Sáng ngày 5/6, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã có buổi gặp mặt các nhà văn hóa, nghiên cứu và đội ngũ văn nghệ sĩ Huế để lắng nghe những ý kiến đóng góp trong việc phát triển văn hóa nghệ thuật của tỉnh và bảo tồn, phát triển di sản văn hóa Huế trên tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.
Xây dựng Huế là một xứ sở hạnh phúc
Điểm lại những thành tựu nổi bật của tỉnh trong năm 2019, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ khẳng định, năm 2019 là năm khởi sắc của tỉnh với nhiều chỉ tiêu và mục tiêu đạt được. Cuộc di dân lịch sử kinh thành Huế không chỉ mang ý nghĩa nhân văn mà còn là bệ phóng để phát triển; việc xây dựng chính quyền điện tử và triển khai các dịch vụ đô thị thông minh cùng với đó là phong trào "Ngày Chủ nhật xanh" đã gắn kết chặt chẽ mối quan hệ giữa chính quyền và nhân dân với một khát vọng và "Một giấc mơ Huế" không chỉ đẹp về văn hóa di sản mà Huế phải vươn lên để "Huế là một xứ sở hạnh phúc".
Đặt vấn đề về định hướng phát triển của tỉnh trong thời gian tới, Chủ tịch Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, để phát triển, nhất là thực hiện được mục tiêu Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, chúng ta cần phải thay đổi 3 tư duy lớn, đó là "Tư duy về phát triển", "Về huy động nguồn lực" và "Tư duy phục vụ"; phải tạo được sự đồng thuận xã hội cho thực hiện các chủ trương, định hướng phát triển mới. Vì vậy, tại buổi gặp mặt này lãnh đạo tỉnh mong muốn được lắng nghe những ý kiến tâm huyết, những đề xuất về phát triển Thừa Thiên Huế trong thời gian tới của nhà văn hóa, nghiên cứu và đội ngũ văn nghệ sĩ Huế.
![]() |
Toàn cảnh buổi gặp mặt |
Nhiều ý kiến tâm huyết
Mở đầu buổi trao đổi, nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế trăn trở: "Bấy lâu nay, chúng ta nói yêu Huế, nhưng làm gì cụ thể cho Huế phù hợp với khả năng của mình thì còn hạn chế. Phải khẳng định rằng, tiềm lực của văn nghệ sĩ, trí thức, nhà nghiên cứu Huế rất hùng hậu và có uy tín, vấn đề là làm thế nào để khơi gợi tiềm năng ấy?"
Đồng tình về quan điểm phát triển Thừa Thiên Huế nhanh dựa vào tri thức và bền vững dựa vào văn hóa để xây dựng "Một giấc mơ Huế", một khát vọng xây dựng "Huế thành quê hương hạnh phúc". Đặc biệt là thực hiện thành công Nghị quyết 54 về xây dựng, phát triển đô thị Thừa Thiên Huế, vậy thì muốn xây dựng đô thị di sản phải có văn hóa di sản; do đó phát triển kinh tế vùng đất di sản, về lâu dài cần phải tập trung phát triển mạnh du lịch văn hóa và di sản. Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc bày tỏ: "Những gì phát triển sau này nên gắn với trục xương sống văn hóa di sản. Muốn vậy phải xây dựng con người của đô thị di sản, những người mang tính cách và văn hóa Huế, đại diện cho tinh hoa của Huế. Làm sao cho sinh hoạt tinh hoa văn hóa Huế có sức sống trở lại; ví như những tà áo dài của "Nữ sinh Đồng Khánh ngày xưa", đến những nét văn hóa riêng, độc đáo của người Huế...Ngành giáo dục cũng phải nghĩ làm sao phải đào tạo con người biết ăn Huế, mặc Huế, nói Huế…; đáng mừng là "Ca Huế" đã được đưa vào trường học, nhưng cần phải duy trì và nhân rộng để kích hích sự tự hào, làm sao để lớp trẻ thực hành được nét Huế ra bên ngoài.
Nghệ nhân ẩm thực Hoàng Thị Như Huy cho rằng, diện mạo Huế đang ngày một khởi sắc, nhưng Huế vẫn còn những điều trăn trở. Đó là vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm; cần quan tâm xử lý rác thải, hình thành văn hóa giao thông đối với người đi bộ...Để phát triển gắn với di sản, Nghệ nhân Hoàng Thị Như Huy mong muốn, Tỉnh quan tâm khai thác các dòng sông ở Huế để phát triển du lịch như sông Ngự Hà đẹp cần phải đưa vào khai thác tạo ra sản phẩm du lịch trên sông, hay xây dựng vườn thuốc Nam trên thượng thành sau khi di dời dân cư để vừa tạo cảnh quan vừa là nguồn dược liệu cho phát triển y học cổ truyền vốn rất nổi tiếng của Huế.
