Tối 2/9, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam thực hiện cầu truyền hình trực tiếp "Bài ca kết đoàn" nhân dịp 50 năm thực hiện Di chúc Hồ Chí Minh (1969 – 2019). Chương trình diễn ra tại 4 điểm cầu Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Nghệ An và Thừa Thiên Huế,. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, điểm cầu truyền hình được tổ chức trước cổng trường chuyên Quốc học Huế.
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ chính trị, Thủ tướng Chính phủ đãn đầu đoàn lãnh đạo Đảng, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dâng hoa tại tượng đài Nguyễn Tất Thành trong khuôn viên trường chuyên Quốc học Huế
Đến tham dự tại điểm cầu Thừa Thiên Huế có ông Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; ông Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; ông Trần Thanh Mẫn - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Đại tướng Ngô Xuân Lịch - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; ông Vũ Đức Đam - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; ông Nguyễn Ngọc Thiện – Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Về phía lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế có ông Bùi Thanh Hà – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
![]() |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dâng hoa lên tượng đài Nguyễn Tất Thành trong khuôn viên trường chuyên Quốc học Huế |
Theo Ban tổ chức, chương trình cầu truyền hình “Bài ca kết đoàn” gồm 4 chương: “Đoàn kết để thống nhất đất nước”, “Đoàn kết để phát triển đất nước”, “Trong sạch để giữ khối đại đoàn kết” và “Củng cố khối đại đoàn kết dân tộc”.
Tại Thừa Thiên Huế, trong không khí trang nghiêm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành dâng hoa lên tượng đài Nguyễn Tất Thành trong khuôn viên trường Quốc học Huế.
![]() |
Điểm cầu Thừa Thiên Huế có sự tham gia đông đảo của các nghệ sĩ, diễn viên, cán bộ chiến sĩ, học sinh trên địa bàn với các tiết mục nghệ thuật chào mừng; giới thiệu về phóng sự “Cội nguồn của đoàn kết - phát triển tư tưởng đoàn kết dân tộc trong thời gian Người ở Huế”, giới thiệu về trường Quốc học Huế nơi Nguyễn Tất Thành tham gia học tập những năm 1907 - 1908, các công trình về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Huế; tiết mục “Dấu chân phía trước”; hợp xướng “Đất nước trọn niềm vui” do các nghệ sĩ, diễn viên Huế thực hiện; liên khúc “Hồ Chí Minh - người thầy vĩ đại”; tiết mục “Gió lộng bốn phương”;...
![]() |
Tại Trường Quốc học Huế, nơi Nguyễn Tất Thành học tập trong những năm 1907-1908, lần đầu tiên Người biết đến khẩu hiệu: "Liberté - Egalité - Fraternité" (Tự do - Bình đẳng - Bác ái) treo trên đầu lớp học. Chính tại đây, Người có cơ hội gặp gỡ thầy giáo Lê Văn Miến và ghi nhớ lời thầy: "Nước mất mà không biết là bất trí, biết mà không chiến đấu cứu nước là bất trung, chiến đấu mà không quên mình vì nước là bất dũng!" Từ đó, Người nhận ra những hạn chế trong con đường cứu nước và phương pháp cách mạng của các bậc cha chú, để lựa chọn một con đường đi của riêng mình: hướng sang phương Tây "tìm xem những gì ẩn náu" đằng sau các chữ: "Tự do, Bình đẳng, Bác ái".
50 năm đã trôi qua kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi đi xa, di sản của Người để lại là bản Di chúc đến nay vẫn còn nguyên giá trị; chặng đường gian truân và rất đỗi tự hào 50 năm qua để thực hiện năm di nguyện lớn của Người: Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; Xây dựng đất nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn; Xây dựng đội ngũ Đảng viên trong sạch, vững mạnh; Bồi dưỡng thế hệ trẻ cách mạng; Củng cố khối đại đoàn kết quốc tế.
![]() |
Chương trình cầu truyền hình “Bài ca kết đoàn” nhằm tuyên truyền cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn cách mạng mới; khơi dậy, phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng, động viên cán bộ và nhân dân tích cực thực hiện “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Phương Anh
Chiều 12/5, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật phối hợp với UBND huyện Phú Vang tổ chức khai mạc trại sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề "Phú Vang ngày mới".
