Tưởng tượng
Thao trường phơi áo đạn
muống cong queo mặc kệ sóng xõa xô
anh còn đây hay đã rời đi
em nghe mình phấp phỏng
Khi em đến
nắng rang vàng cát
phi lao bao nhiêu gió cho vừa
ta đã từng trên biển vắng trên sóng trắng này chưa
Vang lạnh một tiếng còi
thấp thoáng bóng dáng một màu xanh
lằn hoắm lưng cát bánh xe anh
vương nợ
Em đưa tay vào cát nắng
lần bờ vai không tì súng đã từng
cả khi gió khều loang sóng
vẫn là nồng đượm riêng em
Anh có nghe đất gọi
mặt trời lên thay chỗ màn đêm
em vệt mây
chảy tràn anh tiếng súng…
Ám ảnh
Em vẽ mình
những câu thơ nhấp nhô
tiếng nói từ cõi nào
mơ hồ vô định
Em lang thang
vịn ánh sáng cuối cùng
giữ riêng mình khoảng trống
miên man khuôn mặt
mộng mị cổ tích đời thường
Vọng đáp em
bức tường tòa cổ
rung ngàn chuông
thức hết thảy linh hồn ngoan đạo
những câu kinh vẫn nguyên trên thánh giá
đợi niềm tin phủ kín giáo đường
Em sợ
bóng tối xâm thực
những con đường ngẩn ngơ xám đục
vầng dương yên ngủ bốn mùa
Khi đó
anh và những câu chuyện
là bức tranh ký ức không viền
tượng thánh lặng im đức tín
và em
rưng rức giữa lồng ngực anh nóng hổi…
(TCSH433/03-2025)
Từ Nữ Triệu Vương - Trần Thị Vĩnh Liên - Chử Văn Long - Lê Văn Kính - Nguyễn Quốc Anh - Ma Trường Nguyên - Tôn Phong - Nguyễn Thánh Ngã - Ngô Đức Tiến - Đặng Nguyệt Anh
Lam Hạnh - Tuệ Lam - Chử Văn Long - Nguyễn Man Kim - Hoàng Vũ Thuật - Khaly Chàm
Tên thật: Nguyễn Phạm Tú TrinhSinh 1983Sinh viên Khoa Ngữ Văn - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănGiải nhất cuộc thi thơ “Đất nước và lục bát” của báo Tuổi Trẻ. 2003.
NGUYỄN TRỌNG TẠO chọn và giới thiệuThời Thơ Mới ở ta đã có thơ hình thoi, thơ hình tam giác, thơ hình thập giá... Và bây giờ thơ “tân hình thức” của người Việt ở hải ngoại cũng đã làm nao lòng một số người làm thơ trong nước. Những loại thơ hình thức ấy thường là bắt chước những cách tân kỳ dị của thơ phương Tây từ thế kỷ XIX đến ngày nay. Thực ra thì thơ chữ Nho ở ta cũng đã từng có thơ hình tròn, thậm chí có bài đọc được đến 18 cách, nhưng những “người hiện đại” ở ta lại thường vẫn chuộng thơ Tây và từ đó cũng “sáng tạo” ra những hình thức kỳ dị khác gây chú ý cho người đọc (xem).
…Cả rừng cây thấy mẹ cườiMẹ ơi! nước mắt đầy cơi đựng trầuThác ngàn xa vẫn nguyện cầuVô thường! mẹ nhuộm biếc màu trời xanh.
Có phải em là HuếDùng dằng tôi chẳng muốn xaHỡi em gái Huế dạo qua bên cầuMắt đen, tóc mượt mái đầuCười duyên như thể từ lâu thương rồi
Minh Đức Triều Tâm Ảnh - Tùng Bách - Nguyễn Sĩ Cứ - Lê Anh Dũng - Văn Công Hùng - Lê Thiếu Nhơn - Công Nam - Nguyễn Thiền Nghi - Nhất Lâm - Ngô Minh - Trần Văn Khởi - Lê Ngã Lễ - Trương Đăng Dung - Đặng Kim Liên - Tạ Vũ - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Hàn Chung
Sinh năm: 1952 tại Nga Sơn, Thanh Hoá.Hiện đang công tác tại Hà Nội.Tiến sĩ Sử học, Phó giáo sư Xã hội học.Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
...Ta cứ hẹn gặp nhau nơi HuếGió xòa lang thang tóc thả mờiMắt lá nghiêng cười cho ai đợiAnh để lòng bỏ ngỏ cõi hoang...
Khoảnh khắc Cõi yêu Tự khúc
Võ Quê - Nguyễn Xuân Sang - Hồ Ngọc Chương - Duy Phi - Trần Thị Ngọc Lan - Nguyễn Hưng Hải - Huy Tập - Vương Anh
Sinh ngày 10-3-1973Quê quán: Phong Điền Thừa Thiên HuếHiện công tác tại Văn phòng Hội Nhà Văn TP Hồ Chí Minh
HỒ CHÍ MINH(Hồ Chí Minh Toàn tập (tập 7, tr.277) NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 2000)
Phạm Xuân Trường - Đức Sơn - Hoàng Quý - Hoàng Niên
Sinh năm 1953 tại Huế. Hiện nay sinh sống, làm báo tại TP. Hồ Chí Minh. Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
THANH THẢOThăm vườn nhà bạn Tặng Trần Vàng Sao
Sao bỗng muốn quăng cả hồn lẫn bútCái cây bút nhẹ tênh mà vương nợ chi màNhưng cứ mãi vậy thôi, mãi còng lưng cõng bútTừng bước nhọc nhằn rút ngắn dặm trời xa...
Tên thật: Mai Linh Sinh năm: 1959, nơi sinh: Thanh HoáBút danh: Mai Linh, Mai Tài MinhThể loại: Thơ, văn học dịch
Kỷ niệm ngày truyền thống Thanh niên xung phong Việt Nam 15-7-1950 Hồ Xuân Hùng - Trần Nhuận Minh - Phạm Tấn Hầu - Quốc Thành - Nguyễn Thế Thắng - Lê Bá Thự - Nguyễn Sĩ Cứ - Nguyễn Thanh Xuân - Trần Ngọc Trác - Trần Cao Sơn
Võ Thị Kim Liên - Tuyết Nga - Vũ Thị Khương - Lê Hoàng Anh - Nguyễn Thị Ngọc Hà - Nguyễn Thị Anh Đào - Trần Lan Vinh - Lê Khánh Mai - Võ Ngọc Lan