Dăm năm cuối của thập niên 90, tác giả Ngọc Khương nổi lên với những tập thơ viết cho thiếu nhi như Bim bim và mướp vàng, Cây đàn và bông hồng (in chung với con gái út Kiều Giang). Dạo đó thơ anh được các nhạc sĩ chú ý, tìm đọc và chắp cánh cho những bài: Em là gió mát, Búp bê cổ tích, tập đàn, Nhà cười thành những ca khúc “đứng” được với thời gian.
Tháng 8 năm 2012, đánh dấu sự trở lại đầy ngẫu hứng, nhà thơ Ngọc Khương đã gửi đến bạn đọc một lúc 3 tập thơ: Cây đổi màu, Võng tình và Trăng Nhật Lệ. Đây là những trăn trở của tác giả về những góc cạnh của cuộc sống...
Quý mến một người bạn tâm huyết với thơ, xin được giới thiệu 2 bài thơ của Ngọc Khương như một cộng tác viên mới đến cùng Tạp chí.
Phan Trung Thành (gt)
NGỌC KHƯƠNG
Trăng Nhật Lệ
Gửi về Đồng Hới thân yêu
Vầng trăng ngày xưa ấy
Như mắc vào ta đây
Nửa mặn mòi miệt bể
Nửa hương hoa hồng bay...
Vầng trăng ngày xưa ấy
Lấp lánh nghìn sao băng
Ta như con còng gió
Ngập ngừng... theo ngấn trăng
Ôi vầng trăng Nhật Lệ
Gom từ vạn thương đau
Nhặt từ muôn cát bể
Nghìn trùng, xin nhớ nhau!
Em ơi vầng trăng ấy
Giọt lệ vàng nhớ nhung
Như ngọn đèn bên cửa
Thao thức đến khôn cùng!...
Truy Viễn Đường
Bốn trăm năm trầm mặc, rêu phong
Gạch ngói vỡ đau ngôi đền cổ
Bao triều đại xoay vần, hưng phế
“Truy Viễn Đường”(*) trơ với nước non
Kẻ nịnh thần gieo hận hoàng cung
Sông cuộn sóng thanh gươm buốt máu
Ngôi mộ cổ lung linh kỳ báu
Sắc phong ngàn dâu bể còn nguyên.
Hương vân vi hùng khí địa linh
Thành Lạc về, sao băng huyền thoại
Bao ẩn tích cựa mình bừng dậy
Bước voi thần rậm rịch thời gian.
Bốn trăm năm bao nỗi hợp tan
Bóng tre ngà ấp ngôi đền cổ
Dòng Hòa Giang ru người trong mộ
Hàng dừa xanh mát rượi làng quê.
Cung đàn xưa như vẫn đê mê
Câu tế cũ ngất ngư ngày giỗ
Tiếng trống vọng hồn thiêng tiên tổ
Hương khói trầm thoáng vó ngựa bay
.........................................
(*) (Ngôi đền cổ tại làng Vĩnh Phước, xã Quảng Lộc, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình được công nhận di tích lịch sử, văn hóa).
(SH294/08-13)
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO
VI THUỲ LINH
TRẦN MẠNH HẢO
Phạm Thị Phương Thảo - Trần Hữu Dũng - Bạch Diệp - Ng.H. Dao Trì - Nguyễn Đạt - Nguyễn Duy Từ - Nguyễn Man Kim - Hoàng Vũ Thuật - Triệu Nguyên Phong - Nguyễn Loan - Phạm Trường Thi
NGUYỄN THỊ HỒNG NGÁT
NGUYỄN ĐÔNG NHẬT
ĐÀM THÙY DƯƠNG
NHƯ QUỲNH DE PRELLE
Nguyên Quân - Đông Hà - Tiến Thảo - Nguyễn Hoàng Thọ - Lê Ngã Lễ - Cao Quảng Văn - Vĩnh Nguyên - Triệu Từ Truyền - Từ Hoài Tấn - Trịnh Bửu Hoài - Phạm Bá Thịnh - Ngàn Thương - Vũ Trọng Quang - Đức Sơn - Lương Viết Khiêm - Nguyễn Thiền Nghi - Ngô Đình Hải - P.N.Thường Đoan - Hoàng Xuân Thảo
Hoàng Thúy - Hào Thiện Chân - Phương Uy - Trần Huy Minh Phương - Phan Duy - Vũ Thiên Kiều - Châu Thu Hà - Trần Thị Bích Huyền
TRẦN THỊ HUÊ
TRƯƠNG ĐÌNH PHƯỢNG
MIÊN ĐỨC THẮNG
Nguyễn Văn Vũ - Hường Thanh - Lê Trinh - Sơn Trần - Nguyễn Thị Nam - Trần Kiêm Thêm - Phùng Hiệu - Trần Thị Bảo Thư
Phạm Tấn Hầu - Trần Thị Tường Vy - Hồ Đăng Thanh Ngọc
Nguyễn Hoa - Lê Văn Ngăn - Y Phương - Thế Dũng
Phạm Văn Nuôi - Phan Trung Thành - Nguyễn Lãm Thắng - Tiến Thảo - Công Nam - Trần Xuân An - Nguyễn Công Thắng - Hà Văn Sĩ
Có lẽ, ngay từ những tác phẩm đầu tiên, tác giả đã đặt vấn đề tìm kiếm câu trả lời muôn thuở: “Văn chương là gì?” Ở đây, Phan Hoàng Phương mượn ý của Trần Dần, Phùng Quán để nói về mình trong nỗ lực đó (bài Đi trong mưa gió).
HỒ MINH TÂM
HOÀNG THỤY ANH