HOÀNG DIỆP LẠC
"Mẹ và người lính" - tranh của HS Trịnh Hoàng Tân
Đêm Sài Gòn
Những ngày xa em
Anh bơ vơ trong từng vòng quay trái đất
Đo chiều dài nối nhớ trên những con đường Sài Gòn ngạt thở
Tất cả vụt băng qua
Chỉ còn em trong tâm tưởng kinh thành
Gieo vào anh niềm hy vọng quay về
Những ngày xa em
Anh thèm mùi hương của dòng sông xanh mộng
Những khoảng trống Sài Gòn bí ẩn dao động
Để kết thúc một ngày từ điểm khởi đầu
Anh đọc kinh nguyện cầu trong khoảng tối âm u
Đêm Sài Gòn
Nàng trăng khóc cho cuộc soi chiếu vô vọng
Những ngọn đèn văn minh đã giết chết thánh thần
Anh gửi vào khoảng sáng vàng hoang mộng
Những ký tượng khai hóa trái tim mình
N&L - H.H.V - T.L - N.M.A.D.Đ.P - - OMANI
Đêm Sài Gòn
Một vì sao lặng nhìn chiếc lá
Những ngón tay dài hái đóa hoa mặt trời
Dâng tặng em trong đêm dài đơn độc
Trên đôi môi còn vị mặn giọt nước mắt khô
Những ngày xa em
Khoảng cách không ngăn được ái tình
Anh đưa em vào không gian của giấc mơ siêu thực
Mười ngón tay run và hơi thở gấp
Hội chứng parkinson tràn lan trên bề mặt địa cầu
Những ngày xa em
Anh nghe nhịp đập trái tim bất thường
Trên những con đường Sài Gòn hoảng loạn
Anh thèm một góc phố thân quen
Đêm Sài Gòn
Chỉ còn một nỗi nhớ...
Hồn
Không gian đông đặc
Chuyển động
Gãy
Hồn kết tinh
Sau cơn thì thầm
Về một hình ảnh
gần
xa
hồn lần theo vệt thở
băng qua
không gian
nơi có những vì sao
hình hạt lúa
nơi có ánh mắt
hình lá trắng
nơi có trái tim
đập cùng nhịp mặt trời
không gian đông đặc
kéo khoảng cách trở về số không
hồn ướt khóe mắt
ngắm xác phàm tục lụy
nhìn chiếc thang giá trị rơi tầng nấc
hồn đi vào vĩnh cửu
không gian vỡ
nhiều mảnh
sáng lên giữa bầu trời đầy sao.
(SH307/09-14)
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO
VI THUỲ LINH
TRẦN MẠNH HẢO
Phạm Thị Phương Thảo - Trần Hữu Dũng - Bạch Diệp - Ng.H. Dao Trì - Nguyễn Đạt - Nguyễn Duy Từ - Nguyễn Man Kim - Hoàng Vũ Thuật - Triệu Nguyên Phong - Nguyễn Loan - Phạm Trường Thi
NGUYỄN THỊ HỒNG NGÁT
NGUYỄN ĐÔNG NHẬT
ĐÀM THÙY DƯƠNG
NHƯ QUỲNH DE PRELLE
Nguyên Quân - Đông Hà - Tiến Thảo - Nguyễn Hoàng Thọ - Lê Ngã Lễ - Cao Quảng Văn - Vĩnh Nguyên - Triệu Từ Truyền - Từ Hoài Tấn - Trịnh Bửu Hoài - Phạm Bá Thịnh - Ngàn Thương - Vũ Trọng Quang - Đức Sơn - Lương Viết Khiêm - Nguyễn Thiền Nghi - Ngô Đình Hải - P.N.Thường Đoan - Hoàng Xuân Thảo
Hoàng Thúy - Hào Thiện Chân - Phương Uy - Trần Huy Minh Phương - Phan Duy - Vũ Thiên Kiều - Châu Thu Hà - Trần Thị Bích Huyền
TRẦN THỊ HUÊ
TRƯƠNG ĐÌNH PHƯỢNG
MIÊN ĐỨC THẮNG
Nguyễn Văn Vũ - Hường Thanh - Lê Trinh - Sơn Trần - Nguyễn Thị Nam - Trần Kiêm Thêm - Phùng Hiệu - Trần Thị Bảo Thư
Phạm Tấn Hầu - Trần Thị Tường Vy - Hồ Đăng Thanh Ngọc
Nguyễn Hoa - Lê Văn Ngăn - Y Phương - Thế Dũng
Phạm Văn Nuôi - Phan Trung Thành - Nguyễn Lãm Thắng - Tiến Thảo - Công Nam - Trần Xuân An - Nguyễn Công Thắng - Hà Văn Sĩ
Có lẽ, ngay từ những tác phẩm đầu tiên, tác giả đã đặt vấn đề tìm kiếm câu trả lời muôn thuở: “Văn chương là gì?” Ở đây, Phan Hoàng Phương mượn ý của Trần Dần, Phùng Quán để nói về mình trong nỗ lực đó (bài Đi trong mưa gió).
HỒ MINH TÂM
HOÀNG THỤY ANH