Sáng 18/10, Đoàn khảo sát của Ban Chỉ đạo tổng kết 40 năm đổi mới về xây dựng, phát triển văn hóa, xã hội và xây dựng con người Việt Nam do đồng chí Nguyễn Đức Hải - UVTW Đảng, Phó Chủ Quốc hội làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế. Tiếp và làm việc với đoàn có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; UVTVTU, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Khánh Hùng cùng các sở, ban, ngành liên quan.
Nhiều kết quả nổi bật
Với quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54, Nghị quyết 83 của Chính phủ về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030 và tầm nhìn 2045 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI, thời gian qua Đảng bộ tỉnh đã tích cực nghiên cứu lý luận, vận dụng vào thực tiễn, huy động các nguồn lực phát triển văn hóa, xã hội và con người Thừa Thiên Huế.
Về lĩnh vực văn hóa, tỉnh đã đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh gắn với triển khai hiệu quả một số mô hình, phong trào thiết thực. Chăm lo, phát triển sự nghiệp văn hóa, đặc biệt là bảo tồn, phát huy giá trị hệ thống di sản văn hóa; chăm lo phát triển đời sống văn hóa xã hội, chú trọng các giá trị văn hóa truyền thống gia đình. Tỉnh đã nỗ lực huy động nguồn lực thực hiện và cơ bản hoàn thành dự án giải phóng mặt bằng, di dời dân cư khu vực I Kinh thành Huế trong năm 2022; Triển khai Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị quần thể di tích Cố đô Huế và các đề án: “Huế - Kinh đô áo dài”; “Huế - Kinh đô ẩm thực”, “Huế - Xứ sở Mai vàng”, “Festival bốn mùa”, “Thành phố bốn mùa hoa”...
![]() |
Về lĩnh vực xã hội, tỉnh đã chủ động, đón đầu và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, tập trung các ngành mũi nhọn như công nghệ thông tin, ngoại ngữ, y dược… đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của xã hội. Toàn tỉnh có 404/570 trường học đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 70,9%; có 80,94% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục phổ thông và tương đương. Đại học Huế được tăng xếp hạng vào top 351- 400 Châu Á, thứ 61 khu vực Đông Nam Á và thứ 6 Việt Nam, luôn nằm trong top 07 Đại học tốt nhất Việt Nam.
Sắp xếp hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng tinh gọn, hiệu lực hiệu quả, đến cuối năm 2022, toàn tỉnh có 35 cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Tạo bước phát triển mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp bám sát nhu cầu của thị trường lao động gắn kết với việc làm, an sinh xã hội và phát triển bền vững.
Mạng lưới y tế của tỉnh đã và đang được sắp xếp, kiện toàn hệ thống tổ chức và quản lý, đảm bảo hoạt động chất lượng, hiệu quả. Tuyến tỉnh hiện có 03 bệnh viện đa khoa, 07 bệnh viện chuyên khoa. Có 7/9 trung tâm y tế được xếp hạng II, 138/141 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, đạt tỷ lệ 98%. Lập và quản lý hồ sơ sức khoẻ điện tử toàn dân, mã hồ sơ sức khoẻ điện tử đạt trên 99%. Bệnh viện Trung ương Huế phát huy hiệu quả vai trò là hạt nhân của trung tâm y tế chuyên sâu, là bệnh viện hạng đặc biệt.
![]() |
Công tác giảm nghèo được triển khai với nhiều giải pháp, bước đầu triển khai có hiệu quả phong trào “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo”. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 7,95% (năm 2012) xuống còn 2,79% (ước đạt năm 2023).
Đôn đốc đẩy mạnh triển khai thực hiện các chính sách BHYT, BHXH đến năm 2023 số người tham gia BHXH bắt buộc là 127.435 người, tăng gấp 3,7 lần so với năm 1995; số người tham gia BHYT là 1.160.447 người (chiếm 99,2% dân số); có 20.262 người tham gia BHXH tự nguyện. Hoàn thành mục tiêu tái sử dụng hoặc tái chế trên 65% rác thải sinh hoạt; mục tiêu 90% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh. Các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động bảo vệ môi trường góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế xanh, sạch, sáng ngày càng phát triển sâu rộng, có sức lan tỏa rộng lớn trong toàn xã hội. Năm 2019, Thủ tướng Chính Phủ đã gửi thư biểu dương hoạt động “Ngày Chủ nhật xanh”.
