Chung kết Hội thi Điều lệnh, bắn súng, võ thuật CAND - Khu vực phía Nam năm 2022

14:20 04/07/2022

Sáng 4/7, tại Quảng trường Ngọ Môn, TP Huế, Bộ Công an tổ chức khai mạc Chung kết Hội thi Điều lệnh, bắn súng, võ thuật CAND - Khu vực phía Nam năm 2022 nhằm chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống lực lượng CSND (20/7/1962 - 20/72022).

Thứ trưởng Lê Quốc Hùng cùng lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế và các đại biểu tặng hoa các đoàn tham dự Hội thi.

Tham dự buổi lễ có Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng Ban chỉ đạo các hoạt động kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống lực lượng CSND; Trung tướng Nguyễn Ngọc Toàn, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Cục trưởng Cục Công tác Đảng và Công tác chính trị, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo Hội thi Bộ Công an; Thiếu tướng Trần Hải Quân, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ.

Về phía tỉnh Thừa Thiên-Huế có các đồng chí: Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đại tá Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Công an tỉnh, Trưởng ban Tổ chức Hội thi cùng các đồng chí trong Ban Giám đốc và lãnh đạo Công an các đơn vị tham gia Hội thi.

Đội Cảnh sát giao thông tham gia duyệt đội ngũ tại Hội thi.


Chung kết Hội thi Điều lệnh, bắn súng, võ thuật CAND - Khu vực phía Nam, năm 2022 diễn ra từ ngày 4 đến hết ngày 6/7 với sự tham gia của 16 đoàn gồm trường Đại học CSND và Công an các tỉnh, thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Lâm Đồng, Tiền Giang, Gia Lai, Trà Vinh, Phú Yên, Quảng Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, Quảng Bình, Bình Dương, Đồng Nai, Đắk-Lắk, Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế với gần 1.500 vận động viên. Ngoài ra còn có 600 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) các lực lượng thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ), Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an tham gia biểu diễn tại lễ khai mạc Vòng chung kết Hội thi.
 

Duyệt đội ngũ tại hội thi


Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Lê Quốc Hùng cho biết, thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống lực lượng CSND, Bộ Công an phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức Hội thi Điều lệnh, bắn súng, võ thuật toàn lực lượng CSND. Hội thi là một trong những hoạt động nhằm biểu dương lực lượng, đẩy mạnh phong trào thi đua Vì ANTQ, đồng thời tuyên truyền sâu rộng truyền thống vẻ vang 60 năm lực lượng CSND Việt Nam anh hùng. Hội thi góp phần xiết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đảm bảo ANTT trong tình hình mới, kịp thời động viên CBCS tích cực, tự giác học tập, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, tinh thần trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Đoàn CSCĐ Kỵ binh, Bộ Tư lệnh CSCĐ biểu diễn tại khai mạc Hội thi.


Thứ trưởng Lê Quốc Hùng nhấn mạnh, việc tăng cường, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác điều lệnh, quân sự, võ thuật trong CAND là nhiệm vụ rất quan trọng, góp phần xây dựng lực lượng CAND thực sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, cụ thể là Nghị quyết số 12 ngày 16/3/2022 của Bộ Chính trị; đáp ứng yêu cầu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ ANTT của đất nước trong bất cứ hoàn cảnh nào. Quán triệt sâu sắc tinh thần đó, công tác điều lệnh, quân sự, võ thuật luôn được Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an quan tâm chỉ đạo thực hiện, góp phần giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tư thế tác phong, ứng xử chuẩn mực văn hóa của CBCS trong toàn lực lượng. Đồng thời nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ kỹ năng bắn súng, võ thuật, các kỹ năng sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong đấu tranh, trấn áp tội phạm, đảm bảo ANTT của CBCS CAND.
 

Lực lượng Bộ Tư lệnh Cảnh vệ trình diễn lái xe mô tô 


Thời gian tới, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội đặt ra cho lực lượng CAND rất nhiều khó khăn, thử thách. Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đảm bảo ANTT trong tình hình mới, yêu cầu xây dựng lực lượng CAND trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại là yêu cầu cấp thiết, là nhiệm vụ chính trị quan trọng của lực lượng CAND, trong đó công tác chấp hành nghiêm điều lệnh nội vụ CAND, công tác quân sự, võ thuật là một thành tố quan trọng không thể thiếu và cần được đẩy mạnh tăng cường trong thời gian tới.

