NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯỢNG
Sáng
Chả ai biết bình minh thức dậy bao giờ
Họ từ bỏ giấc mơ khi ánh nắng chực chờ bên khung cửa nhỏ
Bật tung sự tĩnh mịch của thinh âm
Một ngày mới được khơi nguồn.
Những thân xác được ngụy trang trong bộ com-lê bóng lóa
Những chiếc đầm công sở tưởng chừng trong suốt
Họ mộng du lạc vào dòng người trên đường
Còi xe, đèn đường, khói bụi… tất cả cùng khiêu vũ
Giai điệu rum-ba kì quặc.
Chiếc đồng hồ bắt đầu cuộc chạy ma-ra-tông lệch lạc
Họ bắt đầu cho - nhận những lời nói
Những giọt cà phê nhảy tung téo trên từng phím máy
Tiếng máy in xì xèo như kẻ bị bỏ đói
Tiếng hơi thở con người dường chen chúc nhau.
Tất cả chừng bắt đầu
Sự sống…
Trưa
Nắng đang chực chờ như quả cầu lửa
Ngày bị nuốt chửng trong thinh lặng
Con người hóa mù lòa trong cặp kính đen
Ai…
kẻ nào đã chế tạo ra bộ áo giáp hoa
Hùng mãnh chinh chiến giữa xa lộ
Họ quên mất tên nhau
những kẻ xa lạ…
Rồi tất cả bị cướp đi giọng nói
Những ngón tay kỳ dị
Một lời chào quằn quại
Được thốt lên…
Chẳng lẽ…
Người ta say
Người ta mê
Người ta chết trong mật nắng
Người ta giết nhau bằng một ánh nhìn
Ngày bỗng hóa nhòa nhạt
Trái tim không khóc nỗi
Họ lục tìm hơi thở…
Không…
Họ méo máo nắm lấy tay nhau
Rên rỉ tình người...
Chiều
Người ta bắt đầu ùa ra đường
Con phố chừng nín thở
Họ cõng trên lưng những đứa con của số phận
Cuộc rượt đuổi được kích hoạt
Ai sẽ tiến xa hơn
Ai sẽ bị bỏ quên bên hốc thời gian cũ mục
Trời oằn mình đỏ rực hằn lên nỗi đau màu xám
Chẳng còn thứ ánh sáng nào là thiện nguyên
Chúng đều mang tội lỗi
Thời gian cột sợi dây nghiệt ngã
Không chút từ bi, riết lấy chúng ta
Và khi hoàng hôn buông rèm trong đáy mắt
Là khi ta biết chẳng còn cơ hội nào
Không gian chừng co rút
Như một lão già sợ bóng đêm
… chực nuốt chửng lấy linh hồn.
Tối…
Một kẻ tham lam nào đó đã nuốt chửng những tia nắng cuối cùng
Nhường chỗ cho bóng đêm ngự trị
Những cột đèn đường bỗng bốc cháy
Ngã quỵ thành những vệt sáng loang dài
Tôi đã thấy những cái bóng khèo khào đi tìm tĩnh lặng
Họ đâm đầu vào màn đêm như con thiêu thân chờ chực sự chết
Người đàn bà phơi tóc trong đêm
Ngồi vá những vết thương của số phận
Thành phố bị chối bỏ như đứa con hoang
Cuộn mình trong tấm phông rách nát
Tất cả đều giã từ vào cõi mộng
Tìm một chút bình yên…
Thành phố chết
Đêm chết…
Những linh hồn chết
Tất cả đều bị bỏ quên
Vũ trụ ngừng thở
Chỉ
còn
tiếng lao công
đối thoại
cùng thinh lặng!
(TCSH356/10-2018)
LÊ VI THỦY
LTS: Những nhịp đi cổ điển, những thi ảnh cũng như nhuốm màu cổ điển, nhưng gần như lại không bước ra từ cổ tích, mà từ cuộc sống bộn bề. Ba người đàn bà trong những bài thơ dưới đây, từ ba câu chuyện khác nhau, với những không gian khác nhau, nhưng họ chung một nỗi rất đàn bà: yêu, chờ đợi, và hy vọng trong cô đơn…
HOÀNG VŨ THUẬT
Vũ Dy - Nhất Lâm - Nguyễn Nhã Tiên - Trần Thị Tường Vy - Châu Thu Hà - Nguyễn Miên Thượng - Nguyễn Hàn Chung - Phan Lệ Dung - Vương Kiều
Anh Nguyễn Hữu Đống là bạn của nhiều lớp văn nghệ sĩ, nhất là ở Huế. Từ Trịnh Công Sơn, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Viết Ngạc, Đặng Tiến, Trụ Vũ… đến nhiều người thuộc lứa sau như Nguyễn Chí Trí, Vĩnh Ba, Nguyễn Thượng Hải, Hồ Đăng Thanh Ngọc, Lê Huỳnh Lâm, Bạch Lê Quang, Phạm Tấn Hầu…
ĐÔNG TRIỀU
Tôi là Nguyễn Văn Phong. Sinh năm 1985. Quê quán: xã Hà Ninh, Hà Trung, Thanh Hóa. Hiện sống cùng thân sinh. Làm ruộng, lao động phổ thông. Không dùng điện thoại di động. Đây là một số bài thơ lần đầu tôi gửi đến Tạp chí Sông Hương.
TRƯƠNG ĐĂNG DUNG
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Mai Văn Phấn - Phạm Đức Mạnh - Hồng Vinh - Nguyên Ngọc - Tôn Nữ Minh Châu
LTS: Nhà thơ Nguyễn Xuân Sang quê quán ở An Hòa - Huế, anh đã xuất bản 04 tập thơ & 01 tập phóng sự, ghi chép; từng đạt một số giải thưởng các cuộc thi.
LGT: Machu Picchu của đế quốc Inca, núi thiêng Mỹ Sơn của vương quốc Chămpa có cùng số phận đỉnh cao một nghệ thuật kỳ vĩ bị chiến tranh và thời gian tàn phá.
Nguyễn Trọng Tạo - Phùng Tấn Đông - Đỗ Xuân Thu
NGUYỄN VIỆT CHIẾN
TÔN PHONG
Nguyễn Đông Nhật - Từ Hoài Tấn - Trần Hoàng Phố - Phan Trung Thành - Phùng Sơn - Lê Hồ Ngạn
TRẦN TỊNH YÊN
ĐÀO DUY ANH
LTS: Trước những thử thách của nhiều trường phái thơ hiện đại, xem ra thơ lục bát Việt Nam vẫn sống khỏe. Nó thậm chí không nhất thiết phải phân biệt rạch ròi “hậu lục bát Truyện Kiều”, “hậu lục bát Lửa Thiêng” hay “hậu lục bát Bùi Giáng”. Tuy vậy để được ghi tên tác giả dưới những âm tiết quen thuộc, dễ nhớ đó… ắt tâm hồn người thi sĩ phải gạn đục khơi trong bao lần.
NGUYỄN DUY
Nhìn từ xa... Tổ Quốc!