa dứt, cuộc chiến tranh giữa anh và chị đã nổ bùng.

Khúc dạo đầu bằng bài ca thán của chị nghe thê thiết não nùng rồi chuyển dần thành viên đạn pháo ngôn ngữ, liên thanh công phá thành lũy u mê vẫn hằng hiện trong đầu óc anh. Nào là đũa mười đôi khó bẻ, một chiếc dễ đi đời. Nào là nhất cận lân nhì cận thân, tối lửa tắt đèn hàng xóm có nhau nên phải biết bảo vệ cho nhà bếp của nhau... Thôi thì đủ mọi điều kinh điển để dẫn đến thực tại con mèo tha mất miếng thịt.

Anh lẳng lặng ngồi nghe và dần “đại ngộ”, nên lập tức đứng bật dậy. Quyết tâm, quyết như ông bà già thân sinh hoài bão khi đặt tên cho anh…

- Lần này phải tóm bằng được… đừng để bị nó mê hoặc, mềm lòng như mấy lần trước…

Anh nguyện thầm với lòng như vậy.

Với bằng bất cứ giá nào, dù có hy sinh vài vết cào xước sứt da chảy máu, cũng phải tóm gọn nó trong lần này. Tóm gọn để minh chứng tài năng và lòng quyết tâm, tóm gọn để người sau bớt sầu não, để khỏi bò lại lần thứ tư con đường chông gai, gian khổ và chấm dứt huyền thoại con mèo thành tinh.

Anh rướn người ép sát vào tường, chân xuống tấn vững vàng, tay phải đặt hờ bên trên cái lỗ, tay trái chuẩn bị bấm nút bật cây đèn pin. Một cú hợp đồng tuyệt diệu được nghiên cứu kỹ càng giữa anh với chị. Giờ tử hình tên tội phạm đang lục đục mở cánh cửa tủ đựng đầy ắp thức ăn được cố ý khép hờ.

Theo đúng bài bản hợp đồng tác chiến đã vạch ra. Anh chiếu ngọn đèn pin, luồng sáng trượt qua nóc nhà rồi dừng lại một khoảng sáng tròn vo trên tàng cây cóc đang mùa trái trĩu nằm trước cửa ngõ. Nhìn thấy ánh sáng ấy, vợ anh đi từ từ xuống bật công tắc đèn nhà bếp. Theo bản năng con mèo đương nhiên phải kinh hoảng vì ánh sáng lẫn tiếng hét the thé chẳng kém gì tiếng gầm gào của loài hổ bất chợt vang lên. Nó nhanh như tia chớp thoát ra bằng đường quen cố hữu, tức là lỗ thông hơi thứ năm, nơi bàn tay phải anh chờ sẵn. Cũng chẳng kém gì vận tốc tia chớp của con mèo, bàn tay anh chộp trúng ngay cổ tên ăn vụng đang lúng túng nửa ngoài nửa trong cái lỗ thông hơi.

Con mèo vùng vẫy dữ dội, bốn chân giương hết vuốt nhọn cào cấu lung tung, miệng không ngớt gào từng chuỗi âm thanh nửa như van xin cầu khẩn, nửa như dọa nạt, hờn căm. Anh cũng đau đớn xót xa không kém gì nó, vết cào xước trên hai cổ tay rát buốt, lẫn cảm giác mát lạnh, anh tự nhủ “Chắc vết thương sâu và đang chảy máu”.

Bị thương đến toé máu là có thêm động lực để căm phẫn, anh vội ném cây đèn pin để có thêm một bàn tay thít chặt, dí cổ con mèo xuống sát đất. Anh không nhìn thấy nó trong bóng tối nhưng lớp lông cổ êm ái dưới hai bàn tay suýt làm anh động lòng nếu không có vết cào sứt đau đớn. Thoạt đầu anh chẳng thể ngờ tới cái giãy chết, sự đối kháng để tồn sinh của một con mèo nhỏ lại mãnh liệt hung bạo như vậy. Bằng sức vóc với lòng quyết tâm dồn xuống hết gân hai bàn tay, anh khó khăn lắm mới kềm chặt được nó.

