“Thét Tiếng Dân giữa kinh thành Huế”, đó là lời của cố Tổng Bí thư Trường Chinh tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc (tháng 7/1948) tại chiến khu Việt Bắc khi ngợi ca về 16 năm hoạt động sôi nổi, ắp đầy hào khí cách mạng của tờ báo Tiếng Dân.
Vào thập kỷ 20 đến khoảng giữa thập kỷ 30 của thế kỷ XX, cả nước ta lúc đó có khoảng 150 tờ báo, tạp chí, tập san. Nhưng phần lớn các ấn phẩm đó nằm ở Nam kỳ, Bắc Kỳ, còn ở miền Trung, kể cả cố đô Huế, báo chí tiếng Việt xuất bản rất muộn. Mãi đến ngày 10/8/1927, tại Huế mới có tờ báo tiếng Việt đầu tiên, đó là tờ Tiếng Dân do chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947) sáng lập làm Chủ nhiệm kiêm chủ bút.
Chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng được coi là một trong “tứ hổ” của xứ Quảng. Ba người kia là Trần Quý Cáp, Nguyễn Đình Hiếu và Phạm Liệu. Cụ Huỳnh lấy bằng Hoàng giáp năm 1904, nhưng ông không chịu ra làm quan dưới triều Nguyễn, mà nung nấu trong trái tim mình con đường cách mạng yêu nước, thương dân. Bởi thế ông đã cùng Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Trần Quý Cáp đồng tâm, hiệp lực nhằm thúc đẩy phong trào Duy Tân, tập trung vào việc chống thuế một cách quyết liệt, nhằm giảm sưu cao, thuế nặng cho đồng bào nghèo khổ…
Để phục vụ phong trào cách mạng, chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng sau thời gian suy nghĩ, nung nấu về lợi thế của truyền thông, liền tổ chức ra tờ báo Tiếng Dân, lấy báo chí làm phương tiện đấu tranh, vũ khí lợi hại để phục vụ quảng đại quần chúng, nhất là người lao động bị áp bức, bóc lột.
Chính vì mục đích, tôn chỉ đúng đắn, hợp thời thế, thời cuộc, báo Tiếng Dân của Huỳnh Thúc Kháng nhận được sự hợp tác của nhiều cây bút danh tiếng như Sào Nam hay Việt Điểu (tức Phan Bội Châu), Trần Đình Phiên, Đào Duy Anh, Lạc Nhân (Nguyễn Quý Hương)… Theo chí sĩ họ Huỳnh “Dân là đầu mối của nước, báo này mang tên Tiếng Dân vì trong thực tế phải nhờ đến báo chí thì tiếng nói của dân mới bộc lộ ra được”. Đó chính là tuyên ngôn do ông viết trong số báo ra ngày 13/8/1927. Trước đó, trong lời phi lộ của số báo ra đầu tiên, ngày 10/8/1927, Huỳnh Thúc Kháng viết: “Nếu không có quyền nói tất cả những điều mình muốn nói thì ít ra cũng giữ cái quyền không nói những điều người ta ép buộc nói”.
Báo Tiếng Dân ra đời lập tức và kiên quyết phản đối cường quyền che đậy công lý, vạch mặt tất cả bọn xu thời, bọn quan lại sâu mọt, bọn cường hào đục khoét nhân dân. Báo Tiếng Dân ra đời, đến với quảng đại quần chúng chưa được bao lâu đã thể hiện được bản lĩnh của một tờ báo vì dân, cho dân; trong lúc chí sĩ họ Huỳnh từ chối cổ động cho phong trào thể thao Cucouroy nhằm ru ngủ, mê hoặc thanh niên, cũng không hưởng ứng sự cổ súy truyện Kiều theo cách xuyên tạc mang ý đồ xấu của viên mật thám Trung Kỳ tên là Sogny, mà hắn vẫn làm mưa làm gió thời ấy ở miền Trung.
Run sợ trước tác dụng to lớn, có hiệu quả của báo Tiếng Dân, nhà cầm quyền ra lệnh đóng cửa tờ báo vào ngày 28/4/1943. Quả là chữ tài đi với chữ tai một vần. Như vậy, báo Tiếng Dân hoạt động được 16 năm, hay là ngót 5.900 ngày (1927-1943). Ngót 16 năm trường, chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng kiên trì đấu tranh chống văn hóa nô dịch của ngoại bang.
Còn nhớ, khi báo Tiếng Dân ra đời, cụ Phan Bội Châu có bài viết chúc mừng, ký bút danh Việt Điểu với nhan đề “Việt điểu sào nam chi” (nghĩa là chim Việt làm tổ ở cành Nam). Đoạn cuối của bài viết “Người xưa có câu “Tam niêm bất minh, nhất minh kính nhân” – nghĩa là ba năm không gáy, mà nay một tiếng thời thiên hạ phải kinh. Dân nước ta đã mấy nghìn năm câm, bây giờ mới nói, việc đó thật đáng mừng không biết bao nhiêu mà đáng lo cũng không biết bao nhiêu. Mừng là mừng tâm phế dân ta đã có nơi hoạt động, Lo là lo tâm phế của dân ta chưa được hoàn toàn… Tôi xin các anh em, các chị em từ đây về sau gấp nhất là bổ tâm phế. Muốn bổ tâm thời cần nhất là đạo đức, muốn bổ phế thời cần thứ nhất là thực nghiệp… Dân ta lo trau dồi về đạo đức, đạo đức đầy đủ thời nhiệt thành bền chắc mà tâm huyết không bao giờ khô. Dân ta lo trau dồi về thực nghiệp, thực nghiệp đầy đủ rồi khi ăn mặc no ấm mà khí phế không bao giờ kiệt”.
