PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO
Ảnh: internet
Sen đã nở trong chiếc bình gốm cũ...
Trong chiếc bình gốm cũ
Những búp gió tím hồng sáng nay đã nở
Những cánh môi thơm rất buồn
Như em...
Hoa đã đến và hoa đã nở
Dẫu biết khi đã nở là khi hoa đang tàn
Sen vẫn nức nở thơm khi thiền tọa trong bình
Chiếc bình của chúng sinh...
Chắc sen biết em buồn
Nên phai nhạt sắc hương
Chỉ duy nhất chiếc bình gốm cũ ngồi lặng im là biết
Sen chẳng còn là sen khi thiếu vắng đầm lầy...
Người đàn ông và khu vườn
Bỏ qua sự ồn ào đô thị
Anh mỉm cười hiền lành khi được trở về nơi khu vườn ngoại ô
Niềm vui nảy mầm trong ý nghĩ
Vang vang giai điệu tưới cây, vun xới, đánh luống và gieo hạt
Tiếng đàn gió ngân reo cùng mầm lá
Hơi thở mùa nồng nã đất nâu...
Anh thấy mình trầm tư hơn và cũng vui vẻ hơn trong thế gian này
Quên hẳn mọi sự bon chen và ngột ngạt
Quên cả những nỗi đau trong mình từ một thời chiến trường, đạn bom và tan nát
Cùng thiên nhiên chiêm nghiệm nỗi cô đơn
Trầm tư giống như khi chẳng còn ai để mà trò chuyện
Và vui vẻ như thể sắp gặp lại đồng đội và bóng dáng người tình
Ánh mắt tươi non, vòm râu đẫm lá...
Anh xới lật những ý nghĩ ẩn sâu và thẫm nâu trong đất
Rồi nghĩ về sự già nua và mất mát
Anh tưới khát vọng vào những đóa xanh tươi hồn nhiên và náo nức
Khi nghĩ về những đứa con và người dấu yêu sau mỗi lần gặp mặt
Đôi tay mùa vuốt dịu dàng phím lá...
Phải rồi
Nàng thường ngắm những vết chai sần trong lòng bàn tay anh
Họ lặng lẽ nghĩ về sự hồi sinh, nảy nở rồi tàn lụi của mùa
Để trân trọng hơn tình yêu và sự bình an ở kề ngay bên cạnh
Uớc mong và yêu thương sự sống khó nhọc nhưng vô cùng quý giá
Chỉ khu vườn nhẫn nại lắng nghe
Tái sinh âm u, chuyển dạ bốn mùa...
Anh chợt mỉm cười với ý nghĩ về những mầm cây khô
Chúng được hồi sinh giống như nhiều đứa trẻ
Rồi chúng sẽ lên xanh tươi đầy tự tin từ trong sự già nua của đất
Anh lắng nghe những mầm cây đẹp nhất
Đang bần bật run lên trong tầng tầng ý nghĩ hội nhập của hôm nay
Sự chân thật, giản dị, đắm say
Mãi làm nên vẻ đẹp
Đất nâu ròng ngàn năm đang kể chuyện chân trời...
(TCSH347/01-2018)
Ngôn ngữ như một phương tiện truyền đạt thông tin, đối với thi sĩ, ngôn ngữ là công cụ để truyền cảm xúc của mình đến mọi người. Người làm thơ, điều quý nhất là cảm xúc. Nghệ thuật tu từ là phần kế tiếp để tác giả chia sẻ trọn vẹn cảm xúc của chính mình đến với mọi người.
(SHO). Người đã ra đi thật rồi
Đại Tướng Huyền Thoại của chúng ta – Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
Người Đại Tướng Vĩnh Viễn, Người Đại Tướng Của Nhân Dân
NGUYỄN PHI TRINH
NGUYỄN DUY
Đặng Huy Giang - Nguyên Quân - Mai Văn Hoan - Nguyễn Miên Thảo - Phan Văn Chương - Phạm Xuân Phụng
NGÔ MINH
THANH THẢO
Ngàn Thương - Nguyễn Khoa Như Ý - Công Nam - Nguyễn Thanh Mừng - Nguyễn Văn Thanh - Phan Lệ Dung - Lê Ngã Lễ
HỒNG VINH
Dăm năm cuối của thập niên 90, tác giả Ngọc Khương nổi lên với những tập thơ viết cho thiếu nhi như Bim bim và mướp vàng, Cây đàn và bông hồng (in chung với con gái út Kiều Giang). Dạo đó thơ anh được các nhạc sĩ chú ý, tìm đọc và chắp cánh cho những bài: Em là gió mát, Búp bê cổ tích, tập đàn, Nhà cười thành những ca khúc “đứng” được với thời gian.
NGUYỄN MIÊN THẢO
VI THÙY LINH
ĐÀO DUY ANH
Tôi không có ý định vẽ một chân dung bụi bặm mang hồn cốt lãng tử của kẻ phiêu bạc muốn “đày đọa” hồn mình trong mọi ưu phiền phiêu linh chữ nghĩa. Tôi biết Phùng Hiệu “bị thơ làm” vì lòng anh vốn đa đoan, trắc ẩn với mọi thứ trên đường đời anh gặp.
Nguyễn Trọng Văn - Hồ Đắc Thiếu Anh - Nguyễn Giúp - Nguyễn Loan - Nguyên Hào - Vũ Thanh Lịch - Huỳnh Minh Tâm - Nguyễn Đạt - Đỗ Thượng Thế
TRẦN ĐÌNH BẢO
TRẦN THIÊN THỊ
Xuân Hoàng - Lưu Quang Vũ - Trần Khắc Tám - Trần Thị Huyền Trang - Văn Lợi
Lê Hòa - Nguyễn Man Kim - Trần Văn Hội - Vũ Thiên Kiều - Thảo Nguyên - Trần Phương Kỳ - Phạm Bá Nhơn - Phạm Thị Phương Thảo - Vĩnh Nguyên - Hoàng Ngọc Quý
HẢI KỲ