Mặc kệ đất bay đá chạy từ bốn bàn chân cào cấu, mắt anh nhắm kín, tay cứ siết chặt. Nó yếu dần, giãy nhẹ. Cơn co giật cuối cùng, rồi duỗi thẳng thân hình nằm bất động. Chấm dứt một đời… mèo.

Kẻ vụng trộm từ giã thế gian đúng lúc tiếng chuông báo hiệu giờ giao thừa long cong… long cong trên cái tháp chuông ngôi chùa đầu xóm, quyện lẫn với tiếng bùm bụp… bùm bụp và từng chùm pháo hoa sáng rực cả một góc trời xa xa.

Ném thân xác ngay đơ của con mèo vào hố rác. Quyết hả hê đứng dậy khua chân lùa vội đất đá, lá khô cành mục xuống theo. Không chút xót thương bởi niềm kiêu hãnh, cùng nỗi đau xé thịt, anh lẩm nhẩm buộc tội. “Tại mày không biết né tránh nơi đáng tránh, tại cái quán tính ngu xuẩn đưa mày đến cái chết. Tại tiếng tăm ranh ma quỷ mị của mày… Đừng oán trách ta hỡi kẻ tinh quái dại khờ. Hỡi loài đi đêm tăm tối, mày không đáng sống dưới ánh sáng mặt trời mùa xuân mới”.

Bài văn tế vô tiền khoáng hậu chỉ chấm dứt khi anh đứng dừng bên giếng nước, dội gáo nước mát lạnh gột rửa hết bụi bặm đất cát, rửa sạch luôn lòng giận dữ lẫn tội ác giết… mèo. Anh bây giờ thư thái nhẹ nhàng nở một nụ cười, cái cười thật ngộ.

- Đồ quỷ đó bắt giết khi nào chẳng được.

Anh thốt lên lúc ngồi bôi thuốc lên vết cào. Chị vợ mỉm cười viên mãn, đốt bó nhang đỏ rực cắm lên bàn thờ tổ tiên chào đón năm mới.

*

Quyết dứt khoát không tin vào chuyện hoang đường, chuyện ma quỷ. Nhưng… chính tay anh đã bóp cổ con mèo đến chết còn tống nó xuống hố lấp đất lại. Tại sao có thể như vậy được. Từng này tuổi đầu còn bị thiên hạ cười vào mũi, thật là tức. Tin anh tiêu diệt con mèo vào đêm ba mươi tết được chị vợ truyền đi khắp xóm đúng sáng mồng một đi xông đất. Ai nấy vui mừng hớn hở, anh cũng vui với cái vui bàn dân thiên hạ. Vậy mà liên tiếp mấy ngày sau, tình trạng mất mát miếng thịt, con cá… vẫn tái diễn khắp xóm, lại càng lộng hành táo tợn hơn trước. Bà con hàng xóm đâm ra oán trách. Họ cho rằng anh nói xạo phỉnh phờ làm họ mừng hụt, làm họ lơ là mất cảnh giác. Báo hại hai vợ chồng anh phân trần đầu này, đính chính đầu kia. Theo ý chị, có lẽ hồn ma nó hiện về báo oán. Phần anh, như vậy là còn nhiều con mèo khác. Nhưng rõ ràng có người xác định chắc chắn họ tận mắt nhìn thấy, không sai chạy đi đâu được. Cặp mắt xanh lạnh, long lanh rờn rợn vẻ ma quái của nó. Anh không tin, phải tự bản thân chứng kiến mới tin, tính anh xưa nay là như vậy.

