NGUYỄN CÔNG THẮNG
Minh họa: Nhím
Blues mưa
rồi tôi sẽ trở lại
không hẹn hò không còn ai gọi tên
mưa trắng mù hoài niệm
trắng mù khuôn mặt xa xăm một thời chìm khuất
chỉ còn tôi ngoài hành lang mưa
vòm lá xanh run rẩy
ai gõ cuồng điên những nhịp buồn
mưa tạt qua khoảng trống lạnh lùng bỏ lại
bông hoa nào vùi quên
bước chân nào gió cuốn
mưa mưa mưa
tôi nhớ gì trong mưa
những bóng hình thoáng qua
những mảnh đời trôi xa
những nụ cười lung linh tan vỡ
mưa
ướt đẫm tôi những cách chia
những lòng tẻ lạnh
mưa mưa mưa
cứ mãi mưa những cuộc lìa xa
tôi băng qua dưới trời vần vũ
băng qua ray rứt nhớ và quên
quên quên quên
như không còn ai ngoài bất tận mưa mù
bàng hoàng tê buốt
Ngồi thấy xa xăm
ngồi lặng yên và xa xăm trải dài
phía sau đôi mắt mệt mỏi
phía sau sương khói
phía sau muộn phiền
tôi thấy tôi lang thang qua bãi cỏ hoang
với tụi dứa dại đầy gai
đám cây mắc cỡ làm duyên khép mở những chiếc lá li ti
lũ chuồn chuồn lim dim trầm mặc
gió chiều thong dong lướt trên tóc tôi khét nắng
tôi nhập vào gió
vào bụi dứa dại
vào hoa mắc cỡ
vào lũ chuồn chuồn
tôi thấy tôi thơ thẩn bên gốc cây ổi sau nhà
những trái ổi xanh non
như tôi xanh non
tôi thấy tôi ngồi trên thềm nhà nhìn mưa giông
lũ bong bóng tung tăng múa hát
như lòng tôi múa hát
tôi thấy tôi hụp lặn thỏa thuê giữa con sông trong lành
nắng đậu trên bờ tre xanh lốm đốm
nắng nhấp nháy cười trên mặt sông
lũ cá lòng tong trong veo
như tôi trong veo
tôi thấy tôi đi giữa những cánh đồng mía ngút ngàn
vào mùa ép mía
cả đất trời thơm tho dịu ngọt
tôi thở tình yêu dịu ngọt
tôi thấy tôi nheo mắt cười với ông già đẩy xe kem
đội chiếc mũ dạ bạc màu
ông già lưu lạc không vợ không con thích đùa với lũ trẻ
tôi thấy tôi nhìn theo cô gái hàng xóm có giọng nói ngân nga
tuổi mười sáu biết tô son làm điệu
một hôm bỏ nhà đi biệt theo gánh hát
tôi thấy tôi nhỏ nhoi đứng đọc bài bên ông giáo già
khuôn mặt xương xương khắc khổ
ông giáo quanh năm lọc cọc chiếc xe đạp cũ
chẳng nuôi một tình yêu lớn nào ngoài nghề dạy học
tôi thấy tôi chạy theo anh gù dở hơi
chuyên nhảy cò cò làm trò vui và xin cơm về nuôi mẹ
Tôi thấy tôi ngồi chống cằm nghe chàng nghệ sĩ vườn ốm o
ôm đàn ghi ta hát mãi một bài mùi mẫn
“ôi em yêu dấu ơi, bây giờ em ở đâu…”
tôi thấy tôi lén nhìn anh tôi tập hút thuốc
anh tôi nhổ giò và cái mền đắp chung cứ hụt trước hụt sau
chiếc áo anh tôi nay tôi mặc
mẹ tôi ngồi đơm lại chiếc nút áo bị đứt
đôi tay dịu dàng
tôi thấy ba tôi gối đầu lên cánh tay gầy rộc
một đời lăn lộn ngược xuôi nặng trĩu gánh gia đình
thu lại trong ánh nhìn thiết tha buồn bã
chiều lại chiều từng đàn mây trắng âm thầm trôi về cố xứ
giờ tôi ngồi lặng yên và thấy xa xăm trải dài
tưởng như mất hút vào vô tận
ở đâu đó, lạy trời, còn những bãi cỏ hoang, tụi dứa dại,
đám hoa mắc cỡ, lũ chuồn chuồn và những thằng bé con
nhập vào thong dong với gió
