Nhà thơ Lý Hoài Xuân - Hải Bằng ký họa
LÝ HOÀI XUÂN Nơi tôi để nhớ Nơi bông lúa uốn câu soi mặt nước Tỏa hương trong nỗi nhớ người xa Đời sau nhận từ trái tim đời trước Những hạt vàng lấp lánh phù sa Nơi đàn cá lượn lờ rung sóng bạc Tôm búng càng thức giỡn sao khuya Chú cò trắng lội tìm mồi ngơ ngác Tổ con chim cun cút canh đường đi Nơi lặng im đất vặn mình biến hóa Nở sinh nghìn câu tục ngữ ca dao Dòng mương chở đám mây trôi yên ả Ráng chiều vàng pha lửa ngỡ chiêm bao Nơi anh được gặp em ngày gặt hái Bên đê, ngồi, chung một mo cơm Em trao anh vụng về nhành hoa dại Bồi hồi anh lạc giữa mùi thơm Ôi cái nơi ríu ran lời chiền chiện Bên luống cày mẹ đẻ rơi anh Anh bắt dế, thả diều, say én liệng Bỏ cơm chiều, mẹ phạt vào chân Chính nơi ấy là nơi dài ngọn gió Khi trăng quầng khao khát trận mưa giông Cha hiểu trời qua sắc màu ngọn cỏ Anh hiểu em qua công việc cấy trồng Là nơi ấy trong anh giờ chưa ngủ Giọt mồ hôi thổn thức niềm đau Đất dẫu cũ, người ơi xin đừng cũ Cho nơi cây để nhớ mãi nguyên màu. Lặng im bàu tró Lọc qua cát mịn, lấy từ mưa Nguồn nước bây giờ có khác xưa? Biển mặn kề bên mà vẫn ngọt Đất thần Bàu Tró lạ lùng chưa? Cứ ngỡ đang mơ người nguyên thủy Xuống Bàu múc nước bước quanh co Đốt lửa nướng chim vừa bắt được Nhảy reo bên vỏ ốc vỏ sò! Cứ ngỡ đang mơ đàn chim lạc Từ Bàu mang sóng biếc bay lên Mặt trời đan nắng trên đôi cánh Gió lụa mơn man ngọn cỏ mềm! Tôi như đứa trẻ trong thần thoại Hăm hở đi tìm dấu vết tiên Bỗng gặp nơi chân mình đậu lại Những đồ trang sức người xưa quên! Bàu Tró ngày xưa... ai nhớ không? Ai người gắn bó với nghề nông Dẫu đã nằm yên trong ruột đất Còn mơ lưỡi cuốc buổi vun trồng Bàu Tró bây giờ ... Tôi với tôi Lặng im trong nước trước bao đời Bóng tôi lồng bóng người thân cũ Cùng bóng mây lành không nỡ trôi. Đồng Hới, 1985 Cầu ơi!... Có gì trong quả cầu kia Mà em quyến luyến bỏ đi không đành? Cầu bay chạm đến vai anh Mang theo những tiếng trong ngần của em Chưa quen, chút nữa rồi quên Vút cho khéo! Kìa, em xem quả cầu Lửng lơ, xoay tít trên đầu Lửng lơ giữa ánh nắng mầu chiều quang Biết bao câu hỏi cầu mang Cầu không nói, chỉ âm vang tiếng mình Cầu ơi, sao cứ vô tình Để cho ta bắt ánh nhìn của nhau! (13/6-85) |
HOÀNG CẦMChỉ biết nói cùng mẹ
Ngô Thái Dương - Đinh Thị Như Thúy - Khaly Chàm - Tuệ Lam - Nguyễn Hữu Hồng Minh - Đoàn Mạnh Phương - Nguyễn Nguyên An - Mai Bá Ấn - Hồ Thế Hà - Lê Ngã Lễ - Hồng Thị Vinh - Từ Nguyễn - Trần Hữu Lục - Cao Hạnh - Phạm Nguyên Tường - Trần Hữu Dũng - Đoàn Lê - Trần Văn Hội - Đoàn Thị Tảo - Thiên Thanh - Trần Thị Linh Chi - Trần Hoàng Phố - Lưu Ly - Hoàng Vũ Thuật - Nguyễn Loan - Inrasara - Nguyễn Tiến Chủng - Vĩnh Nguyên - Mai Văn Phấn
