Minh họa: Ngô Lan Hương
Không thể nhớ hết đây là lần thứ mấy tôi phải chịu cảnh qua sông lụy đò. Nhưng lần này là lần đầu tiên tôi mới bị một gã nhà dò chửi rủa, sau lúc tôi bực bội dí vào khuôn mặt khắc khổ, đen đủi của gã tờ giấy bạc đã bị vò nhàu trong cảm giác bị thất thế. Cũng như chưa lần nào tôi nhận ra con đò ngày thường rất vững vàng, có thể chở một lúc năm bảy chiếc xe máy lẫn người mà bây giờ lại mong manh đến vậy. Nó cứ nhồi xóc, bập bênh giữa lòng sông đang dần biến dạng, phình to ra, không còn giữ được màu xanh cố hữu của nó. Khách qua sông chuyến này với tôi chỉ có người đàn ông khá lớn tuổi, cũng khắc khổ đen đủi như gã nhà dò. Ông ta cứ chăm chú nhìn xuống con nước đục ngầu, xoáy hút kéo theo vô khối rong rêu, rồi thở hắt ra, lớn tiếng:
Sống hơn nửa đời người, nếm trải chẳng biết cơ man nào đêm thức trắng nhưng chưa bao giờ tôi cảm thấy thời gian chờ trời sáng lại dài đến khủng khiếp bằng đêm nay. ngồi dựa sát vào nhau trên mấy tấm ván, kê chông chênh trên hệ thống băng dầm áp mái là cả gia đình Bình, hai vợ chồng, hai đứa con, cọng thêm tôi nữa là năm nhân mạng. Mọi người im lặng như thóc, cả hơi thở cũng chẳng dám thở mạnh. Cứ yên lặng phó thác mọi sự vào số mệnh. Cho đến khi cái ánh sáng yếu ớt của ban ngày dần xuyên thủng được trần mây u ám. Tôi gào, Bình gào - cả năm con người đồng thanh kêu cứu cật lực khi chiếc đò còn lẩn khuất đâu đó sau màn mưa mù quánh, chỉ vọng tới chỗ chúng tôi tiếng máy dầu quen thuộc. Cho đến lúc khản giọng; khuôn mặt phờ phạc của gã nhà đò mới thấy xuất hiện bên cái lỗ thủng ở mái ngói vừa được tháo dỡ. Tôi không hề hối tiếc vì lời hứa "bao nhiêu cũng được" đã bật ra từ nỗi mừng rỡ tột độ. Chắc chắn gã sẽ chẳng dại chi bỏ qua dịp may hiếm có ấy. Qua về trên con đò nhiều lần, tôi thường chứng kiến không ít lần tính ky bo, chắc bóp từng đồng bạc lẻ với khách của gã, bất chấp mọi lời xói xỉa, nguyền rủa của họ. Khi gã lùa tôi cùng gia đình Bình lên một ngọn đồi khá cao, tôi vẫn nhắc lại lời hứa của mình, không chút tính toán, so kè. - À! chuyện tiền bạc mai mốt nước rút rồi hẵng tính! Gã vừa nói vừa cười, nụ cười không mấy thiện ý... Chỏm đồi gã nhà đò đưa tôi đến khá an toàn. Vượt cao trên mặt nước, có lẽ lúc bình thường chẳng mấy ai cất công leo lên đây làm gì. Hàng chục người đủ hạng nam, nữ, già trẻ chen chúc dưới những tấm bạt dừa, những tấm áo đi mưa căng rộng hết cỡ. Bình nhanh chóng nhét vợ con vào mấy chục bàn tay đang chìa ra vẫy gọi rối rít. Chỉ còn tôi, vì bỡ ngỡ trước đám người không quen mặt biết tên, nên cứ đứng như bị trời trồng giữa cơn mưa. Chợt một bàn tay ram ráp, một giọng nói quen quen lọt vào đôi tai rũ ướt, tím lạnh của tôi. "Này chú! Vào đây cái đã, kẻo bị cảm lạnh trong hoàn cảnh ni thì mệt lắm". Chưa kịp nhận ra, tôi