Ảnh: Internet
“nắng hàng cau”, “vườn ai”, “lá trúc”, “mặt chữ điền”, “dòng nước”, “thuyền ai”, “sông trăng”, “khách đường xa”, “áo em trắng quá”… qua ngòi bút miêu tả tinh tế của tác giả. Có chỗ xuất sắc như: “Thôn Vĩ” ở đây cũng chỉ là “thôn Vĩ” của một là mời gọi xa gần “sao anh không về…”, “thôn Vĩ” của một tiếng reo bất ngờ gặp gỡ từ giữa chốn xa niềm: “Đây thôn Vĩ Dạ”, thì có đâu là một làng thôn cụ thể khách quan nữa. Một địa danh đã trở thành một đơn vị tượng trưng, một ẩn ngữ… Nhiều lần, Hàn Mặc Tử đã chiêm tưởng đó một hiện thực nghiệt ngã của “nỗi ám ảnh thường trực”: “Một mai tôi chết bên khe Ngọc Tuyền “Một mai kia ở bên khe nước ngọc Với sương sao anh nằm chết như trăng” Cái nhìn khách thể hóa đối tượng (theo chiều A à B) trong những câu trên, hoàn toàn đảo ngược khi tác giả viết: “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh” Đối tượng trở thành chủ thể hóa (B à A). Thực tại “ở đây” hoàn toàn là một-kiểu-thực tại-cách-biệt. Một cõi sống đầy “sương khói”, hoang lạnh, đang bị phủ nhòa. Không gian trữ tình này chi phối lên mọi cảm quan miêu tả và biểu hiện. “Thôn Vĩ” với bao cảnh sắc thơ mộng, chỉ như một cố hương, một hoài niệm, một mộng ảo, một nguồn yên ả đã xa, một nguồn sống ngoài tầm mà động lực sống đang cố sức tìm về, đang mỏi mong ở những linh hồn cảnh sắc, ở hiếm hoi ấm áp của một nét mặt chứ không phải trọn vẹn một gương mặt. Mối họa chia biệt luôn luôn của sự vật sự tình “gió theo lối gió mây đường mây” lại đẩy đưa lòng khát khao được cứu độ của tác giả đến một đối tượng khác: “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay” Không còn chỉ là một hình ảnh đẹp của thiên nhiên, một gợi thú vi nhập thăng thoát như trăng cổ điển nữa. Trong là cầu gọi khắc khoải kia, trăng là tất cả những gì vô lượng, thiêng liêng, là phước cả siêu nhiên, là hiện linh của một “phép mầu” cần kíp với những vô vọng sâu thẳm tâm tư. Muôn nỗi lại còn dõi về một “khách đường xa” để nhưng: “Áo em trắng quá nhìn không ra”. Vị ân sứ cuối cùng ấy cũng bởi những cách ngăn huyền ảo mà không đến được, chỉ thoáng hiện thoáng tan, chập chờn để hi vọng phải chua chát hơn vô vọng. Con đường trở về cuối cùng cũng không còn nữa, tình cảnh này xoáy lên những suy ngẫm xót xa về những - gì - không - thể - hóa - giải của con người. “Thôn Vĩ” - “Trăng” - “Khách” là những hình ảnh giàu ý niệm, như là những định ước xa xăm mới mẻ về những mối ân tình. Những hình ảnh được ảo hóa cao độ, biểu hiện một nhãn quang tượng trưng cận kề siêu thực. Ngụ cư ở một thực-tại-khác, như “một tinh cầu giá lạnh”, tâm hồn tác giả dõi về cuộc trần với toàn thân thiết tha, tiếc nuối, khắc khoải, kì vọng, để thấy quý giá hơn cõi đời, đây phải chăng là một âm vọng tích cực ở bài thơ. Không thể không liên tưởng đến một bậc thi hào tiền bối hết sức khả kính là Nguyễn Du, khi ta gặp ý thơ của Hàn Mặc Tử: “Ai biết tình ai có đậm đà”. Giữa chốn không gian thời gian, biết và đâu biết, thực và ảo, chân chân huyền huyền, mối băn khoăn ấy của những thế hệ thi nhân trong những khoảnh khắc trực diện chính thân phận mà, sao tránh khỏi ngậm ngùi. Cách biệt - chính là chủ âm của tâm trạng thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”. Chủ âm này rất gần với một quan niệm mà Hàn Mặc Tử đã bày tỏ trong những trang viết có tựa đề. “Gửi M”: “Thơ là tiếng kêu rên thống thiết của một linh hồn cách biệt thương nhớ cảnh chiêm bao”. Phải chăng bài thơ đã di hành quá xa với thói quen thẩm mỹ cùng thời, để như một là tựa ở “thơ điên”: “càng xa càng ớn lạnh”. N.A.T. (120/02-99)
|
NSND La Cẩm Vân mất năm 2014. Bà được Nhà nước truy tặng danh hiệu NSND vào năm 2015. Dưới đây là những kỷ niệm của tác giả bài viết được NSND La Cẩm Vân chia sẻ lúc sinh thời.
Trước hết, xin có vài dòng “bên lề”. Dạo này, do tuổi sắp chạm “cửu tuần”, mắt thì kèm nhèm (một mắt “cống hiến” cho các con đường từ hơn 60 năm trước, mắt còn lại, thị lực chỉ 3/10), nên ít đọc sách báo. Nhưng với tác phẩm mới của Nguyễn Quang Lập, tôi “đọc thử” hai chương rồi thấy khó buông sách vì liên tiếp bị… bất ngờ.
