PHẠM THỊ NGỌC LIÊN
Ảnh: internet
Tháng Tám, mưa…
Tháng tám như chiếc hôn êm
Dưới mưa
Như chiếc hôn êm trên ngón tay đeo nhẫn
Và buổi chiều không anh
Niềm vui đã tắt
Tháng tám giọt nước mắt trên cao
Buồn rầu như tình yêu vắng mặt
Vâng,
Mưa thì buồn
Em chỉ là chiếc lá
Vô tình rơi xuống tim anh
Ôi tháng tám mưa
Giống như mình đang khóc
Tháng tám nốt đàn trầm
Rụng vào đáy ngực
Em ôm hết mùa thu
Ôm hết nỗi buồn
Tháng tám những cơn gió lãng mạn
Múa điệu Valse trên ngọn cây
Nơi mưa sẽ đi qua
Và lạnh lùng để lại
Những chiếc hôn nhạt nhòa
Em cũng khiêu vũ với nỗi buồn của em
Với chiếc hôn êm trên ngón tay đeo nhẫn
Mưa và mưa
Và nỗi buồn bất tận
Không tan trong tháng tám vô tình
Ôi tháng tám mưa
Và mưa không dứt
Em muốn nói những lời tha thiết
Nhờ giọt lệ trời
Đem đến cho anh...
Một mình trên phố buồn thiu
Ngày nắng lên bình thường như mọi hôm
Khung cửa ngày qua đã vắng
Nắng ơi cứ lên
Phố vẫn thản nhiên đón ta
Người quen mỗi ngày lang thang ở phố
Đường chợt đông lên bộ mặt người yêu
Vây bủa chập chùng
Ngày ơi !
Phố dành cho ta đôi mắt sầu
Mầu men rượu hồng qua cửa kính
Lãng đãng như trên mây
Ta đi tìm kẻ thất tình
Phố ơi !
Ngày vẫn là ngày rất quen
Sao trái tim ta cứ lặng lờ muốn ngủ
Sao nước mắt ta chạy rong phương nào
Trời mượn - làm mưa
Nên hồn ta nổi sóng
Mưa ơi !
Trên phố một mình
Nỗi buồn kỳ diệu
Nỗi buồn biến ta thành tên tử tội hoảng hốt
Nỗi buồn cho ta cười rất ngông nghêu
Trên phố một mình
Người yêu vẫn chập chùng vây bủa
Người yêu vẫn cười man rợ
Vẫn ở xa ta
Trên phố một mình
Hóa điên
Cười mà đi
Liên !
Tháng năm qua Huế
Như một nụ hôn khô tháng Năm
Huế khát
Bàn chân em bỏng rát
Lối đi vào Ngọ Môn
Tháng Năm nhỏ những giọt mồ hôi
Huế vẫn bí ẩn
Kín đáo
Giấu diếm
Em là kẻ hành hương miền xa
Ngẩn ngơ trước Huế
Tháng Năm hương sen vây bủa
Em đi vào những ngõ nhỏ không tên
Rất Huế
Luống cuống
Ngại ngùng
Hồi hộp
Trái tim nóng bừng
Như một nụ hôn khô
Anh ở đâu
Chàng trai có giọng nói thủ thỉ
Đôi mắt rợp bóng chiều Văn Lâu
Em đi tìm anh
Như con chuồn chuồn kim bịt mắt bay qua sông Hương
Ngóng về đồi Ngự
Em đi tìm anh
Như con kiến nhỏ rơi vào hồ sen
Hoảng hốt trước trùng trùng sóng lá
Tháng Năm Huế có lửa
Đốt cháy lòng em
Chàng trai Huế có đôi mắt đen
Giọng nói thủ thỉ
Nhỏ nhẻ
Anh bí ẩn như Huế
Kiêu kỳ như Huế
Dịu dàng ngọt ngào
Trầm tư
Rất Huế
Tháng Năm gặp anh
Em như con chuồn chuồn kim đậu trên chiếc lá sen
Giữa hồ nước mênh mông sóng hoa
Thấy mình đang chết khát...
5-90
(TCSH43/06-1990)
Thanh Tuyền - Mai Trâm - Trần Anh - Trần Hữu Lục - Hồng Thị Vinh - Hoàng Xuân Thảo - Trương Đăng Dung - Nguyễn Đông Nhật - Phan Trung Thành - Đào Duy Anh - Lê Khánh Mai - Đức Sơn - Nguyễn Thụy Kha - Trần Văn Khởi - Văn Lợi - Bùi Văn Dung - Nguyễn Ngọc Hưng - Lê Phương Thảo - Thanh Tú - Mai Phương - Nguyễn Thanh Xuân - Võ Công Lâm - Trần Ninh Hồ - Nguyễn Hoa - Văn Cầm Hải - Nguyễn Thiền Nghi
Đinh Thị Như Thúy - Trần Thị Linh Chi - Tuệ Lam - Tôn Nữ Ngọc Hoa - Đông Hà - Hồng Hạnh - Châu Thu Hà - Lưu Ly - Thái Hồng - Thanh Tuyền - Chu Vân Thảo - Huỳnh Thuý Kiều
NGUYỆT PHẠMTên thật Phạm Thị Ngọc Nguyệt. Sinh 1982 tại Xuân Lộc. Đã có nhiều thơ, bài viết trên các báo, tạp chí Văn nghệ, Phụ Nữ, Thể Thao Văn Hóa, Người Hà Nội...và nhiều tuyển tập khác. Giải thưởng Thơ Bút Mới (báo Tuổi Trẻ 2005).