Xác định được thế mạnh
Trao đổi tại buổi làm việc, nhiều ý kiến của đại biểu đề nghị tỉnh làm rõ hơn các giá trị về gia đình người Huế trong giữ gìn bản sắc văn hóa; đánh giá thực chất hiệu quả các thiết chế văn hóa nhất là các thiết chế văn hóa cơ sở; về chế độ chính sách ưu đãi đối với nguồn nhân lực chất lượng cao; về xây dựng phát triển văn học nghệ thuật; định hướng đào tạo nghề nghiệp; việc đưa công nghệ số vào công tác giữ gìn, phát triển, tôn vinh di sản; hay làm rõ những kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề dân tộc tôn giáo tại tỉnh…
![]() |
Các ý kiến đề cập tại buổi làm việc đều được lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh giải đáp, phân tích, làm rõ thêm trên cơ sở củng cố hoàn thiện những giá trị văn hóa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 83 của Chính phủ.
Phát biểu kết luận, đồng chí Phạm Văn Linh, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhấn mạnh, phát triển văn hóa, xã hội và xây dựng con người là chủ trương lớn, thống nhất, xuyên suốt của Đảng. Việc chọn Thừa Thiên Huế là một địa phương có bề dày, có tiềm năng trong phát triển văn hóa – xã hội, xây dựng con người khảo sát là ý nghĩa rất lớn. Thừa Thiên Huế là địa phương thực hiện tốt các chính sách về an sinh xã hội, dịch vụ công; có nhiều thành quả lớn trên lĩnh vực xã hội – văn hóa, con người. Cấp ủy đã rất quan tâm, ban hành nhiều chính sách đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện để thực hiện nhưng đồng thời cũng là áp lực trong quá trình thực hiện các mục tiêu khi nguồn lực còn chưa đầy đủ… Trong quá trình thực hiện, một số chính sách vẫn chưa tới nơi, dù đi sớm đi trước nhưng chưa đi vào cuộc sống, việc quản lý đô thị, môi trường văn hóa vừa giữ gìn giá trị truyền thống vừa phải phát triển kinh tế còn không ít khó khăn.
Việc giữ gìn những giá trị văn hóa gia đình tại Huế có ý nghĩa cao, làm nền tảng để giữ gìn truyền thống bản sắc văn hóa, con người Huế. Đồng chí yêu cầu, Thừa Thiên Huế cần nhận thức được vấn đề gì quan trọng nhất để chú trọng như đưa quy hoạch của tỉnh vào quy hoạch quốc gia. Sau cuộc làm việc hôm nay, đoàn khảo sát sẽ cùng Thừa Thiên Huế tiếp thu các ý kiến kiến nghị; nghiên cứu sâu kỹ các thành tựu, hạn chế trong suốt quá trình phát triển vừa qua; từ đó, không ngừng đổi mới tư duy, nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa, con người trong sự phát triển chung.
![]() |
UVTW Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải lưu ý, báo cáo là nội dung quan trọng, là cơ sở để Trung ương tổng kết thực tiễn địa phương. Đánh giá cao các giá trị Thừa Thiên Huế đạt được trong bối cảnh cạnh tranh mới, phát triển văn hóa phải gắn với phát triển con người; giữ gìn những giá trị văn hóa giá đình; làm tốt chuyển đổi số trên các lĩnh vực…
Đồng chí yêu cầu, Huế phải xác định được thế mạnh của mình là gì? Đó là văn hóa, các yếu tố chứa đựng văn hóa, là hệ thống di sản văn hóa hàng trăm năm, hệ sinh thái đầm phá đa dạng và phong phú… Đồng chí đề nghị, Thừa Thiên huế phải có chiến lược thu hút nguồn lực trong và ngoài nước để duy trì và phát triển văn hóa; bổ sung thêm các biểu đồ, các số liệu so sánh, bổ sung chỉ số thành phần phát triển con người, chú trọng những vấn đề đặc trưng trong chỉ số phát triển con người Huế trong báo cáo.
Đề nghị tiếp thu các ý kiến của Đoàn khảo sát, ý kiến của đại diện lãnh đạo của sở, ban, ngành cũng như xin ý kiến rộng rãi, huy động nguồn lực phản biện xã hội các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trên địa bàn để đóng góp để bổ sung hoàn thành báo cáo.
Tiếp thu các ý kiến của Đoàn khảo sát, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu chia sẻ Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế nhận thức rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa – xã hội, xây dựng con người đồng bộ với phát triển kinh tế; là nội dung quan trọng trong quá trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54. Các nội dung mà đoàn khảo sát nêu tỉnh sẽ tiếp thu và hoàn thiện báo cáo theo yêu cầu.