Anh bỏ công mai phục, rình rập. Chợt rùng mình kinh sợ, anh đã thấy nó, con mèo tam thể xinh xắn, mềm mại có đôi mắt xanh rờn rợn ưỡn ẹo chui qua cái lỗ thông khói…

N.Q
(264/2-11)





Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHẠM THỊ XUÂNLGT: Ấn tượng của một nữ tác giả mới lần đầu tiên gửi tác phẩm đến cho TCSH thật khá đậm đà. Ấy là Phạm Thị Xuân, một phụ nữ ở độ tuổi đã qua thời thanh xuân, đang công tác tại một đơn vị y tế huyện Quảng Điền.

  • QUÝ THỂCó ai đến nhà chơi, bà cụ Tuần chỉ mép tấm phản gỗ mời ngồi, bà nói:- Giang sơn của "bầy choa" (chúng tôi) chỉ có chừng ni. Không ghế bàn, xa lông, sập gụ tủ chè chi cả, chịu khó ngồi đỡ, ông bà mô áo quần trắng trẻo sạch sẽ sợ dơ, thì ngồi lên đây. Bà cụ xoè cái quạt giấy cũ đã rách, lộ ra mấy cái nan tre lót cho khách ngồi. Nhưng không ai nỡ ngồi lên cái quạt giấy của cụ.

  • NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO...Sáng hôm ấy bà con xóm đạo đi lễ rất đông. Người ta nhìn thấy một vệt sao băng vào lúc trời tảng sáng. Họ cho rằng Chúa thấu hiểu được nỗi đau đang dày xéo trên thân thể Xoan. Nhưng cũng chính vì thế mà bố cô lại quay về làm chính con người liêm khiết hồi xưa. Thiên đường cũng có những con đường riêng để người ta sám hối.

  • XUÂN ĐÀI 1. Mỗi lần từ quê trở về Sài Gòn, sống bên chồng và hai đứa con, tôi không nguôi nhớ đến chị. Năm nay chị đã ngoài bốn mươi, không chồng, không con, lủi thủi ra vào trong ngôi nhà một gian hai chái. Ngôi nhà vừa được xây dựng cách đây gần ba năm bằng số tiền chị tằn tiện, chắt bóp mười mấy năm và tiền vợ chồng tôi phụ giúp chút đỉnh. Vài ba năm, vợ chồng con cái chúng tôi mới về thăm chị một lần. Chị mừng, chị vui, trò chuyện với các cháu suốt ngày. Chị quấn quýt lũ trẻ, lũ trẻ cũng quấn quýt chị.

  • TRẦN THỊ TRƯỜNGNgày trăng tròn lẻ. Tháng Trung Thu năm Đại Bảo thứ 3.Người hai lưỡi bảo là ngày Sao Thổ phạm vào Thái Âm.Người ngắn lưỡi nói Sao Chổi mọc ở phương Tây.Người dài lưỡi bảo có tinh vượn đen ăn mặt trời, ngày Nhật thực, nếu không yểm kỹ sông Nhị đang nảy vàng ròng sẽ ngừng.Động đất.

  • VIỆT HÙNGTrước đây, anh là người lừng danh, một tay "cua - rơ khét tiếng" trên xa lộ. Đã một thời anh chỉ biết chiến thắng. Người ta từng mệnh danh, anh là người sinh ra để đua xe đạp, anh không hề có đối thủ. Anh xem thường sự chiến thắng của mình, cho nó là điều hiển nhiên. Anh coi ánh hào quang của vòng nguyệt quế chỉ có tác dụng tô điểm thêm cho vẻ đẹp của mình mà thôi. Bởi, không có nó, anh vẫn là một thần tượng chẳng gì "khuất phục nổi".

  • NGUYỄN THÁNH NGÃĐêm nay trăng nhão, không biết là đêm trăng gì. Ở xa nhìn về đồi Kà Mạ vẫn một khối đen sì. Nếu có ai nhướn mắt nhìn thật kỹ sẽ thấy cái khối đen sì ấy nhô lên như một cái đầu người đôi mắt lấp láy đom đóm. Thỉnh thoảng gió hất cái đầu tóc rối bù xù bay về phía ruộng. Tiếng chim cú kêu mỗi lúc một thê lương, ớn lạnh từng đốt xương sống...