![]() |
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương phát biểu tại buổi gặp mặt |
Phấn khởi trước những thành tựu và hướng đi của Thừa Thừa Huế ngày càng rõ hơn như "An ninh trật tự giữ vững, vấn đề bảo tồn di sản, trị thủy làm tốt", . Đối với việc bảo tồn và phát triển văn hóa, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm cho rằng, việc bảo tồn "Di Luân đường" thành bảo tàng khoa cử là việc rất hay, nhưng cần xây dựng thêm Trung tâm hán học ở đây để tạo thành không gian văn hóa sâu sắc.
Liên quan đến phát triển văn hóa, nhà thơ Võ Quê đề xuất phải thức tỉnh các thiết chế văn hóa; "Huế là đất văn, đất thơ cần xây dựng bảo tàng văn học; cần có nhà triển lãm để tổ chức các triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh lớn tầm quốc gia". Nhà thơ Võ Quê cũng cho hay "Khi mở rộng thành phố thì các thiết chế văn hóa và con người văn hóa phải là hạt nhân của một đô thị di sản".
Về triển khai, thực hiện Nghị quyết 54 -NQ/TW của Bộ Chính trị, PGS. TS Đỗ Bang, Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Thừa Thiên Huế cho rằng cần phải sớm hoàn thành đề án đặc thù về đô thị di sản để văn nghệ sĩ thực hiện nhiều công trình nghiên cứu, đề tài khoa học sâu hơn. "Tỉnh nên đặt hàng cho các nhóm đề tài, các trường đại học, tổ chức các hội nghị tư vấn để quy tụ những người nghiên cứu, sáng tác ở Huế rất am hiểu về Huế và có tâm huyết. Một số ý kiến của đội ngũ văn nghệ sỹ cũng đề nghị Tỉnh nên có các cuộc hội thảo về di sản văn hóa Huế để việc gìn giữ và khai thác tốt nguồn di sản văn hóa không chỉ là di sản vật thể, di sản phi vật thể đã được UNESCO công nhận mà còn cả thiên nhiên của vùng đất Cố đô.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế kéo dài đến 700 năm với gia tài đồ sộ trong văn hóa Huế; vấn đề là bảo tồn và phát huy nó như thế nào; đồng thời cần phải quan tâm việc xây dựng đời sống văn học nghệ thuật của tỉnh song hành với phát triển kinh tế, bởi nếu văn học nghệ thuật đi lùi thì văn hóa cũng đi lùi.
Tập trung để phát triển Huế trên nền tảng khác biệt, bảo tồn di sản văn hóa song song với phát triển kinh tế
Ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến đóng góp đầy tâm huyết của các nhà văn hóa, nghiên cứu và đội ngũ văn nghệ sỹ Huế, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho rằng, những vấn đề được các đại biểu nêu ra hôm nay cũng là những trăn trở của Tỉnh trong nhiều năm qua giữa "Bảo tồn và phát triển", nhưng với những gì chúng ta đã làm được trong thời gian qua đã được khẳng định trong Nghị quyết 54 -NQ/TW của Bộ Chính trị là một kết quả lớn làm nền tảng và vận hội mới cho tỉnh nhà phát triển.
Quan điểm xuyên suốt là "Tư duy về phát triển", "Về huy động nguồn lực" và "Tư duy phục vụ", Tỉnh sẽ tập trung để phát triển Huế trên nền tảng khác biệt, bảo tồn di sản văn hóa song song với phát triển kinh tế. "Việc này không hề đơn giản, nhưng khi đã có quyết tâm và với những quy hoạch, chủ trương và định hướng tốt thì sẽ vượt qua được". Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh.
Tiếp thu các ý kiến của các nhà nghiên cứu và đội ngũ văn nghệ sỹ, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho biết, tỉnh sẽ tổ chức các hội thảo về tính cách, con người Huế, phát huy giá di sản Huế, bảo tồn Hán học…Đồng thời quan tâm đầu tư các thiết chế văn hóa; trong định hướng sắp tới sẽ khôi phục lại Nhà hát Cửu Tư Đài tại cung An Định; thư viện cũng phải được xây dựng tầm cỡ, ca Huế phải có không gian diễn xướng; đồng thời, tăng cường giáo dục lịch sử văn hóa con người Huế cho các cấp học...
Theo thuathienhue.gov.vn
Cung đường hình chữ S dẫn du khách lên Bạch Mã, chơi vơi gió, chơi vơi mây và chơi vơi tất cả mọi xúc giác…
Huế vốn là đất kinh kỳ, có rất nhiều thú vui tao nhã. Những thú vui đó đã tạo cho Huế một bản sắc riêng mà "chẳng nơi nào có được". Ngủ đò trên dòng sông Hương là một trong những thú vui như thế.
Uỷ ban nhân dân huyện A Lưới vừa ban hành kế hoạch tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu huyện A Lưới năm 2015.
Vào cung là đến với cuộc sống giàu sang nhung lụa nhưng với phần lớn cung nữ, Tử Cấm thành lại là nơi chôn vùi tuổi xuân của họ.
Ngôi chùa hàng trăm năm được đánh giá có kiến trúc và khung cảnh đẹp nhất xứ Huế.