đã được kéo lọt thỏm vô giữa những tấm lưng, bờ vai đang cố rịt sát vào nhau hơn. Tôi vội ngồi thụp xuống bên họ, chò hỏ, bó gối trên nền đất đá lôm nhôm, ẩm ướt. Bây giờ tôi mới kịp nhận ra người vừa kéo gọi mình là vị khách cùng qua đò chiều hôm qua. Ông ta cũng ướt sũng toàn thân, giống như tất cả mọi người ở đây. "Cám ơn" tôi lí nhí. Người đàn ông lớn tuổi cười thân thiện quàng tay qua vai tôi. Cánh tay rắn chắc cuộn những vòng cơ bắp tạo cho tôi ấm áp. Nỗi kinh hoàng của một đêm vật lộn với nước lũ cũng nhanh chóng tan đi. Lòng tôi bỗng nao nao một cảm giác bình yên đến kỳ lạ. Mọi khái niệm về thời gian hình như không tồn giữ chút nào trong trạng thái mơ hồ nửa thức, nửa ngủ của tôi. Đó là mỗi lần gã nhà đò với chiếc đò quay về, thả thêm một vài người, một vài thứ cần thiết như vải bạt, áo đi mưa hay vài khúc tre, nứa lên chỏm đồi. Bây giờ, cái cồn cào quặn thắt của cơn đói lại lan tỏa khắp cơ thể tôi. Tôi thấm dần điều mà trước đây chưa hề biết: đói đến mờ mắt. Với tôi lúc này mọi thứ, mọi vật, mọi ý tưởng đều nhập nhoạng, nhập nhoạng... Từ lâu lắm rồi tôi quên lãng cái thói quen ao ước tuổi thơ "Chừ giá có Bụt cho mình... thế này... thế kia". Vậy nhưng khi tôi thầm ước, thì Bụt lại xuất hiện. Nửa gói mì ăn liền mà người đàn ông vừa dúi làm tôi tỉnh hẳn. "Ăn tạm cái này cho đỡ đói đã chú" "Cám ơn" - tôi lùng bùng trong cổ họng cái từ khách sáo đã thành tật. "Của chú Cậy cho đấy". - Ông ta vừa ngốn ngấu nửa gói mì còn lại vừa chỉ tay về phía gã nhà đò đang phân phát từng gói mì cho đám người cũng đang đói lả như tôi. Tôi chậm rãi nhấm nháp từng chút mùi vị khô khan của mì sợi. Chỉ nửa gói mì ăn liền thì dù ăn theo kiểu gì cũng chẳng thể thỏa mãn cơn đói, chiêu thêm vài ngụm nước ứ đọng trên tấm áo mưa cũng vẫn còn nghe cồn cào. Cái đói chợt dưng xua đi cái sĩ. "Này ông Cậy ơi!" - Tôi gọi lớn. Nghe kêu đúng tên, Cậy quay nhìn rồi len lỏi qua mấy lớp rào người tiến về phía tôi. - Ủa! Là xếp à! Kêu tui có chuyện chi vậy, xếp? Chẳng còn hơi sức đâu chấp cái "đại từ" vốn ghét cay ghét đắng ấy, tôi liền nói tuột ý muốn mua lại vài gói mì gã đang cầm trên tay. Gã cười. - Đắt lắm, xếp mua nổi không? - Đắt là bao nhiêu? Mà bao nhiêu cũng được! Giận lắm, nhưng tôi không dám lớn tiếng. Có lẽ gã nhận thấy sự hằn học bị nén nhịn trong giọng nói gãy gọn của tôi nên gã giả lả. - Đùa anh một chút cho vui chứ có đâu nhiều mà bán với mua. May lắm thì đủ cho mỗi người nửa gói, tạm chống đói đã! Như được cảnh tỉnh, tôi ngượng ngập nhìn quanh. Người đàn ông tốt bụng vỗ... vỗ vai tôi. Không hiểu hành động này của ông ta là trấn an hay khỏa lấp giúp tôi sự sượng sùng. Cậy hình như cũng cảm thấy ái ngại nên an ủi: - Anh yên tâm, nước chững lại rồi, là rút nhanh lắm! Rồi quay đi, tiếp tục công việc chia