Theo Tinhuytthue.vn
Năm nay, cả nước long trọng tổ chức Kỷ niệm Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được công bố lần đầu tiên và 50 năm ngày Bác đi xa; mở đầu cho số báo tháng 8 này, Sông Hương giới thiệu bài viết: “Bác Hồ viết Di chúc, ‘để lại muôn vàn tình thương yêu’”. Bác Hồ viết Di chúc bắt đầu ngày 10/5/1965; trong 4 năm kế tiếp Bác luôn suy nghĩ, sữa chữa thêm bớt và hoàn thiện bản Di chúc lịch sử vào ngày 10/5/1969. Từ việc làm trong sáng Đảng trên tình yêu thương đồng chí, hơn ai hết Bác Hồ hiểu đó là yếu tố quyết định cho mọi thắng lợi trong thời chiến cũng như công việc tái thiết đất nước sau chiến tranh và gìn giữ hòa bình mai sau; đến việc chăm lo đời sống từng tầng lớp trong xã hội, cho thấy một tình thương bao la Bác gửi lại cho nhân dân.
Chiều 31/7, tại Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng, Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ đã chức lễ khai mạc triển lãm Mỹ thuật “Sắc thu” 2019.
Tối ngày 28/7/2019, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019.
Sáng ngày 29/7, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp với chủ đề “Nông nghiệp Thừa Thiên Huế phát triển bền vững, an toàn, ứng dụng công nghệ cao”.
Chiều ngày 26/7, Nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2019), Liên đoàn lao động tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thao đoàn viên Công đoàn và người lao động tỉnhThừa Thiên Huế năm 2019.
Sáng ngày 26/7, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2019).
Chiều 25/7, tại Trung tâm VHTT Tỉnh, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnhThừa Thiên Huế đã tổ chức trao giải cuộc thi ảnh “Nét đẹp Công đoàn và người lao động” và hội thi báo tường chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2019).
Chiều ngày 25/7, UBND TP Huế đã tổ chức buổi họp báo tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019.
Sáng 25/7, tại hội trường khách sạn Century, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò văn hóa trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Chiều 23/7, UBND Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ Truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và trao tặng “Huân chương Độc lập” cho các gia đình liệt sĩ đã có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chiều 23/7, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật phối hợp với UBND huyện Nam Đông tổ chức bế mạc trại sáng tác “Văn hóa và con người Nam Đông”.
Chiều ngày 23/7, UBND tỉnh tổ chức họp báo Công bố Chuỗi sự kiện Công nghệ thông tin và Hội nghị thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chiều ngày 22/7, Bảo tàng văn hóa Huế phối hợp với Chi hội Khoa học Lịch sử thành phố Huế tổ chức Buổi nói chuyện chuyên đề " Một số kết quả nghiên cứu mới về thời Chúa Nguyễn" của nhà nghiên cứu, bác sĩ Nguyễn Anh Huy.
Sáng ngày 22/7, tại Bảo tàng Văn hoá Huế, Liên đoàn Lao động thành phố Huế đã tổ chức Triển lãm và trao giải cuộc thi ảnh nghệ thuật chủ đề “Công Đoàn với cuộc sống của Đoàn viên và người lao động”. Hoạt động nhằm chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Công Đoàn Việt Nam.
Chiều ngày 20/7, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Về Huế”.
Chiều 19/7, Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế phối hợp với Ban Liên lạc trường Thanh niên tiền tuyến Huế tổ chức kỷ niệm 74 năm ngày thành lập trường.
Chiều ngày 18/07, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Phòng Văn hóa thông tin Thị xã Hương Trà, Ủy ban nhân dân xã Hương Thọ tổ chức bế mạc trại sáng tác Trại sáng tác Văn học Hương Thọ năm 2019.
Chiều 17/7, tại Viện Pháp tại Huế (01 Lê Hồng Phong) đã diễn ra triển lãm “Bước đi” của họa sĩ Hoàng Thị Ngọc Ấn.
Chiều ngày 17/7, tại tư gia của gia đình cố họa sĩ Vĩnh Phối (12 Bạch Đằng, TP. Huế ), gia đình họa sĩ đã tổ chức buổi buổi khai trương phòng tranh của họa sĩ Vĩnh Phối nhân kỷ niệm 2 năm ngày mất của ông.
Chiều 12/7, tại hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Viện Nghiên cứu phát triển Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi họp báo triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) Thừa Thiên Huế năm 2019