NGUYEN SU TU
Ảnh: internet
Ngày không em
Em đến như một tôn giáo
khứ lai, sinh tử, Niết bàn
trên tự ngã. Tôi
không cần tương giao với gì khác
nỗi nhớ mặc khải làm nên sự giác ngộ
một thiêng liêng tình yêu
nỗi nhớ làm cuồng thêm lần nhớ
hương thơm và da thịt em cứ vang vang trong đầu
bằng trí nhớ không chuẩn bị
đêm mất ngủ tìm bờ môi những lần ngạt thở
trái tim cần dưỡng chất trần gian để đi hết con đường
giờ tôi gói lẻ loi vào trăng
đêm ba mươi theo lũ đom đóm đi tìm
nương náu nơi trừu tượng của nỗi nhớ
tôi rơi vào thực tại
thế giới thường ngủ yên bởi nỗi nhớ thường hằng
bóng dáng em ăn mòn tâm khảm
có phải tạo hóa tặng tôi bữa tiệc sắp tàn
ngày không em
tôi cặm cụi vẽ vào khoảng vắng
chỉ có tâm linh
mới hiểu hết sự kiện của tâm hồn
chúng hữu tình
như biển
sóng vẫn vỗ bờ
chờ
mà chẳng ban mai.
Nỗi lặng đá khô
Cắm nén nhang xuống hoang vu
tưởng niệm cho ngày tàn vĩnh viễn
thấy nỗi niềm trước gương soi khuôn mặt mình méo mó
bóng mắt ly tâm từng dạng người ấm ức
hỏi còn an nhiên
người đi cũng đã đi
hoang mạc đã nuốt sâu từng ngụm máu
di ngôn theo gió dật dờ
hà huống người không nấm mộ
nẻo nào chẳng bơ vơ
...
em đã ở đâu đó trong vùng trí nhớ
ngồi ôm nỗi lặng đá khô
cuộc thiên cư của giấc mơ dệt lên bàn phím gió
từng âm u nhiễm lạnh trở về
có ai nương về bóng gió
mà buồn em lê thê
giờ đi qua từng góc phố
tiếng nấc chớp lên nguồn
mưa khứ hồi về vỡ
xuống những lần khuôn thiêng
đá làm sao diệp lục
tình sao xanh hỡi trời
tháng Tư di căn nắng trên thô ráp bàn tay
trên môi em nứt nẻ
nỗi buồn nứt trên lưng
con mắt còn dị ứng mở trừng trừng tháng Tư
một lần xin làm góa phụ
mớm lên giọt máu tình hờ
mồ côi vực dậy ảo ảnh rót đầy em
khoảng trống âm u nín gió
trong ký ức
phôi thai ngày ngây muội
chực vỡ òa
trên khói nhang vào thiên cổ
tận tụng
Anh!
(TCSH344/10-2017)
Tên thật: Trương Nhật Tín, sinh năm 1991, quê quán thôn An Ngãi Tây, xã Hòa Sơn, Đà Nẵng. Hiện sống với gia đình tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Daklak; - bị khiếm thính nhẹ từ nhỏ. Từng có thời gian ở Hà Nội và sống nhiều lần ở Sài Gòn. Bắt đầu làm thơ, viết truyện, Văn Phẩm Ý (dạng tùy bút phác họa vô thực)… từ khoảng năm 2005, 2008.
ANH THƠ
PHAN HOÀNG
Nguyễn Hồng Hạnh - Phan Lệ Dung - Hoàng Long - Hoàng Vân Khánh - Nguyên Quân - Bùi Mỹ Hồng - Đỗ Tấn Đạt - Nguyễn Nghĩa - Từ Sâm
ĐÔNG TRIỀU
NGUYEN SU TU
Thủy táng...!
ĐẶNG MỸ DUYÊN
Nguyễn Thánh Ngã - Vương Ngọc Minh - Phạm Bá Thịnh - Hồng Vinh - Trần Thị Tường Vy - Trần Hương Giang - Đông Hương - Nguyễn Đức Sĩ Tiến - Nguyễn Thanh Mừng
ĐINH THỊ NHƯ THÚY
Những đứa trẻ
LTS: Những giọt thơ về Huế như một thoáng mưa bóng mây, tự nhiên rơi và đem lại cảm giác lạ lẫm. Huế hiện lên cũng là lạ, như cô gái bước ra từ đóa sen thiền. Sông Hương xin giới thiệu những bài thơ vừa mới gửi đến của Lam Bình (tên thật là Hoàng Thị Mỹ Bình), hiện ở Hà Nội.
PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO
Trần Mạnh Hảo - Hoàng Nhuận Cầm - Hoàng Vũ Thuật - Hoàng Cát - Đỗ Hoàng - Mai Văn Hoan - Nguyễn Loan - Phù Sa Lộc
LÊ THỊ MÂY
HOÀNG DIỆP LẠC
Nguyễn Man Kim - Nguyễn Đức Dũng - Hà Duy Phương - Phạm Thị Ngọc Thanh - Lại Đăng Thiện
LTS: Trong vai công chúa Tây Hạ (vở kịch Thành Cát Tư Hãn của Vũ Khắc Khoan), Nguyễn Tuyết Lộc đã để lại trong lớp học sinh Quốc Học – Huế những năm 1960 một hình ảnh khó quên. Hơn 50 năm sau chị mới trở lại Huế qua hai bài thơ giới thiệu trên Tạp chí Sông Hương số này.
LGT: Không làm dáng và càng không kiểu cách, những ngôn từ cuộc sống chân thật tự tình hiện diện khắp nơi trong thơ Ngô Thị Hạnh, chạy dọc những bờ gió và mang theo những câu chuyện, những cảm xúc nhuần nhị, những trăn trở đầy cá biệt… Cũng nhiều khi bắt gặp những riết róng thở gấp gáp của gió hậu hiện đại trong thơ của chị.
NGUYỄN THANH MỪNG
Uống cà phê với Nguyễn Mộng Giác
và Tạ Chí Đại Trường
Ngưng Thu - Đoàn Trọng Hải - Trần Tịnh Yên - Lưu Ly - Phan Công Tuyên
NGUYỄN ĐÔNG NHẬT