  • THÁI BÁ TÂNTháng trước, ở phường B. thị trấn Đức Giang, huyện Gia Lâm, nơi tôi về nghỉ hưu mấy năm nay, đã xẩy ra một vụ trọng án có nhiều tình tiết rất kỳ lạ, có thể nói bí ẩn không sao giải thích nổi, đến mức cuối cùng người ta quay sang cho rằng nhất định phải có yếu tố thần linh ma quỷ trong vụ này.

  • PHẠM THỊ ANH NGA                  Truyện ngắn...trái tim có những lý lẽ mà lý trí không thể nào biết được...

  • PHAN VĂN LỢIBuổi giao lưu và trao giải thưởng cho các tác giả đoạt giải trong cuộc thi viết truyện ngắn do Hội Nhà văn tổ chức đã tiến hành được gần nửa giờ. Gã nhấp nhỏm trên chiếc ghế kê phía sau cánh gà sân khấu, bồn chồn không yên. Chừng thông cảm với tâm trạng của gã, cô gái phục vụ mặc áo dài đỏ bưng tới cho gã ly nước, nhẹ nhàng nói: "Chú cứ yên tâm ngồi nghỉ cho khoẻ. Giải A bao giờ cũng trao cuối cùng, chú ạ!"

  • KHẢI NGUYÊN Pa-ri, mùa hạ năm 198...Vườn Bách thảo giữa thành phố kề sông Xen phía tả ngạn. Ông đến đây như một kẻ lánh đời, sợ nơi đông người. Thật ra, phần lớn đường phố Pa-ri trong giờ làm việc không ồn, không thừa thãi người đi nhong như ở Việt Nam. Em ông ở quê ra Hà Nội chơi đứng ngắm dòng người và xe nườm nượp qua lại cứ tự hỏi: những con người này đi đâu, về đâu mà tuôn mãi như là chẳng ai về nhà cả, như là cái "nghiệp" trời đày phải đi.

  • ĐỖ KIM CUÔNGNhiều năm trôi qua tôi đã trở thành người đàn ông đứng tuổi. Có một mái ấm gia đình, vợ con hạnh phúc. Nhưng mỗi lần nghĩ về nàng, một người đàn bà chỉ kịp quen trên chuyến đò từ Huế ra Phong Điền, chia tay nàng để nhiều năm sau, tôi mới được gặp lại nàng trong một hoàn cảnh khác, tôi vẫn giữ nguyên một cảm giác hết sức lạ lùng. Một ý nghĩa luôn ám ảnh tôi khá kỳ quặc rằng: Tôi đã bị nàng hiểu lầm, là một chàng lính giải phóng “hám gái, dại khờ”... Bởi vì sau vụ việc ấy, chính tôi cũng rủa thầm mình là ngu ngốc.

  • NGUYỄN VIỆT HÀVọng đi vào núi. Tại sao phải đi vào núi thì Vọng mong manh biết, còn sẽ đi vào núi như thế nào thì anh không biết. Nắng của chiều ngần ngừ trên một đường mòn và đường mòn heo hút cỏ dại đến đây thì chia hai.

  • HÀ KHÁNH LINHGiáo sư tiến sĩ Hoàng Lập Xuân thường nói với các sinh viên của mình thuở còn ấu thơ bà tin những chuyện cổ tích là có thật, từ đó bà đã sống và hành động theo tinh thần cổ tích. Khi đã thành danh, bà thường ngẫm nghĩ đối chiếu mình với các nhân vật trong cổ tích. Nhiều người lấy làm ngạc nhiên khi thấy chuyện cổ tích đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của một con người như giáo sư tiến sĩ Hoàng Lập Xuân. Càng ngạc nhiên hơn, khi biết rằng những chuyện cổ tích bà được nghe kể khi còn nhỏ không phải do ông bà nội ngoại, không phải do cha mẹ...