lang thang dọc dòng sông mát lành
qua những cánh đồng mía ngút ngàn nồng nàn thơm ngọt
qua thị xã nhỏ buồn hiu đêm khuya vọng về tiếng súng
cái thị xã nhỏ miền Trung không chứa hết nỗi bơ vơ
của đám trẻ lớn lên thời chiến
giờ tôi ngồi lặng yên và xa xăm trải dài
phía sau đôi mắt mệt mỏi
phía sau sương khói
phía sau muộn phiền
ở đâu đó, lạy trời, vẫn còn tình yêu cho những con người
chẳng tuổi tên, đến và đi và khóc và cười làm nên đời sống
dù tôi biết rằng cô gái hàng xóm có giọng nói ngân nga
đã trải đời như bông hoa tàn rũ
dù chàng nghệ sĩ ốm o đã thành kẻ nát rượu
dù anh tôi đã chết trong chiến tranh
và những chiếc nút áo đứt lìa chẳng bao giờ
còn được ấm trong bàn tay mẹ
ở đâu đó
ở đâu đó
xa xăm…
(TCSH339/05-2017)
Tên thật: Trương Nhật Tín, sinh năm 1991, quê quán thôn An Ngãi Tây, xã Hòa Sơn, Đà Nẵng. Hiện sống với gia đình tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Daklak; - bị khiếm thính nhẹ từ nhỏ. Từng có thời gian ở Hà Nội và sống nhiều lần ở Sài Gòn. Bắt đầu làm thơ, viết truyện, Văn Phẩm Ý (dạng tùy bút phác họa vô thực)… từ khoảng năm 2005, 2008.
ANH THƠ
PHAN HOÀNG
Nguyễn Hồng Hạnh - Phan Lệ Dung - Hoàng Long - Hoàng Vân Khánh - Nguyên Quân - Bùi Mỹ Hồng - Đỗ Tấn Đạt - Nguyễn Nghĩa - Từ Sâm
ĐÔNG TRIỀU
NGUYEN SU TU
Thủy táng...!
ĐẶNG MỸ DUYÊN
Nguyễn Thánh Ngã - Vương Ngọc Minh - Phạm Bá Thịnh - Hồng Vinh - Trần Thị Tường Vy - Trần Hương Giang - Đông Hương - Nguyễn Đức Sĩ Tiến - Nguyễn Thanh Mừng
ĐINH THỊ NHƯ THÚY
Những đứa trẻ
LTS: Những giọt thơ về Huế như một thoáng mưa bóng mây, tự nhiên rơi và đem lại cảm giác lạ lẫm. Huế hiện lên cũng là lạ, như cô gái bước ra từ đóa sen thiền. Sông Hương xin giới thiệu những bài thơ vừa mới gửi đến của Lam Bình (tên thật là Hoàng Thị Mỹ Bình), hiện ở Hà Nội.
PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO
Trần Mạnh Hảo - Hoàng Nhuận Cầm - Hoàng Vũ Thuật - Hoàng Cát - Đỗ Hoàng - Mai Văn Hoan - Nguyễn Loan - Phù Sa Lộc
LÊ THỊ MÂY
HOÀNG DIỆP LẠC
Nguyễn Man Kim - Nguyễn Đức Dũng - Hà Duy Phương - Phạm Thị Ngọc Thanh - Lại Đăng Thiện
LTS: Trong vai công chúa Tây Hạ (vở kịch Thành Cát Tư Hãn của Vũ Khắc Khoan), Nguyễn Tuyết Lộc đã để lại trong lớp học sinh Quốc Học – Huế những năm 1960 một hình ảnh khó quên. Hơn 50 năm sau chị mới trở lại Huế qua hai bài thơ giới thiệu trên Tạp chí Sông Hương số này.
LGT: Không làm dáng và càng không kiểu cách, những ngôn từ cuộc sống chân thật tự tình hiện diện khắp nơi trong thơ Ngô Thị Hạnh, chạy dọc những bờ gió và mang theo những câu chuyện, những cảm xúc nhuần nhị, những trăn trở đầy cá biệt… Cũng nhiều khi bắt gặp những riết róng thở gấp gáp của gió hậu hiện đại trong thơ của chị.
NGUYỄN THANH MỪNG
Uống cà phê với Nguyễn Mộng Giác
và Tạ Chí Đại Trường
Ngưng Thu - Đoàn Trọng Hải - Trần Tịnh Yên - Lưu Ly - Phan Công Tuyên
NGUYỄN ĐÔNG NHẬT