chác "tạm chống đói". Tôi từ từ đứng dậy duỗi tay chân cho đỡ tê mỏi. Mưa tuy đã ngớt, nhưng nước lũ vẫn mênh mông. Tôi gặp lại gã sau gần tròn hai tuần lễ. Tính từ hôm gã chở tôi về. Gã chừng như không muốn nói gì nhiều về bản thân về công việc từng làm trong cơn lũ với anh chàng phóng viên đang thực hiện đoạn băng phóng sự trên vùng đất bị tàn phá nặng nề nhất trong "cơn đại hồng thủy". Cụm từ của anh chàng phóng viên vừa dùng. Gã không muốn nói. Nhưng đến bây giờ sau ba ngày ba đêm đói khát ngồi bó gối chờ nước rút trên chỏm đồi, được ngồi thoải mái trên ghế bọc nệm, được thưởng thức hương vị ấm cúng từ bữa cơm gia đình, thì tôi đã biết rất nhiều điều về người đưa đò có cái tên Cây chất phác, hồn nhiên ấy. Cậy chẳng phải dân cư trú ở xóm Núi như những người được gã sục sạo mọi ngõ ngách cứu bằng hết, đưa lên tránh nạn lũ ở ngọn đồi hôm ấy. Mà Cậy là dân xóm Bãi ở phía bên kia, nơi cũng bị dòng nước lũ tràn về, sau khi đã nhanh chóng chuyển vợ con, người thân lên được nơi cao ráo an toàn, Cậy sực nhớ đến dân bên xóm Núi, anh lập tức liều lĩnh băng qua sông giữa đêm tối tăm mưa gió. - Trông mực nước, tui biết ngay bên ni cũng bị ngập rất sâu, mà dân xóm Núi làm chi có đò, đều là khách thường ngày của tui. Không qua cứu, lỡ họ chết hết thì tui cũng phải bỏ nghề luôn chứ đưa đò với ai nữa đây?.. Chơi thân nhau nhiều năm, biết khá rõ cá tính kiên cường, rắn rỏi ở bạn, chưa khi nào tôi bắt gặp nét rã rượi, thất thần lại hiện rõ trên mặt Bình như lúc này. Bình đứng chết lặng, nhìn tìm cái sản nghiệp bao nhiêu năm trời chịu thương, chịu khó gầy dựng chừ nằm tận đâu dưới lớp bùn nhão nhoẹt, chẳng để ý gì đến sự huyên náo của những người hàng xóm vừa thoát cảnh hiểm nguy, giờ đang cố chen lấn, giành giật nhau từng ổ mì, gói bánh được ném xuống từ chiếc máy bay trực thăng cứu hộ. Tôi bước đến gần cố an ủi bạn: - Người còn là may mắn lắm rồi. Bình nhếch mép: - Ừ, ông cứ yên tâm, mình chẳng sao đâu... Mà nghĩ cũng lạ cho cái lạc quan của con người, tai vạ đến mấy đi nữa cũng ráng tìm cho được một chữ may. Bình chuyển tầm nhìn về phía những người hàng xóm lắc lắc đầu, tiếp: - Mà phải vậy thôi, ai cũng vì gia đình, vì cuộc sống cả. Ông cũng liệu về nhà xem thử thế nào. Dù con nước còn lớn, chưa hết sự đe dọa, Cậy vẫn đưa tôi qua sông. Gã hình như vui vẻ hơn mọi bữa. Tôi chưa kịp hỏi, gã đã khoe là gặp may giành được hai thùng mì và mấy bánh lương khô từ trực thăng thả xuống. Trông vẻ mặt hớn hở của gã nhà đò, tôi lại nhớ đến người đàn ông tốt bụng, nhớ cả lời nhận định của Bình. Có một điều tôi không ngờ tới là Cậy thẳng thừng từ chối số tiền tôi vét sạch trong chiếc ví da còn ướt nhẹp để trả công cho gã đúng như lời hứa. Tuy số tiền không lớn, nhưng chẳng phải nhỏ đối với một người lam lũ, vất vả