Ngày 11/5, Đoàn lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh do đồng chí Phan Ngọc Thọ, Phó Bí Thư Thường trực Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thừa Thiên Huế tại chùa Từ Đàm nhân dịp Đại lễ Phật đản năm 2022 - Phật lịch 2566.
Chủ tịch UBND tỉnh - ông Nguyễn Văn Phương vừa có cuộc họp rà soát các nội dung triển khai, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm đảm bảo tiến độ khởi công dự án cầu vượt sông Hương trên đường Nguyễn Hoàng vào tháng 9/2022.
Tối 08/5, tại Nghinh Lương đình, Ban Trị sự - Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Pl.2566 tổ chức lễ Thắp sáng 7 hoa sen trên sông Hương cầu quốc thái dân an.
Chiều 08/5, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, thành phố Huế); Ban Trị sự – Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Pl.2566 tại Thừa Thiên Huế đã khai mạc triển lãm văn hóa Phật giáo với chủ đề “Dấu ấn nghệ thuật Phật giáo trên gốm sứ Bát Tràng”.
Chiều 29/4, tại vườn Thiệu Phương, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trường đại học Nghệ thuật – Đại học Huế tổ chức vừa khai mạc Triển lãm “Mỹ thuật và di sản”.
Chiều ngày 29/4, tại Hội trường Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Đại hội Hiệp hội Văn hóa ẩm thực tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ nhất nhiệm kỳ 2020 – 2017.
Ban tổ chức Festival Huế 2022 cho biết, Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2566 sẽ diễn ra từ ngày 8/5 – 15/5/2022 với nhiều hoạt động trải khắp các địa điểm trên TP Huế.
Tối ngày 28/4, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2022 với chủ đề “Gắn kết cộng đồng - Lan tỏa hành động nhân ái”.
Tối 28/4, UBND TP Huế (tỉnh Thừa Thiên-Huế) tổ chức khai mạc Festival Thuận An biển gọi năm 2022 với sự tham dự của hàng nghìn du khách và người dân địa phương.
Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế vừa có buổi làm việc với lãnh đạo Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở Huế về việc bàn giao những hiện vật đồng thời vừa mới sưu tầm giúp Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh để thực hiện công tác trưng bày trong thời gian tới.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Khoa Kiến trúc, Đại học Khoa học Huế triển khai tổ chức Cuộc thi Thiết kế cảnh quan Eo Bầu - Thượng Thành phía Nam và Ký họa kiến trúc chủ đề "Nam Kinh Thành Huế - Dấu ấn thời đại".
Thực hiện “Đề án Phát triển VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030” của UBND tỉnh, chiều ngày 25/4 Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết “ Thừa Thiên Huế trong tôi” năm 2022 dành cho học sinh trung học Thừa Thiên Huế.
Hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), từ ngày 22 - 24/4, tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc thiểu số huyện A Lưới, UBND huyện A Lưới phối hợp với Thư viện Tổng hợp tỉnh, Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức hoạt động Tuần lễ sách và Văn hóa đọc năm 2022 và triển lãm Di sản Cố đô Huế qua nghệ thuật ký họa.
Tối 22/4/2022, tại quảng trường Ngọ Môn, UBND Thành phố Huế long trọng tổ chức Lễ khai trương phố đêm Hoàng Thành Huế.
Sáng 23/4, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc "Tôi yêu Huế" và cuộc thi ảnh nghệ thuật "Huế - Những góc nhìn mới" lần thứ IV, năm 2022. Tham dự có ông Hoàng Hải Minh - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Sáng 22/4, tại Trường lang Đại Cung Môn, Đại nội Huế; Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức triển lãm bản Kiều chép tay của hoàng gia triều Nguyễn.
Sáng 21/4, Nhà xuất bản Thuận Hóa đã tổ chức buổi ra mắt cuốn sách “Chủ tịch nước – Đại tướng Lê Đức Anh, niềm tự hào quê hương Thừa Thiên Huế” nhân Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, kỷ niệm 3 năm ngày mất của Chủ tịch nước – Đại tướng Lê Đức Anh (22-4-2019 - 22-4-2022).
Sáng 21/4, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi lễ tiếp nhận tư liệu, hiện vật của các văn nghệ sĩ Huế trao tặng cho phòng truyền thống của Liên hiệp Hội.