Có chiến lược thu hút nguồn lực trong và ngoài nước để duy trì và phát triển văn hóa

08:43 19/10/2023

Sáng 18/10, Đoàn khảo sát của Ban Chỉ đạo tổng kết 40 năm đổi mới về xây dựng, phát triển văn hóa, xã hội và xây dựng con người Việt Nam do đồng chí Nguyễn Đức Hải - UVTW Đảng, Phó Chủ Quốc hội làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế. Tiếp và làm việc với đoàn có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; UVTVTU, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Khánh Hùng cùng các sở, ban, ngành liên quan.

Nhiều kết quả nổi bật

Với quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54, Nghị quyết 83 của Chính phủ về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030 và tầm nhìn 2045 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI, thời gian qua Đảng bộ tỉnh đã tích cực nghiên cứu lý luận, vận dụng vào thực tiễn, huy động các nguồn lực phát triển văn hóa, xã hội và con người Thừa Thiên Huế.

Về lĩnh vực văn hóa, tỉnh đã đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh gắn với triển khai hiệu quả một số mô hình, phong trào thiết thực. Chăm lo, phát triển sự nghiệp văn hóa, đặc biệt là bảo tồn, phát huy giá trị hệ thống di sản văn hóa; chăm lo phát triển đời sống văn hóa xã hội, chú trọng các giá trị văn hóa truyền thống gia đình. Tỉnh đã nỗ lực huy động nguồn lực thực hiện và cơ bản hoàn thành dự án giải phóng mặt bằng, di dời dân cư khu vực I Kinh thành Huế trong năm 2022; Triển khai Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị quần thể di tích Cố đô Huế và các đề án: “Huế - Kinh đô áo dài”; “Huế - Kinh đô ẩm thực”, “Huế - Xứ sở Mai vàng”, “Festival bốn mùa”, “Thành phố bốn mùa hoa”...

 

Về lĩnh vực xã hội, tỉnh đã chủ động, đón đầu và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, tập trung các ngành mũi nhọn như công nghệ thông tin, ngoại ngữ, y dược… đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của xã hội. Toàn tỉnh có 404/570 trường học đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 70,9%; có 80,94% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục phổ thông và tương đương. Đại học Huế được tăng xếp hạng vào top 351- 400 Châu Á, thứ 61 khu vực Đông Nam Á và thứ 6 Việt Nam, luôn nằm trong top 07 Đại học tốt nhất Việt Nam.

Sắp xếp hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng tinh gọn, hiệu lực hiệu quả, đến cuối năm 2022, toàn tỉnh có 35 cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Tạo bước phát triển mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp bám sát nhu cầu của thị trường lao động gắn kết với việc làm, an sinh xã hội và phát triển bền vững.

Mạng lưới y tế của tỉnh đã và đang được sắp xếp, kiện toàn hệ thống tổ chức và quản lý, đảm bảo hoạt động chất lượng, hiệu quả. Tuyến tỉnh hiện có 03 bệnh viện đa khoa, 07 bệnh viện chuyên khoa. Có 7/9 trung tâm y tế được xếp hạng II, 138/141 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, đạt tỷ lệ 98%. Lập và quản lý hồ sơ sức khoẻ điện tử toàn dân, mã hồ sơ sức khoẻ điện tử đạt trên 99%. Bệnh viện Trung ương Huế phát huy hiệu quả vai trò là hạt nhân của trung tâm y tế chuyên sâu, là bệnh viện hạng đặc biệt.

 

Công tác giảm nghèo được triển khai với nhiều giải pháp, bước đầu triển khai có hiệu quả phong trào “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo”. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 7,95% (năm 2012) xuống còn 2,79% (ước đạt năm 2023).

Đôn đốc đẩy mạnh triển khai thực hiện các chính sách BHYT, BHXH đến năm 2023 số người tham gia BHXH bắt buộc là 127.435 người, tăng gấp 3,7 lần so với năm 1995; số người tham gia BHYT là 1.160.447 người (chiếm 99,2% dân số); có 20.262 người tham gia BHXH tự nguyện. Hoàn thành mục tiêu tái sử dụng hoặc tái chế trên 65% rác thải sinh hoạt; mục tiêu 90% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh. Các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động bảo vệ môi trường góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế xanh, sạch, sáng ngày càng phát triển sâu rộng, có sức lan tỏa rộng lớn trong toàn xã hội. Năm 2019, Thủ tướng Chính Phủ đã gửi thư biểu dương hoạt động “Ngày Chủ nhật xanh”.

