THẠCH QUỲ
Ảnh: internet
Em đến
Thấp thoáng năm, bảy ngày, em đến
Cánh cửa quen tiếng gõ giữa tai mình
Khi cửa mở, khung trời hình chữ nhật
Em bước vào từ một bức tranh
Khép lại sau lưng mảng trời không cần thiết
Lặng im thay cho tiếng hỏi chào
Anh nâng giữa tay mình cốc nước
Em thân quen, muôn thuở vẫn ban đầu
Những đổi thay trên áo, những sắc màu
Như ánh sáng, như sao trời trên phố
Em lặng lẽ bên anh ngồi đó
Giữa tháng ngày, nào có đổi thay đâu!
Anh mất mát nhiều, anh cũng giàu thêm
Quên, rồi nhớ - Thời gian thanh lọc hết
Câu thơ cũ bây giờ anh lại viết
Cỏ mềm, đá cứng - Vẫn là em!
Có lời nào sánh nổi lặng im
Em ngồi đó, thời gian đang lắng đọng
Cả quá khứ, tương lai còn xáo động
Sẽ ngưng thành ngọn sóng trong tim
Anh trở về thanh thản trước em
Như nước được đánh phèn, như giếng lọc
Em khơi dậy dòng trong qua gợn đục
Của hai bờ ngày tháng chảy triền miên
Anh trở về thanh thản trước em
Như trở lại trước chân trời buổi sớm
Cánh cửa mở, tình yêu luôn mới chớm
Em thân quen, muôn thuở vẫn ban đầu…
Nguyễn Du
Cụ đi tìm chân kinh
Ở thứ kinh không chữ
Biết ai sẽ khóc mình/ sau ba trăm năm nữa?
Một tiếng đàn máu rỏ
Suốt 5 đầu ngó tay
Bây giờ cụ nằm đây/ bình yên chưa/ giấc ngủ?
Thân buộc ràng áo mũ
Lòng gửi trời/ núi xanh
Ôm trọn niềm tâm sự nghìn năm trong ngực mình!
Ai đến trong kê vàng?
Ai về bên nấm mộ
Nhìn bụi hồng dặm kia/ nhớ chăng cồn cát nọ?
Mắt tôi như nụ cỏ/ nhìn trời đăm đắm xanh
Bước sao khỏi bóng mình khi mặt trời đúng ngọ?
Tôi về bên mộ cụ
Lẻ bước giữa chiều hoang/ chỉ thấy bóng kê vàng/ mọc trùm lên
bãi cát!
Cụ không về trong mắt
Cụ không nằm trong thơ
Muốn hỏi hồn dưới đất/ ngủ có yên nấm mồ?...
(TCSH325/03-2016)
PHẠM XUÂN PHỤNG
Trung Quốc, hãy nhớ!
NGUYỄN NGỌC PHÚ
Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển
NGUYỄN LOAN
Không thể nào yên
NGUYỄN THÁI HƯNG
Đất ra đảo
Hải Bằng - Nguyễn Văn Dinh - Nguyễn Khắc Thạch - Phạm Tấn Hầu - Trần Bá Đại Dương - Tôn Nữ Ngọc Hoa
Lưu Thị Bạch Liễu - Nguyễn Thuấn - Ngô Thị Ý Nhi - Nguyễn Đạt - Nguyễn Thiền Nghi
Ngọc Biển - Bích Hải - Nguyễn Thị Duyên Sanh - Đông Hương - Hồng Vinh
Kiều Công Luận - Phan Công Tuyên - Hoàng Lê Diễm Trang - Lê Hào - Trần Hương Giang - Nguyễn Hoàng Dương
PHẠM VĂN VŨ
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO
Từ Hoài Tấn có thơ xuất hiện khá sớm trên báo Văn (miền Nam) khoảng giữa năm 1960. Ngay từ buổi đầu, thơ Từ Hoài Tấn đã có một giọng điệu riêng. Và khác với một số người trong nhóm Nội Dung ngày ấy (như Thái Ngọc San, Mường Mán, Nguyễn Miên Thảo…), Từ Hoài Tấn có vẽ lặng lẽ như sự tách biệt của một con đường độc đạo để đi vào khu rừng nội tâm.
HỒ ĐẮC THIẾU ANH
*Ghi nhớ ngày tiễn đưa Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn 01-04-2001
Lê Từ Hiển - Nguyễn Như Huyền
Hồ Đắc Thiếu Anh - Nguyễn Hoàng Thọ - Trần Xuân An - Trần Hữu Dũng - Dương Thành Vũ - Nguyễn Hoàng Anh Thư
NGUYỄN HƯNG HẢI
Trần Vàng Sao - Ngô Minh - Phùng Tấn Đông - Nguyễn Văn Phương - Lê Ánh
Phùng Tấn Đông - Bạch Diệp - Nguyễn Man Kim - Đoàn Mạnh Phương - Ngô Công Tấn - Vĩnh Nguyên - Phan Trung Thành - Lê Hưng Tiến - Nhất Lâm - Châu Thu Hà - Nguyên Tiêu
Nguyễn Đức Quang - Đặng Thị Vân Khanh - Tuyết Nga - Thạch Quỳ
LTS: Phùng Quán sinh năm 1932, quê xã Thủy Dương thành phố Huế, gia nhập Vệ Quốc đoàn năm 13 tuổi (1-1946) làm liên lạc, chiến sĩ trinh sát trung đoàn 101.
Đinh Thu - Thái Kim Lan - Ngàn Thương - Hoàng Thị Thương - Nguyễn Miên Thượng - Nguyễn Loan - Vũ Trọng Quang - Trần Hữu Lục - Lê Huy Quang - Đỗ Hàn - Mai Văn Hoan - Trần Tịnh Yên