PHAPXA CHAN
Ảnh: internet
Âm bản xóm làng
1.
Trăng bủng beo mục ruỗng
gieo lời tận diệt vào bài đồng dao buổi sáng
được những đứa trẻ mù lòa
xưng tụng
những con gà thôi không ấp trứng
vì lũ mèo đã tước được quyền cai trị khu vườn
Ngươi còn hát ca gì
ngọn đèn dầu chết yểu
mâm cơm đợi ai khi hai ngọn đũa bông đã cắm lên rồi
xác khô con thạch sùng
bản án oan thế kỷ
còn kẹt trong bản lề ngọ môn quan
Võng nôi cót két ghê răng
tàn nhang đổ đầy hốc mắt
áo tơi lủi thủi trong vườn
nhặt nhạnh những mảnh xương dâu đầu gáo
trên thập giá bù nhìn
sáu lần quạ kêu
lời định mệnh
2.
Mưa
xâm hại những mảng tường trình
rắn bò ra tua tủa
từ rặng tre
bờ nước
giấc mơ
trăng rơi những mảnh cuối cùng
ao thu sáng lên lần cuối
3.
Sấm nổ rền
giậu thưa giật thót
bão cuộn từ đáy ao
vằn vện những ngó sen rễ súng
Cặp đũa son
trói chặt trong mớ thừng rau muống
kết án chôn sống giữa bát tương
ôi thắt lòng quặn ruột
này chiết yêu! chiết yêu!
ôi xót lòng mặn ruột
này chiết yêu! chiết yêu!
4.
Nàng đi đâu
cơn mưa rào chửa tạnh
biên giới nhạt nhoà
độc một mảnh thuyền nan vỏ trấu
xiêm yếm trôi xuôi
trắng phơi bột lọc
dập dềnh tơ tóc
oản khóc xôi cười
bụt cười ma khóc
bụt khóc ta cười
lạy giời mưa thóc
thóc mọc tóc tơ
5.
Bóng đa đổ dài trên nghĩa địa mùa đông
miếu hoang là quán trọ
chốn dừng chân của những cơn gió góa bụa buồn rầu
cỏ rêu dệt một phiến thảm nâu
phủ trùm lên chiếu mốc
Chân nam đá chân chiêu
kẻ say buột mồm tuôn câu sấm
trời phạt phải làm đống rơm
cho gà nhảy ổ.
Còn chăng nửa giấc giang đầu
Ừ thế
hát bé thôi
thở khẽ
chú trâu đang ngủ
ruộng vườn đang ngủ
mùa màng cũng đang mơ màng ngủ
bọc thiêng đừng bao giờ hé nở
yếm xuân đừng hững hờ hé mở
để bước ai qua thềm
chẳng vô tình gieo hạt
gỗ đá trôi đi
chớ mủi lòng câu hát
Ừ thế
hát bé thôi
thở khẽ
kẻo người bàng hoàng vỡ giấc
xua giấc mơ về cổ tích
xua nắng về mặt trời
xua mưa về sông thẳm
xua mùa màng bơ vơ
xót lòng trót trao tình quá vội
Ừ thôi
hát bé thôi
thở khẽ
tấm thân còn lại gì đâu
còn chăng nửa giấc giang đầu mang mang
mang mang nửa giấc giữa đàng
áo em bay ngược tóc chàng trôi xuôi
(TCSH347/01-2018)
LTS: Nhắc đến Trần Thị Huyền Trang chắc hẳn bạn đọc Sông Hương không thể nào quên truyện ngắn “Đắng như hạnh phúc” trên “Trang viết đầu tay” của Tạp chí Sông Hương số 7 (tháng 6.1984). Tựa đề này sau đó được lấy làm tựa đề chung cho một tập truyện ngắn của CLB Văn học Trẻ Huế.
PHAN TRUNG THÀNH
Lê Văn Ngăn - Ngô Xuân Hội - Thế Dũng
PHƯƠNG NAM
Từ Nguyễn - Đông Triều - Cao Hạnh - Trần Huy Minh Phương - Nguyễn Minh Khiêm - Đức Sơn - Từ Hoài Tấn - Bảo Cường - Biển Bắc
LGT: Gia đình Kim Quý là một gia đình nghệ sĩ nổi tiếng. Chồng, nghệ sĩ Nhân dân Xuân Đàm, tác giả kịch bản đồng thời là đạo diễn của nhiều vở kịch nói, để lại dấu ấn cho nền sân khấu Việt Nam một thời không thể nào quên.
NGỌC TUYẾT
VI THÙY LINH
HOÀNG VŨ THUẬT Nếu tôi chết đi Xin cứ để bao lơn rộng mở… (F. Garcia Lorca)
Huỳnh Thúy Kiều - Nguyễn Đông Nhật - Thạch Quỳ - Trần Tịnh Yên - Đoàn Vĩnh Phúc - Lê Huỳnh Lâm - Khaly Chàm - Tôn Phong - Nguyễn Lãm Thắng - Đình Thu
NGUYỄN NGỌC PHÚ (Trích trường ca)
TRẦN HỒ THÚY HẰNG
TUỆ NGUYÊN
VŨ TRỌNG QUANG
Trần Mạnh Hảo - Lý Toàn Thắng - Trần Bá Đại Dương - Thái Ngọc San - Trúc Chi - Phạm Tấn Hầu - Ngô Minh - Văn Tăng - Nguyễn Khắc Thạch - Lý Hoài Xuân - Trần Hải Sâm
PHAN DUY NHÂN
Hoàng Vũ Thuật - Lê Vĩnh Thái - Nguyễn Ngọc Hòa - Nguyễn Văn Quang - Trần Gia Thái - Hiếu Vinh - Chử Văn Long - Đông Hà - Trần Hoàng Phố - Nguyễn Hoa - Fan Tuấn Anh - Vạn Lộc - Nguyễn Thánh Ngã - Nguyễn Tất Hanh
LGT: Mộng là cõi cứu chuộc tâm hồn của thi nhân khi thực tại không còn là nơi để họ hiện hữu. Với Lưu Trọng Lư thì điều đó hiển nhiên đúng. Không phải một cách vô cớ mà trong Thi nhân Việt Nam Hoài Thanh viết: “Giá một ngày kia Lư có nhảy xuống sông ôm bóng trăng mà chết ta cũng không ngạc nhiên một tí nào.” Nếu thế thì đó cũng chính là cái “mơ về”, cái “tìm đến” trong miền sáng tạo riêng của thi nhân.
VĂN CÁT TIÊN
Hoàng Vân - Nguyễn Đạt - Vĩnh Nguyên - Ngàn Thương