Trên địa bàn làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, TP Huế có một khu lăng mộ đồ sộ được gọi là lăng Cơ Thánh. Đây chính là lăng của ông Nguyễn Phúc Luân (1733 - 1765) - cha đẻ của Gia Long, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Lăng mộ của đấng thân sinh vua Gia Long còn được dân gian gọi là lăng Sọ, vì dưới mộ chỉ chôn cất hộp sọ của người quá cố.
Những nốt xăm trên trán, mí mắt của người dân tộc Ka Tu thuộc huyện miền núi Nam Đông (Thừa Thiên- Huế) đã hình thành từ lâu đời. Nó là biểu tượng cho sức mạnh, uy lực của dân tộc và trở thành nét giá trị văn hóa mang đậm bản sắc cộng đồng dân tộc. Mới đây, chúng tôi đã có chuyến thực tế, để hiểu hơn về tính độc đáo xung quanh tục xăm hình đầy bí ẩn của đồng bào Ka Tu.
Địa danh Thanh Hà thuộc xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay. Nằm phía bờ tả ngạn sông Hương, cách kinh thành Huế 4 km, cách cửa biển Thuận An khoảng 10km. Với vị trí trên bến, dưới thuyền, cư dân có truyền thống buôn bán, ở Thanh Hà sớm xuất hiện chợ làng, nơi hội tụ hàng hóa của cư dân các vùng lân cận.
Bộ sử bằng thơ này được các ông hoàng nhà Nguyễn khởi viết từ khoảng 1907-1916, kéo dài đến khoảng 1926. Ban đầu được lưu trữ ở thư viện gia đình Lục Khanh, sau được cất giữ ở chùa Từ Quang (Thừa Thiên - Huế). Vốn là tài liệu độc bản, viết tay bằng chữ Nôm, gồm 1.884 câu lục bát.
Huế có thể trở thành đô thị sinh thái thiên nhiên và sinh thái nhân văn, đô thị sang về Dĩ vãng và giàu về Hiện tại, nếu ta nhận thức rõ và ra sức bênh vực cái cơ ngơi mà nó sở hữu.
SHO - Chiều ngày 21/4, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức lễ Tổng kết trại sáng tác văn học nghệ thuật“ về đề tài "Con người và thiên nhiên quê hương Thừa Thiên Huế” tại văn phòng Liên hiệp hội, 26 Lê Lợi, thành phố Huế. Hơn 50 tác phẩm thuộc các chuyên ngành gồm: văn học, âm nhạc, nhiếp ảnh, hội họa... đã được sáng tác trong đợt này. Trại sáng tác khai mạc vào ngày 10/4 tại khách sạn Phong Lan, vườn quốc gia Bạch Mã, kéo dài trong 10 ngày bao gồm 4 ngày thực địa và 6 ngày hoàn thành tác phẩm tại nhà.
Xe chạy tầm 45 phút thi tới đỉnh điểm đậu xe gần Vọng Hải Đài, xuống xe bắt đầu đi bộ ra. Vọng Hải Đài là điểm cao nhất Bạch Mã, từ đây có thể nhìn được vịnh Lăng Cô, Hồ Truồi…
Từng viếng thăm nhiều ngôi chùa nhưng khi đến Đông Thiền, tôi thật sự thích không gian xanh mát tĩnh lặng nơi đây, cảm giác như được sống trong một thế giới khác.
SHO - Chiều ngày 10/4, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Khai mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật “Con người và thiên nhiên quê hương Thừa Thiên Huế” tại vườn Quốc gia Bạch Mã, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế.
SHO - Sáng ngày 4/4, hàng trăm cựu chiến binh(CBB) của hai tiểu đoàn 804 - 810 (K4 - K10) đã có buổi họp mặt kỷ niệm 40 năm giải phóng Thừa Thiên Huế tại Ban chỉ huy Quân sự Thành phố, 25A Trần Cao Vân, Tp Huế.
Quốc tự Thánh Duyên toạ lạc ở Tuý Vân sơn, ngày trước thuộc phường Đông Am, tổng Diêm Trường, huyện Phú Lộc, phủ Thừa Thiên; nay là làng Hiền An, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cùng với Linh Mụ và Diệu Đế, Thánh Duyên là một trong ba ngôi quốc tự của xứ Thần kinh còn tồn tại cho đến ngày nay.
Không phải đền đài, lăng tẩm uy nghi mà chính những điều bình dị như góc phố yên bình hay giọng nói ngọt ngào đã để lại nỗi nhớ khôn nguôi trong lòng du khách.
Nhắc đến cố đô Huế, người ta không thể không kể tới các nhà vườn, bởi kiến trúc của nhà vườn Huế cũng có một lịch sử lâu đời trên 200 năm kể từ khi nhà Nguyễn xây dựng kinh đô.
SHO - Tối 26/3, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức bắn pháo hoa tầm cao để chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng hoàn toàn Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2015).
SHO - Hòa chung trong không khí tiến tới kỷ niệm thống nhất đất nước, sáng ngày 26/3 tỉnh Thừa Thiên Huế trang trọng tổ chức Lễ mitting kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975- 26/3/2015) tại Sân vận động Tự Do, Thành phố Huế.