Xác định được thế mạnh

Trao đổi tại buổi làm việc, nhiều ý kiến của đại biểu đề nghị tỉnh làm rõ hơn các giá trị về gia đình người Huế trong giữ gìn bản sắc văn hóa; đánh giá thực chất hiệu quả các thiết chế văn hóa nhất là các thiết chế văn hóa cơ sở; về chế độ chính sách ưu đãi đối với nguồn nhân lực chất lượng cao; về xây dựng phát triển văn học nghệ thuật; định hướng đào tạo nghề nghiệp; việc đưa công nghệ số vào công tác giữ gìn, phát triển, tôn vinh di sản; hay làm rõ những kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề dân tộc tôn giáo tại tỉnh…

 

Các ý kiến đề cập tại buổi làm việc đều được lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh giải đáp, phân tích, làm rõ thêm trên cơ sở củng cố hoàn thiện những giá trị văn hóa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 83 của Chính phủ.

Phát biểu kết luận, đồng chí Phạm Văn Linh, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhấn mạnh, phát triển văn hóa, xã hội và xây dựng con người là chủ trương lớn, thống nhất, xuyên suốt của Đảng. Việc chọn Thừa Thiên Huế là một địa phương có bề dày, có tiềm năng trong phát triển văn hóa – xã hội, xây dựng con người khảo sát là ý nghĩa rất lớn. Thừa Thiên Huế là địa phương thực hiện tốt các chính sách về an sinh xã hội, dịch vụ công; có nhiều thành quả lớn trên lĩnh vực xã hội – văn hóa, con người. Cấp ủy đã rất quan tâm, ban hành nhiều chính sách đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện để thực hiện nhưng đồng thời cũng là áp lực trong quá trình thực hiện các mục tiêu khi nguồn lực còn chưa đầy đủ… Trong quá trình thực hiện, một số chính sách vẫn chưa tới nơi, dù đi sớm đi trước nhưng chưa đi vào cuộc sống, việc quản lý đô thị, môi trường văn hóa vừa giữ gìn giá trị truyền thống vừa phải phát triển kinh tế còn không ít khó khăn.

Việc giữ gìn những giá trị văn hóa gia đình tại Huế có ý nghĩa cao, làm nền tảng để giữ gìn truyền thống bản sắc văn hóa, con người Huế. Đồng chí yêu cầu, Thừa Thiên Huế cần nhận thức được vấn đề gì quan trọng nhất để chú trọng như đưa quy hoạch của tỉnh vào quy hoạch quốc gia. Sau cuộc làm việc hôm nay, đoàn khảo sát sẽ cùng Thừa Thiên Huế tiếp thu các ý kiến kiến nghị; nghiên cứu sâu kỹ các thành tựu, hạn chế trong suốt quá trình phát triển vừa qua; từ đó, không ngừng đổi mới tư duy, nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa, con người trong sự phát triển chung.

 

UVTW Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải lưu ý, báo cáo là nội dung quan trọng, là cơ sở để Trung ương tổng kết thực tiễn địa phương. Đánh giá cao các giá trị Thừa Thiên Huế đạt được trong bối cảnh cạnh tranh mới, phát triển văn hóa phải gắn với phát triển con người; giữ gìn những giá trị văn hóa giá đình; làm tốt chuyển đổi số trên các lĩnh vực…

Đồng chí yêu cầu, Huế phải xác định được thế mạnh của mình là gì? Đó là văn hóa, các yếu tố chứa đựng văn hóa, là hệ thống di sản văn hóa hàng trăm năm, hệ sinh thái đầm phá đa dạng và phong phú… Đồng chí đề nghị, Thừa Thiên huế phải có chiến lược thu hút nguồn lực trong và ngoài nước để duy trì và phát triển văn hóa; bổ sung thêm các biểu đồ, các số liệu so sánh, bổ sung chỉ số thành phần phát triển con người, chú trọng những vấn đề đặc trưng trong chỉ số phát triển con người Huế trong báo cáo.