  • HƯỚNG DƯƠNGTết đã gần đến rồi. Những ngày này mọi người chỉ nghĩ đến một việc là chơi gì trong ngày Tết? Trước đây, cuộc sống thiếu thốn thì Tết là dịp để ăn uống cho no say đầy đủ - Vậy mới gọi là ăn Tết. Còn giờ, mọi sự dinh dưỡng thừa mứa, đàn ông bụng phệ nhan nhản, đàn bà đi hút mỡ thường kỳ, bệnh béo phì của trẻ em gia tăng. Ăn uống là kẻ thù của con người. Vậy nên, Tết không còn là ăn Tết nữa mà là vui Tết, chơi tết.

  • PHẠM ĐÌNH TRỌNGChưa bao giờ Ngay có ý nghĩ rời Hà Nội đến sống ở vùng đất khác thế mà anh đã đột ngột đưa cái gia đình bé nhỏ không còn nguyên vẹn của anh đi vào thành phố phía Nam cách Hà Nội ngót hai ngàn cây số. Anh đi như chạy trốn để rồi càng ngày anh càng nhớ quay quắt nơi anh đã để lại cả một thời tuổi trẻ đẹp đẽ.

  • THU NGUYỆTTrắng và trắng. Muột thơm và tinh khiết. Mặt đất dường như đỏ và mịn hơn khi được trải mình ra đón nhận sự nương tựa dịu dàng của những cánh hoa sứ ấy. Tôi khẽ khàng nhặt một bông sứ nhỏ, không đưa lên mũi ngửi như thói thường mà trang trọng áp vào tai. Trong làn hương tràn ngập, tôi nghe vẳng tiếng chuông ngân đẫm mát. Ai đó ơi, hãy một lần thử xem, nhặt một bông sứ nhỏ sân chùa, nhè nhẹ áp vào tai, sẽ nghe thấy những âm thanh và làn hương kỳ diệu! Cái cảm giác lạ lùng mà tôi đoán chắc rằng ai đó sẽ bất ngờ thấy mình khác hẳn đi.

  • PHẠM THỊ ANH NGAVới tôi mạ không có công ơn mang nặng đẻ đau, nhưng mạ đã thực sự ban cho tôi sự sống: sau khi lần lượt sinh bốn người con gái đầu lòng, lần thứ năm chín tháng cưu mang và "vượt cạn mồ côi một mình" mạ đã sinh ra anh, người sau này sẽ là "một nửa" của đời tôi.

  • PHẠM THỊ XUÂNTừ ngày Hoạt được đề bạt lên phó giám đốc, Mùi bắt đầu tiến hành một cuộc cách mạng trong gia đình. Nhìn vào đâu, vào cái gì, Mùi cũng chưa thấy nó xứng đáng với địa vị mới của chồng. Ngôi nhà ba gian vừa xây cách đây không lâu, bây giờ nó đã trở nên lạc hậu trong mắt Mùi. Mùi nghĩ, giá như hồi ấy mà làm theo kiểu nhà hộp thì bây giờ có phải đã lên thêm được một tầng như một số người quanh đây không.

  • HƯƠNG LANTuấn nhìn đồng hồ, rồi lại đi lui, đi tới không biết là lần thứ bao nhiêu trong buổi sáng này trên hành lang của Tòa án nhân dân Thành phố. Vẫn còn 5 phút nữa mới đến giờ, nhưng Tuấn có cảm giác giận Hương, có lẽ cô ta không đến, cô ta muốn gây khó dễ cho mình... Tuấn thầm nghĩ và lòng anh hiện lên một chút đay nghiến với người phụ nữ đang còn là vợ anh trong vài tiếng đồng hồ nữa.