ĐINH PHƯƠNG
Ảnh: internet
Rơi
em về rồi
phía mùa những hàng cây còn ngủ
tôi nhạt nhòa di trú
dưới những cánh chim khuya
hạt mùa của đông nở
nảy mầm từ phương nam sang phương bắc
loài hoa mang sắc biệt
khô hong giữa chiều
mỏng tang như yêu
bến đò người không kịp chuyến
hạt bồ đề lặng sông
sóng khấp khểnh tràn
lan man riêng tôi
mùa chưa gặp người ngày cũ
mùa cổ điển ru rú
trú trong biệt tích cuộc đời
thời gian tích tắc rơi
khắc tiếng loài chim
hai mươi tư lần gọi
mệt nhoài trên bệ cửa
ngày mai mưa chuyển mùa
người di trú nhặt mình
thừa chút lá
bỏ túi lại mùa sau
Chúng mình
chúng mình sống hết đời mình
của ngày xanh thảm
rồi úa đi
xác một loài hoa
phía mặt trời không mưa
nắng hăng vàng ngày cũ
chúng mình chạm tay nhau
lạnh buốt và tím tái
ngày tháng qua rồi
có thật ngày tháng đã qua
có thật mùa vẫn đấy
hay khác ở phương biệt
đóng đinh câu lên những vực trời
chúng mình đã sống
đã cũ
đã rơi
lời của chính chúng mình nhận còn không ra được
chẳng có tiếng nói nào trong câm lặng
băng qua cánh đồng
vẳng lại tiếng chim
con chim vẳng tiếng lại
cũng chết rồi
còn chúng mình
giờ đâu?
(TCSH355/09-2018)
TRẦN THỊ TƯỜNG VY
Tháng Chạp bông hồng vàng
Đỗ Nam Cao - Nguyễn Trọng Tạo - Trần Chấn Uy - Nguyễn Văn Chương - Phùng Tấn Đông - Trần Quang Đạo - Trần Lê Văn
Hương xuân - Bài ca mùa xuân
Bạch Diệp - Nguyễn Hữu Minh Quân - Nguyên Tiêu - Nguyễn Thiền Nghi - Phan Lệ Dung - Lê Viết Xuân - Nguyễn Tấn Tuấn - Ngô Thiên Thu - Đinh Ngọc Diệp - Trịnh Bửu Hoài
LÊ HƯNG TIẾN
NGUYỄN NGỌC HẠNH
ĐINH THỊ NHƯ THÚY
HUỲNH LÊ NHẬT TẤN
PHÙNG CUNG
VŨ THANH HOA
Ngô Liêm Khoan - Nguyên Hạnh - Trần Hương Giang - Hoàng Ngọc Giang - Dương Anh Đằng - Trịnh Minh Hiếu
Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Đông Nhật - Trần Thị Tường Vui - Đỗ Thượng Thế - Kiều Trung Phương - Nguyễn Thanh Văn - Từ Nguyễn - Huỳnh Ngọc Phước
NGUYỄN HƯNG HẢI
NGUYỄN THIỆN ĐỨC
PHẠM ÁNH
LTS: Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tăng Việt. Sinh ngày 20 tháng 2 năm 1922 tại làng Phúc Tằng, huyện Việt Yên (do đó mới có tên là Tăng Việt), Hà Bắc. Con một nhà nho không thành đạt, sống bằng nghề thầy thuốc. Hoàng Cầm (tên một vị thuốc rất đắng) là bút danh dùng từ năm 1939.
(Trích trong tập thơ sắp in: “Những vẻ đẹp khác”)
LTS: Nhà thơ Hữu Loan, tác giả bài thơ nổi tiếng "Màu tím hoa sim", tham gia cách mạng từ năm 1936 trong phong trào học sinh ở Thanh Hóa.
LTS: Trong 5 năm qua, trên những trang thơ, cùng với việc giới thiệu các tác giả có nhiều tìm tòi, có bút pháp riêng như Văn Cao, Thanh Thảo, Trần Vàng Sao, Phạm Tấn Hầu... Sông Hương đã chú ý đến những cây bút ở cơ sở - mà anh em trong tòa soạn gọi vui là "tác giả chân đất, như Phương Xích Lô, Nguyễn Thị Thái...
Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Văn Thanh - Đỗ Hàn - Phan Văn Chương - Tháng Năm - Nguyễn Ngọc Hưng - Phạm Xuân Phụng - Nguyễn Ngọc Hạnh - Nguyễn Loan - Triệu Nguyên Phong