nuôi sống gia đình năm miệng ăn bằng cái nghề đưa đò ngang như Cậy. Vậy mà gã trả lại bằng hết số tiền, chỉ giữ lại đúng tờ hai mươi nghìn đồng. - Tui chỉ lấy đúng giá chuyến này. Còn chở đi tránh lụt là chở giúp! Cậy vừa nói vừa xua tay lia lịa, mặc cho tôi nằn nì mong gã nhận. Nhâm nhi cốc bia, tôi nhìn Cậy. Cái khuôn mặt chân chất nom có nét khờ khạo ngây ngô đến tội nghiệp. Hai bàn tay Cậy cứ mãi vò đầu tóc rối bù, nhem nhuốc dầu mỡ. Phía xa xa sau lưng là một phần ngôi nhà xiêu vẹo vẫn cố bám víu vào dải bờ cùng lở lói, tang thương... Tiếng chuông điện thoại di động chợt réo vang. Tôi nhổm người dậy khỏi cái ghế bọc nệm, lôi chiếc máy ra từ trong túi quần... Chắc chắn Cậy không thể nhìn thấy tia mắt ngưỡng mộ của tôi giành riêng cho anh lúc này... - Anh nghĩ gì khi cứu... giọng anh chàng phóng viên trẻ măng lại hỏi. Cậy lại cười, cười hiền như Bụt. N.Q (135/05-00)
|
NGUYỄN SƠN HÀ
Truyện ngắn dự thi 1993
THÁI ĐÀO
Truyện ngắn dự thi 1993
Họ đã ra đi rồi...
Tôi một mình lang thang trở về bãi Chợ.
HÀO VŨ
Truyện ngắn dự thi 1993
Bệnh án của ông không có gì đặc biệt. Họ và tên: Trần văn Sáu. Tên thường gọi: Sáu Lục. Tuổi: 53. Chức vụ: Giám đốc công ty trồng tràm. Chẩn đoán: Nhức đầu do cao huyết áp.
VĨNH QUYỀN
Rien Ne Pese Tant Que Un Secret
Không Gì Trĩu Nặng Hơn Một Điều Thầm Kín
HỒ NGỌC ÁNH
Truyện ngắn dự thi 1993
TỪ NGUYÊN TĨNH
Truyện ngắn dự thi 1993
PHẠM THỊ HOÀI
Truyện ngắn dự thi 1993
BÙI THỊ LAN XUÂN PHƯỢNG
Truyện ngắn dự thi 1993
TRẦN BĂNG KHUÊ
NGUYÊN NGUYÊN
ĐỖ QUANG VINH
Trong núi đôi khi sương xuống rất dày, nhưng chẳng lần nào sương dày bằng lần đó…
THÙY AN
Truyện ngắn dự thi 1993
Sáng hôm nay trời mưa tầm tã, từng làn nước tuông tràn trên mặt đường, ào qua khe cống như con suối lớn cuốn theo đám lá vàng khô từ đêm trước nằm ngủ bên vệ cỏ.
PHÁT DƯƠNG
Giang ngồi đợi bạn ở cái hồ cá nằm trong khu trung tâm học liệu. Phải có thẻ mới vào trong được, anh đợi bên ngoài.
LÊ THƯ
Truyện ngắn dự thi 1993
Không ai biết một cách chính xác lai lịch của cu Lai Quăn. Ngay cả cái tên của nó cũng do dân ở thị trấn Phù Long này đặt cho.
CHÂU SA
Phải khó khăn lắm mới thuyết phục được cha mẹ đồng ý cho tôi đi chuyến này. Những ngày nghỉ hè, tôi muốn đến ở với Mi, nhà cô ở nơi không có tên trên bản đồ, một thôn làng xa xôi ít người biết đến.
MẠC YÊN
Có lẽ, sau đêm nay, bầy đom đóm ấy sẽ hưởng thụ những phút giây phóng khoáng nhiệt thành rực rỡ giữa tầng không.
TRẦN DUY PHIÊN
Truyện ngắn dự thi 1993
KIM UYÊN
“Cộc… cộc… cộc…”.
NGUYỄN NGỌC LỢI
Làng Thượng nằm trên phần đất kẹp giữa hai con sông, dòng phía bắc gọi là sông Phố, dòng phía nam gọi là sông Sâu. Đường lên biên giới chạy ngay trước mặt làng dưới chân những dãy núi trập trùng nối vào dãy Trường Sơn.
ĐOÀN THƯƠNG HẢI
Truyện ngắn dự thi 1993