Tờ báo Tiếng Dân tồn tại 16 năm dưới nanh vuốt của thực dân đã là một thành công, một hạnh phúc kỳ vỹ.
“Tâm sáng, bút sắc” đã trở thành châm ngôn của dòng báo chí yêu nước những năm 20 và đầu 30 của thế kỷ trước mà báo Tiếng Dân là tiêu biểu. Dù tờ báo đã thuộc về quá khứ nhiều thập kỷ, nhưng mục đích, tôn chỉ và sự cống hiến của chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng vẫn còn giữ được tính thời sự, vẫn bổ ích đối với người làm báo hôm nay và mai sau.
Theo Nguyễn Xuân Lương (congluan.vn)
Sáng ngày 9-9, Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế phối hợp với Đoàn thanh niên Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức khánh thành và bàn giao công trình“Thắp sáng đường biên - phòng chống dịch bệnh Covid-19” cho 18 chốt phòng, chống dịch trên tuyến biên giới huyện A Lưới.
Sáng 05/9, tại trường THPT chuyên Quốc Học Huế đã long trọng diễn ra buổi lễ Khai giảng năm học 2021 – 2022. Đây là buổi khai giảng đặc biệt do tình hình dịch Covid 19 diễn biến phức tạp nên được tổ chức chung cho toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh (TRT) và các nền tảng Công nghệ thông tin khác.
Sáng ngày 1/9, Bảo tàng Hồ Chí Minh và Trường Đại học Nghệ thuật Huế đã tổ chức triển lãm " Bác Hồ- kết tinh hồn dân tộc". Triển lãm nhân kỷ niệm 76 năm Quốc Khánh nước CHXHCN Việt Nam (1945-2021) và 52 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sáng 26/8, Thường trực HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021- 2026 tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ nhất. Tại kỳ họp lần này, HĐND tỉnh sẽ xem xét, quyết định thông qua các nội dung về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT- XH) của tỉnh 5 năm, giai đoạn 2021-2025; đồng thời, quyết định 16 nội dung chuyên đề quan trọng khác.
Năm 1990, trả lời phỏng vấn nhà báo kiêm sử gia người Mỹ Stanley Karnow, phóng viên tờ New York Times, tác giả cuốn sách “Vietnam: A history”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói: “Nếu không trở thành người lính, có lẽ tôi vẫn là một thầy giáo, có thể dạy môn Triết học hoặc Lịch sử”…
Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2021), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm trực tuyến “Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Vị tướng huyền thoại”, nhằm ôn lại truyền thống cách mạng hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam gắn với vị tướng huyền thoại.
Ngày 22/8/2021, đồng chí Lê Trường Lưu - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh viết thư kêu gọi ủng hộ bà con đồng hương Thừa Thiên Huế tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành khu vực phía Nam gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19.
Ngày 19/8, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 2065/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề cương Đề án “Huế - Kinh đô Áo dài”.
Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định phê duyệt tiếp nhận viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức dự án “Bảo tồn, trùng tu và giáo dục tại Điện Phụng Tiên, Đại Nội Huế, giai đoạn 2021-2026”.
Chiều ngày 15/8, tại trụ sở Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã diễn ra lễ khai mạc trại sang tác VHNT về đề tài phòng chống dịch bệnh COVID-19 năm 2021.
Cả cuộc đời đồng chí Võ Văn Tần: “luôn phấn đấu không mệt mỏi vì nước, vì dân, luôn kiên định niềm tin son sắt vào thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, không ngừng trau dồi bản chất cách mạng của người cộng sản, phát huy hết trí tuệ sáng tạo, gắn bó máu thịt với nhân dân, tận trung với nước, với Đảng, thủy chung với đồng chí, đồng bào” (1). Đó là những đánh giá đúng với tầm vóc, công lao của đòn chí Võ Văn Tần, một nhà cách mạng thuộc lớp những người “mở đường” trong lịch sử đương đại Việt Nam, nhất là từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Cục Điện ảnh cho biết Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII sẽ lùi lại vào tháng 11/2021.
Chiều 3/8, tại Thế Miếu – Đại Nội Huế, Hội đồng Nguyễn Phúc Tộc Việt Nam tổ chức lễ dâng hương và tưởng niệm vua Hàm Nghi nhân 150 năm ngày sinh của ông (3/8/1871-3/8/2021).
Sáng ngày 3/8, tại Trung tâm văn hóa thông tin và thể thao TP Huế, Hội nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế và Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế tổ chức cuộc Toạ đàm khoa học " Hàm Nghi - Nhà vua bị lưu đày, nghệ sĩ tạo hình Tử Xuân ở Alger" nhân kỷ niệm 150 năm ngày sinh vua Hàm Nghi (3/8/1871 _ 3/8/2021).
Nhân kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2021), sáng nay 27/7, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Huế đã long trọng tổ chức lễ viếng, dâng hoa và thắp hương tưởng nhớ các Anh hùng Liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố Huế.
Họp phiên toàn thể tại Hội trường vào chiều 26/7, với 100% (479/479) đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu đồng chí Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 (từ tháng 4/2021) giữ chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.
Sau khi được Quốc hội khóa XV bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thực hiện nghi thức tuyên thệ nhậm chức theo quy định của Hiến pháp.
Nhân kỷ niệm 74 năm Ngày thương binh liệt sĩ, chiều ngày 22/7, đoàn Bộ tư lệnh Quân khu 4, UBND tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh đã tổ chức dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ 13 liệt sĩ đã anh dũng hy sinh tại tiểu khu 67. Tham dự buổi lễ có thiếu tướng Lê Tất Thắng, Phó Tư lệnh Quân khu; UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng các cán bộ chiến sĩ, thân nhân liệt sĩ.