 



Sau lễ khai mạc là phần duyệt đội ngũ của 16 đội tuyển; khối nữ Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động, Phòng cháy chữa cháy và đội ngũ tân binh của Công an tỉnh Thừa Thiên Huế. Tiếp đến là khối mô tô và khối kỵ binh di chuyển ra Ngọ Môn và biểu diễn trên các trục đường từ đường Lê Duẩn, cầu Trường Tiền, Phú Xuân,…

 

 

 

 

 

 

Nguyên Phương

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Tháng 5 về luôn khiến chúng ta nhớ đến Người với tấm lòng nhân ái bao dung với người dân Việt Nam và hướng đến những người còn bị áp bức và bị tước nhân quyền trên thế giới. Bài viết “Bao la nhân ái một con người” mở đầu cho Sông Hương số này sẽ làm bật lên Tư tưởng Nhân văn của Bác Hồ - là ánh dương soi sáng suốt cuộc trường chinh kháng chiến đến ngày thắng lợi, cả hôm nay và mai sau; bởi suy cho cùng ở mọi thời đại, chỉ khi tư tưởng nhân văn của những vị lãnh đạo phát sáng chiếu soi lên mọi hành động, vận nước mới thật bình an.

  • Sáng ngày 26/4, Sở Văn hóa và Thể thao đã tổ chức lễ khánh thành Nhà trưng bày tác phẩm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị.
    Trung tâm nghệ thuật Điềm Phùng tại số 17 Lê Lợi nằm ngay trung tâm thành phố Huế, bên cầu Tràng tiền và dòng sông Hương thơ mộng.

  • Sáng ngày 21/4, tại Công viên Lý Tự Trọng, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức lễ khai mạc Ngày sách Việt Nam. 

  • Tối ngày 04/4, Đại học Huế phối hợp với Đại sứ quán Áo tổ chức chương trình “Franz Kafka Festival” trình diễn các tác phẩm của Franz Kafka - nhà văn nổi tiếng của Áo đầu thế kỷ XX diễn ra tại trường Đại học Y Dược Huế, 

     

  • “Chiến tranh nói gì? Ngày em vác cả mùa xuân ra trận/ Những đôi chân không ngủ khoác vị mặn thời gian…”. Hồi ức về chặng đời phủ khói súng đạn bom vẫn còn trong vắt nơi trí nhớ của những người từng đi qua vùng hoa dại cháy rực trên dãy Trường Sơn. Những dòng thơ đau đáu. Những trang văn như mạch nguồn được khơi từ miền khô khát, chảy trong nỗi niềm dích dắc của nhân vật và độc giả trong truyện ngắn Góc rừng ấm áp. Câu chuyện thật ấm áp giữa núi rừng, nơi trận địa đang chấp chới giữa sự sống và cái chết. Người vợ lên thăm chồng đã làm khó cánh lính tráng xa nhà, nhớ quê, nhớ nghĩa vợ chồng nơi heo hút. Nhưng rồi tình đồng đội đã được thắp lên làm sáng cả một góc rừng, xua đi bóng tối chiến tranh.

  • Chiều ngày 02/4, tại Viện Pháp tại Huế (1 Lê Hồng Phong) đã diễn ra triển lãm thực tế tăng cường với chủ đề “Hân hoan”.

  • Sông Hương số Đặc biệt đầu năm 2018, với những bài rất đáng quan tâm, vừa như lật tìm những vỉa tầng mới mẻ trong thi phẩm xưa (Địa danh trong thơ chữ Hán Nguyễn Du), vừa là góc suy tư về vấn đề thời sự ẩn kín trong những dòng văn khắc khoải (truyện ngắn Khói).

  • Chiều ngày 26/3, tại phòng triển lãm trường ĐH Nghệ thuật Huế (10 Tô Ngọc Vân) Hội Mỹ thuật phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT, Chi Hội Mỹ thuật Việt Nam tại TT Huế, trường ĐH Nghệ thuật Huế đã tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Mỹ thuật Trẻ” lần III năm 2018. 

  • Sáng 17/3, Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải  qua đời tại nhà riêng ở huyện Củ Chi, TP HCM, hưởng thọ 85 tuổi.

  • Sáng ngày 11/3, tại thành phố Huế, Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm Việt Nam, Họ Đặng Việt Nam và Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo “Danh nhân Đặng Huy Trứ - Người khai lập ngành nhiếp ảnh Việt Nam. Hội thảo diễn ra nhân kỷ niệm 65 năm ngày Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2018).

  • Chiều ngày 10/3/2018, tại ngôi nhà thờ họ Đặng thuộc làng Thanh Lương, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, thành phố Huế, Hội NSNAVN phối hợp cùng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm Việt Nam (Bộ VHTTDL), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội đồng Họ Đặng Việt Nam và Họ Đặng làng Thanh Lương, Hương Xuân, Hương Trà, Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ Dâng hương tưởng niệm Danh nhân Văn hóa Đặng Huy Trứ.  

  • Tháng ba hơi xuân còn nồng. Những cánh đồng hoa mênh mang và trên những đồi hoang vẫn rực sắc màu ngỡ như mùa xuân mới chỉ bắt đầu. Ra xuân cũng là lúc trời đất giao hòa thanh khiết, quãng thời gian nảy nở của lộc chồi ý tưởng sáng tạo, cũng là tháng đậm đầy tính nữ. Đó là điều mà bạn đọc sẽ cảm nhận ở Sông Hương số này. 

