Theo thống kê, Huế có tới 175 loài thuộc 45 họ thực vật khác nhau, với đủ các kiểu dáng tự nhiên và gam màu cơ bản như xanh, vàng, đỏ, tím…
Huế cùng với 17 thành phố khác trên thế giới được vinh danh 'Thành phố Xanh quốc gia' năm 2016.
Mới đây, tại thành phố Huế, Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) tổ chức trao cúp cùng chứng nhận “Thành phố xanh Quốc gia” năm 2016 cho thành phố này.
Được biết, trong năm 2016, trên thế giới có 125 thành phố thuộc 21 quốc gia tham dự cuộc thi “Thành phố Xanh toàn cầu”. Huế là thành phố đầu tiên tại Việt Nam tham gia cuộc thi và đã vượt qua các tiêu chí khắt khe của chương trình để lọt vào đến chung kết “Thành phố Xanh toàn cầu”, đứng trong top vinh danh 17 thành phố xanh quốc gia của WWF. Trong đó, Paris – “kinh đô ánh sáng” đã trở thành quán quân của cuộc thi.
![]() |
![]() |
Cây xanh có mặt ở khắp nơi trong thành phố Huế. |
Ngay trong lần tham gia đầu tiên, Huế cam kết đến năm 2020, thành phố giảm 20% mức phát thải khí nhà kính so với mức phát thải của năm 2011.
![]() |
|
![]() |
Huế cam kết năm 2020, giảm 20% mức phát thải khí nhà kính so với năm 2011. |
Để làm được những điều đó, phải kể đến những nỗ lực của người dân và chính quyền thành phố Huế trong việc chú trọng xử lý nước và rác thải hiệu quả, hệ thống chiếu sáng công cộng thông minh, sử dụng năng lượng tái tạo và nguyên liệu xây dựng thân thiện môi trường.
Và đặc biệt là việc quan tâm đầu tư xanh hóa đô thị, phát triển du lịch xanh. Cố đô Huế được biết đến không chỉ bởi nét đẹp cổ kính của những chùa chiền và quần thể di tích đền đài, lăng tẩm của các bậc vua chúa, mà in đậm trong lòng du khách từng đến Huế là những con đường với hàng cây cổ thụ rợp bóng.
![]() |
|
![]() |
Chú trọng xanh hóa đô thị, phát triển du lịch xanh. |
Nếu như người ta ví sông Hương là gương mặt của Huế thì cây xanh chính là dáng, là da cho cơ thể của một thành phố xanh, sạch, đẹp.
Theo thống kê, Huế có tới 175 loài thuộc 45 họ thực vật khác nhau, với đủ các kiểu dáng tự nhiên và gam màu cơ bản như xanh, vàng, đỏ, tím…
![]() |
|
![]() |
|
![]() |
Những con đường rợp bóng cây xanh, hình ảnh quen thuộc ở Huế. |
Thông tin từ Trung tâm công viên cây xanh Huế, đơn vị hiện đang quản lý hơn 62 nghìn cây xanh đường phố; trong đó, hơn 8 nghìn cây xanh có tuổi từ một đến ba năm; hơn 410 cây xanh hơn 50 năm trở lên. Đặc biệt có những cây xà cừ, long não, bồ đề, ngọc lan... rải rác tại các công viên, đường phố có từ tuổi thọ từ 80 đến 90 năm.
Ở Huế đã có những con đường mà người ta đã quên đi tên chính thức của nó và thay vào đó là tên của những loài cây đã hiện hữu tại đó suốt bao năm tháng như đường Phượng bay, đường Xà cừ, đường Bồ đề…
Với những tiền đề trên, ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND TP Huế phấn khởi chia sẻ: “TP Huế cam kết sẽ nỗ lực hơn nữa để trở thành thành phố có môi trường trong lành, người dân thân thiện, chính quyền vì dân, vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường, với truyền thống văn hóa - lịch sử".
Theo Kông Thành ( nguoiduatin.vn)
Vào lúc 15h ngày 03/05, tại trụ sở Liên hiệp Các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Viện Goethe tại Hà Nội đã tổ chức cuộc giao lưu giữa văn nghệ sĩ Huế với nhà thơ Jan Wagner (CHLB Đức).
Vào lúc 15h ngày 27/04, UBND thành phố Huế, Ban Tổ chức Festival nghề truyền thống Huế năm 2017 đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu Festival lần này tại Trung tâm Hành chính Thành phố.
Vào lúc 18h30 ngày 22/04, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức chương trình kích cầu “Tuần lễ Vàng du lịch tại khu di sản Huế” đợt 1 năm 2017 (từ ngày 22/04 đến ngày 28/04/2017) và chính thức mở cửa tham quan “Đại Nội về đêm” từ ngày 22/04/2017.
Vào lúc 14h30, ngày 21/04, Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã phối hợp với thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức buổi triển lãm sách của các nhà văn ở Huế và buổi nói chuyện chuyên đề: “Sách – Bài học về giá trị cuộc sống” tại thư viện Tổng hợp tỉnh, số 29A Lê Quý Đôn, nhân ngày sách Việt Nam lần thứ tư.