Đề nghị tiếp thu các ý kiến của Đoàn khảo sát, ý kiến của đại diện lãnh đạo của sở, ban, ngành cũng như xin ý kiến rộng rãi, huy động nguồn lực phản biện xã hội các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trên địa bàn để đóng góp để bổ sung hoàn thành báo cáo.

Tiếp thu các ý kiến của Đoàn khảo sát, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu chia sẻ Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế nhận thức rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa – xã hội, xây dựng con người đồng bộ với phát triển kinh tế; là nội dung quan trọng trong quá trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54. Các nội dung mà đoàn khảo sát nêu  tỉnh sẽ tiếp thu và hoàn thiện báo cáo theo yêu cầu.

 

 

Theo Tinhuytthue.vn

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Sáng 17/5, Bảo tàng Hồ Chí Minh TT-Huế tổ chức triển lãm chuyên đề "Nghệ nhân dân gian Huế với Chủ tịch Hồ Chí Minh". Đây là hoạt động kỷ niệm 123 Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 65 năm Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11-6-1948 – 11-6-2013).

  •  

    (SH) - Làng Kim Long xưa nằm ở bờ Bắc sông Hương. Vị Chúa Nguyễn thứ ba khi ấy mới kế vị đúng một năm, say đắm trước cảnh sơn thủy hữu tình nên đã dời phủ về làng.

  • SHO - Chiều 09/5, tại 26 Lê Lợi - Huế, Liên hiệp các hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương V của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

  • Lăng Tự Đức là một trong những lăng tẩm đẹp nhất trong hệ thống lăng tẩm của triều Nguyễn ở Huế. Vì vậy đây là điểm thu hút nhiều du khách. Đã lâu lắm rồi tôi mới có dịp quay lại tham quan di tích này, nhưng ấn tượng để lại trong tôi là những hình ảnh không lấy gì làm đẹp mắt lắm.

  • Chiều ngày 3/5, tại số 96 đường Trương Gia Mô, Tp Huế đã diễn ra Lễ khai trương Công ty cổ phần in ấn & quảng cáo Tân Phát. Tới dự có đông đảo các ban ngành lãnh đạo, người thân, bằng hữu, đối tác, các phóng viên báo chí trên địa bàn tỉnh.

  • Tối 1/5, tại Sân khấu Bia Quốc Học, Huế, Lễ bế mạc Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ V, năm  2013 đã diễn ra trong một không gian lộng lẫy, trang nghiêm, mang v đẹp cung đình xứ Huế.

  • Trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2013, chiều ngày 1/5 tại công viên Phan Bội Châu, 19 Lê Lợi - Huế,  đã diễn ra Lễ tế tổ bách nghệ  và Lễ rước tôn vinh Nghề truyền thống.

  • Trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2013, vào lúc 6 giờ, ngày 1/5 tại bờ sông Hương, công viên trước trường Hai Bà Trưng đã diễn ra lễ khai mạc Hội đua thuyền trên Sông Hương.

  • Trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, Chương trình ca múa nhạc đặc biệt chào mừng 38 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất tổ quốc 30/4 và ngày Quốc thế lao động 1/5 của Nhà hát nghệ thuật ca kịch Huế đã thu hút đông đảo những người yêu mến âm nhạc. Buổi biểu diễn được tổ chức vào đêm 30/4 tại Sân khấu Bia Quốc Học. 

  • Nếu là một người hoài cổ hẳn bạn sẽ chọn lựa cách nói này: Lạc vào không gian Festival nghề truyền thống Huế 2013 như lạc vào giữa nghìn xưa. Đi dọc theo bờ con sông Hương thơ mộng, trải dài trên đường mang tên của một thi nhân, chúng ta sẽ cảm tưởng như chính mình đang chạm vào nghìn xưa, đang nghe những tiếng thì thầm của tiền nhân vọng về trong từng thớ gỗ, từng mảnh đất nung, từng tấm lụa thêu diệu kỳ....

  • Trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, Chương trình ca múa nhạc “Sức sống mới” của Câu lạc bộ Âm nhạc Trung tâm văn hóa thành phố Huế đã thu hút đông đảo những người yêu mến âm nhạc. Buổi biểu diễn được tổ chức vào đêm 29/4 tại Sân khấu Bia Quốc Học. 

