Ảnh: hoasontrang.us
…. Mẹ tôi từ bếp đi ra Đầu bị cạo tóc chưa kịp mọc Người chưa nhận ra ai, đôi mắt già răn reo như chân cò xét dò làm tim tôi quặn thắt “Mạ ơi…” Thằng em trai nhảy bốn bước qua bờ ai nhận ra tôi, nó hét lên mà như lĩnh xướng. Cha tôi - chúng tôi quen gọi bằng “chú” (Nội tôi chỉ có mình cha là trai Cụ cho chúng tôi gọi người bằng “chú” Mong đời cha đừng lặp lại độc đinh) Mái tóc cước đang cười hay mái tóc cước đang khóc mà rung mãi vậy, chú ơi! *** … Tôi lang thang hết hang môồng, gốc vả, rặng mù u Cái gì cũng thân mà cái gì cũng lạ Cái gì cũng lớn mà cái gì cũng nhỏ Mảnh sân mênh mông tuổi thơ như sa mạc giờ dăm bước đã ra đường Tôi nhìn cái biển đen “Gia đình cộng sản” Cha tôi cầm dao định chẻ đun nước pha trà Tôi xin, cất đi làm kỷ niệm Kỷ niệm nhắc lại một thời… Tôi cùng cha tôi ra vườn Gần ba mươi năm tôi mới ngửi lại được mùi bùn cắt rốn Tôi ngước nhìn lên ngọn cau (Cau quê tôi nổi tiếng Bắc Trung Nam và cả ở thủ đô Hà Nội) Một chiếc tàu cau rơi xuống chân tôi Luồng gió vào theo vun vút… Tàu cau ơi Em đã từng làm ngựa, làm súng Từng làm chim bay đi bay lại nối hai đầu đất nước cắt chia Em từng làm chiếu Lót chỗ ngồi đêm trung thu cho bầy trẻ chúng tôi “Chồng nụ chồng bông Nhảy cong vồng mía Nhảy lịa vồng khoai Nhảy quay nong tằm. Nhảy nhằm ruộng cấy Nhảy bậy thì thua Nhảy cua thì được..” Tàu cau ơi Em đã làm hành trang cho cuộc đi và cuộc đến. *** … Mẹ tôi giờ không còn Phút người ra đi tôi không được gặp Tôi về quê lần thứ hai Nước mắt tôi đầm mộ cát Hàng xương rồng xếp gai Cùng tôi thưa lời vĩnh biệt… Mười anh chị em mẹ tôi sinh ra và nuôi dạy Lớn lên theo cách mạng đi xa Còn những đứa ở lại nhà Giặc giật khỏi tay mẹ, vứt đi, ném đi, thất tán bốn phương trời Tụ lại từ bốn phương trong đất nước bao la Mấy mươi năm chia lìa Như có chiếc tàu cau truyền tín hiệu Gặp lại, mẹ tôi nhìn chúng tôi cười mếu máo: “Không có đứa mô theo giặc, Tau chết được rồi…!” (14/8-85) |
LTS: Nhắc đến Trần Thị Huyền Trang chắc hẳn bạn đọc Sông Hương không thể nào quên truyện ngắn “Đắng như hạnh phúc” trên “Trang viết đầu tay” của Tạp chí Sông Hương số 7 (tháng 6.1984). Tựa đề này sau đó được lấy làm tựa đề chung cho một tập truyện ngắn của CLB Văn học Trẻ Huế.
PHAN TRUNG THÀNH
Lê Văn Ngăn - Ngô Xuân Hội - Thế Dũng
PHƯƠNG NAM
Từ Nguyễn - Đông Triều - Cao Hạnh - Trần Huy Minh Phương - Nguyễn Minh Khiêm - Đức Sơn - Từ Hoài Tấn - Bảo Cường - Biển Bắc
LGT: Gia đình Kim Quý là một gia đình nghệ sĩ nổi tiếng. Chồng, nghệ sĩ Nhân dân Xuân Đàm, tác giả kịch bản đồng thời là đạo diễn của nhiều vở kịch nói, để lại dấu ấn cho nền sân khấu Việt Nam một thời không thể nào quên.
NGỌC TUYẾT
VI THÙY LINH
HOÀNG VŨ THUẬT Nếu tôi chết đi Xin cứ để bao lơn rộng mở… (F. Garcia Lorca)
Huỳnh Thúy Kiều - Nguyễn Đông Nhật - Thạch Quỳ - Trần Tịnh Yên - Đoàn Vĩnh Phúc - Lê Huỳnh Lâm - Khaly Chàm - Tôn Phong - Nguyễn Lãm Thắng - Đình Thu
NGUYỄN NGỌC PHÚ (Trích trường ca)
TRẦN HỒ THÚY HẰNG
TUỆ NGUYÊN
VŨ TRỌNG QUANG
Trần Mạnh Hảo - Lý Toàn Thắng - Trần Bá Đại Dương - Thái Ngọc San - Trúc Chi - Phạm Tấn Hầu - Ngô Minh - Văn Tăng - Nguyễn Khắc Thạch - Lý Hoài Xuân - Trần Hải Sâm
PHAN DUY NHÂN
Hoàng Vũ Thuật - Lê Vĩnh Thái - Nguyễn Ngọc Hòa - Nguyễn Văn Quang - Trần Gia Thái - Hiếu Vinh - Chử Văn Long - Đông Hà - Trần Hoàng Phố - Nguyễn Hoa - Fan Tuấn Anh - Vạn Lộc - Nguyễn Thánh Ngã - Nguyễn Tất Hanh
LGT: Mộng là cõi cứu chuộc tâm hồn của thi nhân khi thực tại không còn là nơi để họ hiện hữu. Với Lưu Trọng Lư thì điều đó hiển nhiên đúng. Không phải một cách vô cớ mà trong Thi nhân Việt Nam Hoài Thanh viết: “Giá một ngày kia Lư có nhảy xuống sông ôm bóng trăng mà chết ta cũng không ngạc nhiên một tí nào.” Nếu thế thì đó cũng chính là cái “mơ về”, cái “tìm đến” trong miền sáng tạo riêng của thi nhân.
VĂN CÁT TIÊN
Hoàng Vân - Nguyễn Đạt - Vĩnh Nguyên - Ngàn Thương