  • THÁI KIM LAN

    “Tết” đối với tôi hồi trẻ thơ hình như luôn gắn liền với chữ “mới”. “Năm mới”, như bà tôi thường bảo khi tháng chạp đã nghiêng, ánh nắng pha màu trăng lấp ló bên kia sông, kéo lên đỉnh núi Kim Phụng từ đồi Hà Khê. Ấy là lúc nắng “mới” lên, sau mấy tháng mưa dầm lê thê. Một buổi sớm mai còn ngái ngủ trong mùng, nghe bà nói vọng sang bên gian chái phía tây, dặn dò mấy bác sửa soạn lá dong, lá chuối, đong nếp, chuẩn bị mứt món đón Tết, mừng năm mới.

  • Vào lúc 9h00, ngày 8/2, tức 23 tháng Chạp năm Đinh Dậu, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức nghi lễ tái hiện lại sự kiện Thướng tiêu (tục gọi, dựng cây nêu) tại Thế Miếu, Đại Nội Huế. 

  • Mới đây, vào ngày 31/1/2018 sau phẫu thuật lần 1, nhà thơ Nguyễn Miên Thảo tiếp tục phải nhập viện lần thứ 2 tại Khoa Xương Khớp - bệnh viện Thống Nhất do nguyên nhân căn bệnh gút đã biến chứng nặng và vết thương trong lần phẫu thuật đầu tiên đã tái phát lại.

  • Bài viết mở đầu cho số báo Tết “Nhớ mùa xuân năm ấy” là góc suy tưởng nhân văn khơi gợi lòng tri ân với những cống hiến của lớp người mở lối cho hòa bình: “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân - 1968 đã để lại cho các thế hệ hôm nay và mai sau niềm tự hào sâu sắc”. Đây cũng là dịp chúng ta ngẫm lại những bài thơ chúc Tết hào sảng của Bác Hồ, vang lên trong thời khắc cần hơn cả một sự hối thúc giành lại mùa xuân cho đất nước.

  • Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân - 1968 ở Huế đi vào lịch sử dân tộc như bản anh hùng ca. Cuộc Tổng tiến công mở ra một bước ngoặt chiến lược, có ý nghĩa quyết định trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nhân kỷ niệm 50 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân - 1968, Sông Hương giới thiệu những trang viết ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng, đó vừa là những hồi ức khó quên, vừa góp thêm những tư liệu mới để hiểu sâu hơn về thế trận nhân dân.

  • Mảng sáng tác trong Số đặc biệt 27 kỳ này giới thiệu đến bạn đọc dòng thơ văn nhiều sinh khí, cảm hoài miên man về vùng đất Phú Xuân (huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) - xã kinh tế mới của bà con người Huế, gợi lại từng ngăn ô ký ức của những người con cố xứ từng sống, từng qua đây và lần trở lại lưu luyến khôn cùng. 

  • Dòng chảy văn học nghệ thuật trên Sông Hương đang trôi qua một vòng với 12 số báo thường kỳ và 4 số đặc biệt. Một năm với nhiều dấu ấn trong dòng chảy văn hóa Huế có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa - lịch sử của đất nước. Chính vì vậy Ban Biên tập hướng đến thực hiện theo chuyên đề với những bài viết của các nhà nghiên cứu cùng những tư liệu mới đã để lại dấu ấn đậm nét, là nguồn tham khảo cho độc giả về sau. Đó là: Chuyên đề 100 Nam Phong tạp chí, Chuyên đề Cụ Huỳnh Thúc Kháng và báo Tiếng Dân.

  • Nobel văn học 2017: Sự trở về với những nỗi niềm nhân bản. Những tác phẩm của tiểu thuyết gia Kazuo Ishiguro đã “khai mở vực sâu khôn cùng trong sự kết nối bằng cảm quan bồng bềnh của chúng ta với thế giới”. Sơ khảo giải Nobel văn học từ năm 2010 đến nay, phần nào cho thấy sự sống dậy của chủ nghĩa hiện đại, cũng là sự sống dậy của chủ nghĩa siêu hiện đại “sau mối hoài nghi kinh niên của hậu hiện đại về một tinh thần thời đại/siêu tự sự”. Đó đồng thời cũng là dòng chảy âm thầm và mãnh liệt của tính nhân bản - một yếu tố cốt tủy vĩnh hằng của nghệ thuật mà thời đại “văn minh” dường như đang làm tan loãng nhạt nhòa để tiếp sức cho sự lên ngôi của những giá trị vật chất phủ lên chiều tâm linh mầu diệu hun hút dự sẵn trong mỗi con người.