PHAPXA CHAN
Ảnh: internet
Âm bản xóm làng
1.
Trăng bủng beo mục ruỗng
gieo lời tận diệt vào bài đồng dao buổi sáng
được những đứa trẻ mù lòa
xưng tụng
những con gà thôi không ấp trứng
vì lũ mèo đã tước được quyền cai trị khu vườn
Ngươi còn hát ca gì
ngọn đèn dầu chết yểu
mâm cơm đợi ai khi hai ngọn đũa bông đã cắm lên rồi
xác khô con thạch sùng
bản án oan thế kỷ
còn kẹt trong bản lề ngọ môn quan
Võng nôi cót két ghê răng
tàn nhang đổ đầy hốc mắt
áo tơi lủi thủi trong vườn
nhặt nhạnh những mảnh xương dâu đầu gáo
trên thập giá bù nhìn
sáu lần quạ kêu
lời định mệnh
2.
Mưa
xâm hại những mảng tường trình
rắn bò ra tua tủa
từ rặng tre
bờ nước
giấc mơ
trăng rơi những mảnh cuối cùng
ao thu sáng lên lần cuối
3.
Sấm nổ rền
giậu thưa giật thót
bão cuộn từ đáy ao
vằn vện những ngó sen rễ súng
Cặp đũa son
trói chặt trong mớ thừng rau muống
kết án chôn sống giữa bát tương
ôi thắt lòng quặn ruột
này chiết yêu! chiết yêu!
ôi xót lòng mặn ruột
này chiết yêu! chiết yêu!
4.
Nàng đi đâu
cơn mưa rào chửa tạnh
biên giới nhạt nhoà
độc một mảnh thuyền nan vỏ trấu
xiêm yếm trôi xuôi
trắng phơi bột lọc
dập dềnh tơ tóc
oản khóc xôi cười
bụt cười ma khóc
bụt khóc ta cười
lạy giời mưa thóc
thóc mọc tóc tơ
5.
Bóng đa đổ dài trên nghĩa địa mùa đông
miếu hoang là quán trọ
chốn dừng chân của những cơn gió góa bụa buồn rầu
cỏ rêu dệt một phiến thảm nâu
phủ trùm lên chiếu mốc
Chân nam đá chân chiêu
kẻ say buột mồm tuôn câu sấm
trời phạt phải làm đống rơm
cho gà nhảy ổ.
Còn chăng nửa giấc giang đầu
Ừ thế
hát bé thôi
thở khẽ
chú trâu đang ngủ
ruộng vườn đang ngủ
mùa màng cũng đang mơ màng ngủ
bọc thiêng đừng bao giờ hé nở
yếm xuân đừng hững hờ hé mở
để bước ai qua thềm
chẳng vô tình gieo hạt
gỗ đá trôi đi
chớ mủi lòng câu hát
Ừ thế
hát bé thôi
thở khẽ
kẻo người bàng hoàng vỡ giấc
xua giấc mơ về cổ tích
xua nắng về mặt trời
xua mưa về sông thẳm
xua mùa màng bơ vơ
xót lòng trót trao tình quá vội
Ừ thôi
hát bé thôi
thở khẽ
tấm thân còn lại gì đâu
còn chăng nửa giấc giang đầu mang mang
mang mang nửa giấc giữa đàng
áo em bay ngược tóc chàng trôi xuôi
(TCSH347/01-2018)
Ngôn ngữ như một phương tiện truyền đạt thông tin, đối với thi sĩ, ngôn ngữ là công cụ để truyền cảm xúc của mình đến mọi người. Người làm thơ, điều quý nhất là cảm xúc. Nghệ thuật tu từ là phần kế tiếp để tác giả chia sẻ trọn vẹn cảm xúc của chính mình đến với mọi người.
(SHO). Người đã ra đi thật rồi
Đại Tướng Huyền Thoại của chúng ta – Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
Người Đại Tướng Vĩnh Viễn, Người Đại Tướng Của Nhân Dân
NGUYỄN PHI TRINH
NGUYỄN DUY
Đặng Huy Giang - Nguyên Quân - Mai Văn Hoan - Nguyễn Miên Thảo - Phan Văn Chương - Phạm Xuân Phụng
NGÔ MINH
THANH THẢO
Ngàn Thương - Nguyễn Khoa Như Ý - Công Nam - Nguyễn Thanh Mừng - Nguyễn Văn Thanh - Phan Lệ Dung - Lê Ngã Lễ
HỒNG VINH
Dăm năm cuối của thập niên 90, tác giả Ngọc Khương nổi lên với những tập thơ viết cho thiếu nhi như Bim bim và mướp vàng, Cây đàn và bông hồng (in chung với con gái út Kiều Giang). Dạo đó thơ anh được các nhạc sĩ chú ý, tìm đọc và chắp cánh cho những bài: Em là gió mát, Búp bê cổ tích, tập đàn, Nhà cười thành những ca khúc “đứng” được với thời gian.
NGUYỄN MIÊN THẢO
VI THÙY LINH
ĐÀO DUY ANH
Tôi không có ý định vẽ một chân dung bụi bặm mang hồn cốt lãng tử của kẻ phiêu bạc muốn “đày đọa” hồn mình trong mọi ưu phiền phiêu linh chữ nghĩa. Tôi biết Phùng Hiệu “bị thơ làm” vì lòng anh vốn đa đoan, trắc ẩn với mọi thứ trên đường đời anh gặp.
Nguyễn Trọng Văn - Hồ Đắc Thiếu Anh - Nguyễn Giúp - Nguyễn Loan - Nguyên Hào - Vũ Thanh Lịch - Huỳnh Minh Tâm - Nguyễn Đạt - Đỗ Thượng Thế
TRẦN ĐÌNH BẢO
TRẦN THIÊN THỊ
Xuân Hoàng - Lưu Quang Vũ - Trần Khắc Tám - Trần Thị Huyền Trang - Văn Lợi
Lê Hòa - Nguyễn Man Kim - Trần Văn Hội - Vũ Thiên Kiều - Thảo Nguyên - Trần Phương Kỳ - Phạm Bá Nhơn - Phạm Thị Phương Thảo - Vĩnh Nguyên - Hoàng Ngọc Quý
HẢI KỲ