ĐÀO NGỌC CHƯƠNG
Minh họa: Nhím
Ba tôi
Không có cơn co giật
Gió vẫn rất lặng lẽ thổi qua khu vườn đêm
Và tiếng dế hình như thế
Người đàn ông nằm đã lâu chờ đợi
Chuyến tàu đêm còn rất xa sân ga và rất gần khoảng trời đã tối
Không ai biết được người đàn ông đi về phía nào và tôi
Cố níu lấy sân ga vô vọng
Giọt nước mắt đã rớt xuống thầm lặng hơn tiếng gió
Trong hang tối và hốc mắt
Thời gian kéo giãn ra hai phía đầu và cuối đường tàu
Tôi ngồi trên sân ga mân mê bông cỏ khô
Chuyến tàu đầu tiên trong cuộc đời tôi có người đàn ông đang nằm đợi
Tôi khóc
Giọt nước mắt héo hắt
Ba tôi bước ra từ tiếng còi tàu nhìn tôi cười
Nụ cười chuyển dần sang ánh sáng và bay đi
Tôi biết rất lâu về sau
Tiếng còi tàu mới dứt
và sân ga còn lại người đàn bà là mẹ tôi và mẹ tôi
Hai tay nắm chặt lại
Đang diễn ra một tồn tại
Tôi đi trong hoàng hôn ngồi xuống tảng đá rêu phong lưng chừng
trời gió
Ai đã đi xuyên qua thời gian theo hướng chim bay
Bóng ẩn hiện trong dòng sông những linh hồn tìm nhặt lời của
mây
Đã chìm nổi một đời
Trong ý tưởng của hư vô
Khánh kiệt
Tồn tại đã diễn ra như thể những sinh linh đeo chiếc gông
Trên vai và hai tay
Trong đầu và lưỡi
Đôi môi riêng một niềm
Giam hãm mắt nhìn vào quá khứ
Ai đã bảo đó là lịch sử của một linh hồn
Chiếu xuống vô vàn những đôi chân ngược xuôi trên những con
đường quê và phố
Tôi đi trong hoàng hôn của những linh hồn chết
Tôi rớt xuống trong đêm
Rất sâu
Tiếng kêu cứu vỡ ra thành những bọt khí
Bay thật lịch sự trong cỏ cây, trong rau quả, trong vịt gà và trong
những đứa trẻ
Ai đã đốt cháy những khu rừng và vắt kiệt những dòng sông
Sự vinh danh tồn tại đã diễn ra theo cấp số nhân
Những bọt khí tiếp tục vỡ ra những lời kêu cứu kêu cứu những lời
kêu cứu
(TCSH345/11-2017)
Nguyễn Đạt - Lê Ngã Lễ - Nguyễn Đông Nhật - Xuân Cao - Từ Hoài Tấn - Tôn Phong
PHAN ĐẠO
Đinh Cường - Anh Túc - Trần Hoàng Vy - Trần Hữu Lục - Nguyễn Thiền Nghi - Đông Hương - Thanh Trắc Nguyễn Văn
ĐỖ TẤN ĐẠT
Thái Kim Lan - Nguyễn Đặng Mừng - Đông Hương
Tuệ Lam - Nguyễn Việt Chiến - Nguyễn Hồng Hạnh - Phạm Bá Thịnh - Võ Quê - Nguyen Su Tu
LGT: Thông Thanh Khánh - người bạn Chăm mới đến với trang thơ Sông Hương vốn là nhà nghiên cứu và giảng dạy văn hóa Chăm ở một số trường Đại học phía Nam.
PHAN TRUNG THÀNH
Trần Phương Kỳ - Phương Uy - Lê Thu Thùy - Lê Hưng Tiến - Trần Thu Hà - Đức Phổ - Hồng Vinh - Nguyễn Thiện Đức - Lê Hà Ngân
PHẠM XUÂN PHỤNG
TỪ HOÀI TẤN
LTS: Nhà thơ Phạm Thị Phương Thảo bước vào làng thơ từ rất sớm, nhưng phải đến sau này chị mới cho xuất bản những ấn phẩm: “Dòng sông khát vọng” (thơ - Nxb. Văn học 2010), “Hoa nắng” (thơ - Nxb. Văn học 2011), “Trao em mùa hạ” (thơ - Nxb. Hội Nhà văn 2012), “Khúc ru nơi lưng núi” (thơ - Nxb. Hội Nhà văn 2012), “Hà Nội dấu yêu” (tản văn - Nxb. Hội Nhà văn 2013).
TRẦN ĐỨC LIÊM
Vân Nguyễn - Phạm Trường Thi - Hồ Đắc Thiếu Anh - Đông Hương - Phan Như
Phạm Ngọc Túy - Hà Duy Phương - Ngô Thị Ý Nhi - Phan Lệ Dung - Lê Vĩnh Thái - Đức Sơn - Nguyễn Hoàng Thọ - Mai Văn Phấn - Huỳnh Ngọc Thương - Lan Hoàng Miên
DUY TỪ
ĐINH THỊ NHƯ THÚY
LGT: Sinh tháng 10, tuổi con Ngựa, là tác giả truyện ngắn với tên thật Vũ Thanh Lịch, Nguyễn Hải Minh là bút danh dành cho thơ, chị hiện công tác tại Hội VHNT Ninh Bình. Hải Minh làm thơ lúc 16 tuổi, thơ của chị ăm ắp hơi thở của núi, vị mặn của biển, cùng những vui buồn mê thức trong cõi tình, cõi người mang mang… và cũng có lúc mê đắm, mải miết như con ngựa hoang rong ruổi qua từng cung bậc cảm xúc. Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, xin giới thiệu đến bạn đọc chùm thơ tác giả trẻ Nguyễn Hải Minh.
Tường Thi (gt)
LTS: “Niềm đam mê vô tận của tôi là đọc, làm thơ, viết văn và khao khát đến cháy bỏng là có đủ thời gian để thực hiện niềm đam mê ấy”. Khát khao ấy đã đi cùng năm tháng với nữ thi sĩ Vũ Thiên Kiều từ khi còn là cô học trò giỏi văn toàn quốc (1985), cho đến hôm nay, khi công tác tại Ban Dân vận huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.