Trong Hoàng tử bé, Saint - Exupéry từng bày tỏ sự chiêm nghiệm: người lớn đều từng là trẻ con nhưng không mấy ai nhớ được điều đó. Người lớn có những trải nghiệm cuộc đời nên dần mất đi sự hồn nhiên ngây thơ, mất đi trí tưởng tượng phong phú…
Trong sự nghiệp nghiên cứu văn học của PGS.TS. Võ Văn Nhơn, văn chương phương Nam giữ vị trí trung tâm và nổi bật.
“Mỗi khi sáng tác tiểu thuyết, tôi chịu đựng những câu hỏi, tôi sống trong chúng”1. Hành trình sáng tác của Han Kang là sự kết nối những câu hỏi và là “suy ngẫm về những câu hỏi”.
Hồ Minh Tâm sinh năm 1966 tại Quảng Bình. Tốt nghiệp Đại học Bách khoa Đà Nẵng năm 1990, Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh năm 1998; làm việc trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, tư vấn thiết kế, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
Trong một bài viết mấy năm trước, tôi dẫn câu “số phận chứa một phần lịch sử” và tưởng rằng sự đúc kết rất đáng suy ngẫm này là của nhà văn - đạo diễn Đặng Nhật Minh. Hóa ra tôi đã nhầm.
Đặng Nguyệt Anh là một trong rất ít nhà thơ nữ được vinh dự sống và viết ở chiến trường trong những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt.
Trình làng một tập thơ vào thời điểm đương đại luôn tiềm chứa nhiều nguy cơ, và người viết hẳn nhiên phải luôn là một kẻ dấn thân dũng cảm. Nhiều năm qua, phải thú thực là tôi đọc không nhiều thơ, dù bản thân có làm thơ và nhiều người vẫn gọi tôi như một nhà thơ đích thực.
Chúng ta đ ề u đã bi ết Hàn Mặc Tử n ằ m ở nhà thương Qu y Hoà từ 21- 9 -1940 đ ế n 11 - 11 -1940 thì từ tr ầ n. Nhưng có một đi ề u dám chắc ai cũng băn khoăn là su ố t trong 51 ngày đ êm đó, thi sĩ có làm bài thơ nào không?
Công chúng yêu sân khấu cả nước ngưỡng mộ Nghệ sĩ Nhân dân Ngọc Bình với tư cách là một diễn viên tài năng, một đạo diễn gạo cội, một lãnh đạo ngành sân khấu năng nổ, nhưng ít ai biết anh còn là một tác giả sáng tác kịch bản văn học cho nhiều thể loại sân khấu, mà chủ yếu là kịch nói và ca kịch...
Kể từ khi ca khúc “Có một dòng sông” được công bố lần đầu tiên qua loa truyền thanh xã Hương Chữ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế do chính tác giả cầm guitar thùng trình bày khi vừa viết xong, đến nay vừa tròn 40 năm, nhưng sức lay động của bài ca vẫn còn ngân vang mãi trong nhiều thế hệ người nghe được sinh ra và lớn lên bên dòng sông ấy, bất chấp dòng chảy thời gian.
Mẹ trong mỗi chúng ta là hình ảnh đầy thiêng liêng và diệu kỳ. Mẹ! Có nghĩa là duy nhất/ Một bầu trời/ Một mặt đất/ Một vầng trăng/ Mẹ không sống đủ trăm năm/ Nhưng đã cho con dư dả nụ cười tiếng hát (Ngày xưa có mẹ - Thanh Nguyên).
(Đọc “Chuyện kể về món hàng quý giá nhất đời” của Jean-Claude Grumberg, Nxb. Văn học 2023 - Dịch giả: Hoàng Anh).
Nhìn thấu mà không nói thấu là đỉnh cao cảnh giới xử thế trí tuệ. Nói theo thuật ngữ Phật học, cái trí nói chung có ba phần hợp thành là trí thức, trí tuệ và trí huệ.
Lê Minh Phong (sinh 1985) vốn cùng quê với Huy Cận, nhưng xa hơn về phía núi. Cả hai đều có một tâm hồn cổ sơ. Nét hoang dã của vùng đất ấy đã tạo ra ngọn Lửa thiêng trong thơ Huy Cận, tạo nên những huyền thoại, cổ tích trong văn xuôi Lê Minh Phong.
(Đọc tập tiểu luận “Ngắn dần đều” của Hoàng Đăng Khoa, Nxb. Đà Nẵng và Book Hunter, 2024)
YẾN THANH
Tôi luôn quan niệm rằng, tiểu thuyết là một bản tự thuật chân thật về tâm hồn người nghệ sĩ. Thơ ca có thể là tiếng nói trực tiếp, chân thành của cảm xúc, song những giới hạn của thể loại về nhạc tính, vần điệu, câu từ, khổ thơ, số chữ trong từng câu… luôn ngăn trở tác giả vẽ nên bức chân dung đầy đủ, hoàn thiện về tâm hồn của mình.
Tôi luôn quan niệm rằng, tiểu thuyết là một bản tự thuật chân thật về tâm hồn người nghệ sĩ. Thơ ca có thể là tiếng nói trực tiếp, chân thành của cảm xúc, song những giới hạn của thể loại về nhạc tính, vần điệu, câu từ, khổ thơ, số chữ trong từng câu… luôn ngăn trở tác giả vẽ nên bức chân dung đầy đủ, hoàn thiện về tâm hồn của mình.
VÕ QUỐC VIỆT (Đọc “Đất Việt trời Nam liệt truyện” của Trần Bảo Định)