Lê Huy Quang - Kiều Trung Phương - Nguyễn Văn Quang - Phan Trung Thành - Hà Đức Ái - Cao Quảng Văn - Đỗ Hướng - Lê Vi Thủy - Nguyên Tiêu - Trương Minh Phố - Hoàng Xuân Thảo - Phạm Bá Nhơn - Lê Huy Hạnh - Ngô Cang - Trương Nam Hương - Ngàn Thương - Võ Ngọc Lan - Võ Văn Hoa - Hồ Đắc Thiếu Anh - Tôn Phong - Châu Thu Hà - Lâm Xuân Vi - Ngô Công Tấn - Triệu Nguyên Phong - Dzạ Lữ Kiều - Nguyễn Thị Hồng Ngát - Đức Sơn
NGUYỄN ĐÔNG NHẬTTrở về
TRẦN VẠN GIÃBài nhã ca mùa xuân
NGUYỄN HOADự cảm
Nguyễn Khắc Thạch - Võ Quê - Trần Quốc Toàn - Thục Quân - Nguyễn Loan - Nguyễn Văn Phương - Thái Doãn Long - Vương Hồng Hoan - Nguyễn Khoa Như Ý - Lê Viết Xuân - Đỗ Văn Khoái - Thanh Tú
Hoàng Phủ Ngọc Tường - Nguyễn Sơn Nhân - Lê Thị Hường - Phạm Nguyên Tường - Ngô Cang - Hồ Thế Hà - Ngô Minh - Mai Văn Hoan - Nguyên Quân - Đoàn Thương Hải - Ngàn Thương
Phạm Tấn Hầu - Văn Hữu Tứ - Dương Lễ - Nhất Lâm - Văn Cầm Hải - Phan Trung Thành - Trương Quân - Lê Tấn Quỳnh - Hồ Trường An - Hải Yến - Tôn Nữ Như Ngân - Thủy Chi
Tóc Nguyệt - Huỳnh Minh Tâm - Cát Du - Anh Nguyễn - Hải Trung
ĐÀO DUY ANHLời nói dối
TUỆ GIẢI NGUYỄN MẠNH QUÝKhúc tình tự dòng sông
LTS: Ngày 10-12-2009, thi sỹ Nguyễn Trung Bình đã qua đời sau cơn bệnh. Anh sinh ngày 10/5/1968 tại thị xã Hội An. Sau khi tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, ĐH Tổng hợp Huế (1991), thi nhân đã lang bạt khắp nơi rồi về sống ở Sài Gòn suốt hơn 15 năm qua với đủ nghề gắn liền với thơ, sách và nghệ thuật.
Nguyễn Thái Sơn - Nguyễn Hiệp - Chu Minh Khôi - Hà Huy Tuấn - Nguyễn Thánh Ngã - Minh Tự - Diệp Thảo Minh Dzương - Hàn Nhật Châu - Bá Vi Tuân
NGUYỄN HỮU HỒNG MINHTổ quốc
LGT: Quê ngoại xứ Huế, quê cha gốc Bắc nhưng Nguyễn Thị Ánh Huỳnh lại là con gái Cần Đước, Long An. Chị đã xuất bản 3 tập thơ, nhận một số giải thưởng thơ. Nhưng những điều đó với chị không quan trọng bằng việc làm thơ để “khiến ta được giải phóng khỏi bản thân mình để thử làm kẻ khác, làm chim muông cây cỏ, sương gió... ngu ngơ hơn, huyền ảo, linh diệu hơn”, và nữa “để làm mình làm mẩy với phận số cô đơn của mình, được giải toả, được thoát khỏi cái chật hẹp của tham - sân - si...” (tự bạch).
Nguyễn Văn Tam - Mai Thanh - Cao Hạnh - Phan Văn Chương - Nguyễn Hoa - Từ Hoài Tấn - Ngàn Thương - Vân Anh - Trần Hữu Lục - Lê Tấn Quỳnh
Đào Phương - Hồ Trường An - Văn Lợi - Nguyễn Lương Hiệu - Đoàn Mạnh Phương - Phan Đình Tiến - Nguyễn Thanh Mừng - Trương Quang Thứ - Nguyễn Thụy Kha - Lê Quốc Hán - Phụng Lam
LƯƠNG NGỌC AN (Trích Phác thảo những lời ru)
Nguyễn Thiền Nghi - Nguyễn Thánh Ngã - Trần Tịnh Yên - Huỳnh Lê Nhật Tấn - Nguyễn Quang Hưng