...người mẹ ngồi chờ con sau tán lá bàng cuối thurơi vào miền tĩnh lặngnhững vết da mồi đo tuổi mẹnhững dòng nước mưa đo nước mắtchảy vào chiều tiễn biệt lặng im...
...Bồng bồngBống bốngBông bông...
...Chỉ trong lá con chim sâu làm tổChỉ trong tim tình yêu kết nụ...
...Hãy mở các cửa sổ hồn mìnhCho khúc ca biến tấu dâng dângĐừng nguỵ trang mình là người hạnh phúcĐừng đóng đinh trên thập giá tình yêu...
...Trầm trầm giọng kể từ hồn người xưa, làm Người khó lắm phải đâu chuyện vừa...Làm Người khó lắm, sống kiếp trần gian. Hãy ôm dấu hỏi mà nhìn bàn chân!...
Võ Quê - Tôn Phong - Phạm Thị Quỳnh Phương - Hồ Huy Sơn - Nguyễn Quang Việt - Nguyễn Thị Hợi.
Nguyễn Xuân Hoa - Mai Văn Hoan - Phạm Tấn Hầu - Bùi Đức Vinh - Nguyễn Thị Hồng Hà - Lãng Hiển Xuân - Đinh Hạ - Nguyễn Hưng Hải - Châu Thu Hà - Nhất Lâm - Lê Hưng Tiến - Nguyễn Trần Thái - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Thị Yến
...Mặc cho đất bận nâu, trời mải bận xanhNgười đi, mòn cả bóngThắp tận cùng thẳm sâu một khát vọng yên bình...
...Đang mùa xuân ha y đã sang hèmà hoa tím rụng đầy mặt nướcchảy về đâu, sông ơi...
...Tôi vừa được sống lạiVì trong suốt cuộc đờiTôi đã sống dùkhông biết mình sống...
...Ta nhờ cỏ hít khí trời kết mậtDâng lên em cùng những hạt sương đêm...
LÊ HOÀNG ANH...Mẹ ơi mẹ qua đau khổ đã nhiều sao luôn có những chùm hoa ổi trắng, lúc nào cũng nhìn con đăm đắm – vẫn tìm con trong lắng đọng tâm hồn...
LTS: Với một tờ báo, chắc hẳn niềm vui mừng trước hết là nhận được những bản thảo chất lượng. Nhưng cũng không vì vậy mà chúng tôi không trân trọng những bài viết chưa đạt tới “tiêu chí” Sông Hương. Giới hạn trong lĩnh vực thơ: Có không ít tác giả hầu như tuần nào, tháng nào cũng gửi từ ba bốn bài trở lên. Đều đặn bao nhiêu năm trời như thế, tính ra số thơ mà chúng tôi nhận được của họ đã có thể đóng thành một “tổng tập”. Những trang chữ viết tay, những trang vi tính quen thuộc đến mòn mắt ấy mỗi lần nhận được là chúng tôi lại hồi hộp đọc, để rồi… áy náy!Dưới đây là những bài gần như khá nhất trong số thơ lai cảo của Sông Hương.
Thạch Quỳ - Nguyên Quân - Đông Hà - Kiều Trung Phương - Nguyên Hào - Lê Quốc Hán - Đinh Thu - Hoàng Thị Thiều Anh - Nguyễn Phước Loan
...nghe thanh âm mà không có tiếng ngườisao khép mắt mà không thể chết được...
Từ Nguyên Tĩnh - Lê Huỳnh Lâm - Nguyễn Thiền Nghi - Trần Hữu Lục - Mai Thìn - Cao Hạnh - Văn Công Hùng - Trần Tuấn - Nguyễn Ngọc Phú - Đức Sơn - Trần Vạn Giã - Trần Cao Sơn - Lê Hữu Khoá - Trần Hoàng Phố - Phạm Thị Anh Nga
Đất nước đã vẹn toàn một mối hơn ba mươi năm, song còn đó những nỗi đau âm ỉ, thấm vào cốt xương của thân nhân các thương binh - liệt sĩ, thấm vào máu thịt của những ai từng kinh qua hoặc không kinh qua chiến tranh mà nay đều được hưởng cuộc sống yên bình. Kỷ niệm 60 năm ngày thương binh liệt sĩ(27/7/1947 – 27/7/2007), Sông Hương xin nghiêng mình trước nỗi đau không hề ngẫu nhiên đã thấm vào thơ ấy… *Nguyễn Gia Nùng - Triệu Nguyên Phong - Trần Đức Đủ - Huỳnh Tuấn Vinh