Nằm trong chương trình “Tình Sông Hương”, chương trình âm nhạc thiện nguyện "Thắp sáng niềm tin" nhằm phục vụ bệnh nhân tại Trung tâm Ung Bứu - Bệnh viện Trung Ương Huế đã được tổ chức vào lúc 18h ngày 15/4.
Nhân dịp kỷ niệm 170 năm thành lập Tập đoàn Carlsberg, Carlsberg Việt Nam phối hợp cùng Carlsberg Bequest và Young Global Pioneers (YGP) trao một suất học bổng cho bạn trẻ Việt Nam tham gia chương trình Hành trình Học tập YGP (YGP Learning Journey) kéo dài 3 tuần từ 23/7 đến 12/8/2017 tại Tanzania.
Vào lúc 14h30 chiều ngày 07/04, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi trao đổi về vấn đề dịch thuật với sự góp mặt của đông đảo các nhà nghiên cứu cùng các bạn sinh viên.
Vừa qua, Lê Thừa Tiến là họa sĩ Huế duy nhất được chọn tham gia triển lãm “Mở cửa mỹ thuật 30 năm thời kỳ đổi mới” do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh & Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch) tổ chức tại Hà Nội năm 2016.
Trong sự dung hòa phong vị cảm thụ của nhiều thế hệ độc giả khác nhau, nhất là sự xung đối giữa cách tân và truyền thống, mảng Văn trên Sông Hương số tháng 4 này đăng tải hai truyện ngắn. Tiếng thở dài từ bạn viết trẻ ở Hà Nội thiên về cảm thức phi lý, ở đó căn cước cá nhân thường bị đóng vào trong dấu chỉ của một thứ cảm trạng nhiễu loạn, đầy hồ nghi và khủng hoảng. Truyện Hồ Xuân của một tác giả có tuổi ở Huế nhẹ nhàng, gợn chút sóng lao xao bởi ngọn gió xuân muộn màng thoảng qua tâm hồn của những con người quen nếp sống quê mùa thân thuộc.
Chiều 2/4, tại Trung tâm Văn Thể mỹ (11 Đống Đa), Giải Bóng bàn Super League Huế 2017 đã chính thức khai mạc.
Mượn câu slogan của Ngành Du lịch Việt Nam "Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn" để nói về một vùng đầm phá ở Thừa Thiên- Huế- Phá Tam Giang.
Vào lúc 14h00 ngày 23/03, Khoa Ngữ văn thuộc trường ĐHKH Huế đã tổ chức “Lễ kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển” tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đang trong những ngày Huế kỷ niệm 60 năm thành lập Đại học Huế, bài viết “Tạp chí Đại học - đứa con tinh thần sáng giá của Viện Đại học Huế” in trong số này, nhắc đến một dấu ấn quan trọng mà đội ngũ trí thức của Huế năm xưa đã làm được. Đến nay, bộ tạp chí Đại học đã trở thành một di sản văn hóa quý báu, đóng góp nhiều tư liệu quan trọng cho công tác nghiên cứu hiện nay.
Nhà vua Akihito (Minh Nhân) lên ngôi vào ngày 07/01/1989, là Nhà vua thứ 125 của Nhật Bản sau khi Nhà vua Hirohito (Nhật hoàng Chiêu Hòa) băng hà.
Vào tối 10/02 (14 tháng giêng), cùng chung bầu không khí thơ Nguyên Tiêu của cả nước, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Liên hiệp các Hội VHNT TT-Huế đã tổ chức đêm thơ Nguyên Tiêu Đinh Dậu (2017) với chủ đề “Tiếng vọng mùa xuân”.
Sáng ngày 10/02 (14 tháng giêng) Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình Đầu năm viếng mộ thi nhân tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố Huế và thị xã Hương Thủy để tưởng nhớ các văn nghệ sĩ đã khuất.
Không khí Xuân Đinh Dậu 2017 đang lan tràn khắp nơi. Những trang báo tết của Sông Hương được hình thành trong những ngày nắng mới lên sau hai tháng kỷ lục mưa Huế dầm dề hiếm có xưa nay. Đất trời đã chuyển vận theo biến đổi khí hậu, đó là những lời nhắc nhở của tạo hóa, và từ đó, nhân loại cũng phải nhìn nhận lại cách ứng xử của mình - “phải biết lễ độ trước thiên nhiên”. Xa hơn, con người đã đến lúc cần nhìn lại về cuộc sống của mình như thế nào cho đúng bản chất đời sống mà tạo hóa đã ban cho.
Vào lúc 15h00, ngày 14/01, Hội Nhà văn TT Huế đã tổ chức “Lễ tổng kết hoạt động năm 2016 và triển khai phương hướng hoạt động năm 2017” tại hội trường Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TT Huế.
Vào lúc 08h, ngày 11/01, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế 2016 đồng thời triển khai nhiệm vụ công tác năm 2017.