  • THĂNG HOA KỸ THUẬT DỆT MAY TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC

    Chương trình trình diễn thời trang quốc tế “Sự biến đổi kỳ diệu” tại sân khấu quảng trường Quốc Học (Huế) đã thật sự chinh phục được công chúng bởi chất lượng nghệ thuật của nó. Đây là hoạt động trong khuôn khổ lễ hội quốc tế dệt may Métamorphoses -Festival nghề truyền thống Huế năm nay.

  • Trong không gian văn hóa Festival nghề truyền thống Huế 2013, nếu một ai đó dừng lại ở bảo tàng Văn hóa Huế (23-25, Lê Lợi) sẽ được trông thấy những điệu vũ lạ lùng. Nói điệu vũ thực ra là một cách nói bóng bẩy trước sự mềm mại, tinh tế, tài hoa của con người trong việc biến thiên nhiên thành cái đẹp để phục vụ cho cuộc sống không ngừng hướng tới cái mỹ của mình. Đó là điều nhiều người thấy  trong Triển lãm quốc tế Dệt may “Hóa thân” (Metamorphoses) của các nghệ nhân quốc tế.

  • Người hiện đại nhìn thấy gì trong những cổ vật của người xưa? Không hẳn để nhiều nhà sưu tầm, những nghệ sỹ lớn lại đam mê cổ vật đến như thế. Trong những cổ vật luôn chưa ẩn những khía cạnh văn minh nhất định của một nền văn hóa.

  • Đối với người phương Tây, lý tính là yếu tố mạnh nhất trong con người của họ. Nhìn vào lich sử nghệ thuật từ hội họa, âm nhạc, điêu khắc, văn học... kể cả những lĩnh vực như triết học, khoa học... của phương Tây, chúng đều dựa trên căn nền của lý tính được soi rọi từ ánh sáng của khoa học. Nhìn về phương Đông, có một sự khác biệt, người phương Đông thiên về trực cảm nên nghệ thuật phương Đông ẩn chứa những vùng miền mà tư duy nghệ thuật dựa trên căn nền lý tính khó lòng khơi mở được.

  • Trong cuộc sống hiện đại, với sự tiến triển của khoa học công nghệ thì càng ngày người ta càng ý thức được giá trị của nghề thủ công. Ý nghĩa của nghề thủ công nằm sâu trong giá trị truyền thống, trong những vỉa tầng văn hóa được hun đúc bởi thời gian và những nỗ lực bảo lưu của con người. Đến với Festival Nghề truyền thống Huế 2013, chúng ta từng bước được cảm nhận sức mạnh truyền thống trong tâm thức của mỗi con người, mỗi vùng miền văn hóa. Rất nhiều không gian văn hóa mang đậm giá trị của nghề truyền thống được trưng ra trong kỳ Festival lần này.

  • Trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, cuộc triển lãm tranh sơn mài Màu xưa diễn ra tại Văn phòng Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế thực sự đã trở thành một không gian thu hút công chúng yêu mến nghệ thuật. Đây là một không gian đậm màu sắc hoài cổ. Khi bước vào không gian này người ta nhận thấy những nét trầm tích của Huế xưa, một Huế dịu dàng, nữ tính với những vỉa tầng văn hóa sâu đậm.

  • KHÁNH THÀNH BẢO TÀNG TƯ NHÂN ĐẦU TIÊN

    Sáng ngày 26/4, tại nhà số 114 Mai Thúc Loan (TP Huế), Lễ khánh thành Nhà Bảo tàng tư nhân đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn - bảo tàng tư nhân đầu tiên tại Huế đã được tổ chức. Đây có thể nói là một sự kiện quan trọng làm giàu thêm cho kho tàng văn hóa Huế.

  • Đây là kỳ festival có sự tham gia của hơn 30 làng nghề với gần 200 nghệ nhân đến từ 28 tỉnh thành, với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt” đang hứa hẹn nhiều cảm xúc và ý nghĩa.

  • Sáng 27/4/2013, Lễ khai mạc Không gian tôn vinh nghệ nhân và các làng nghề đã diễn ra tại Công viên Tứ tượng, thành phố Huế trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2013.