Với giọng văn sinh động, pha chút hài hước, hình minh họa ngộ nghĩnh, phù hợp với lứa tuổi học trò: “Chuyện kể về thầy trò thời xưa”, “Những tấm lòng cao cả” hay bộ văn học teen “Cười lên đi cô ơi”… sẽ đem đến cho độc giả nhiều cung bậc cảm xúc và hoài niệm.
Người thầy, dù ở bất cứ thời đại nào, bất cứ xã hội nào, cũng luôn ở vào vị trí được trân trọng. Nước Việt Nam ta từ xưa đã là một nước văn hiến, giáo dục và khoa cử đã sớm trở thành truyền thống lâu đời, đóng góp trực tiếp vào di sản văn hóa dân tộc. Trong xã hội Việt Nam từ xưa, người thầy không chỉ là người làm nghề dạy học, mà vượt lên cao hơn, là một nhân cách trí thức mang tính mẫu mực của cộng đồng. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, Dân trí xin giới thiệu một số tựa sách ý nghĩa về tình thầy trò do NXB Kim Đồng ấn hành
“Chuyện kể thầy trò thời xưa”
Cuốn sách là tuyển tập 40 câu chuyện dân gian về thầy trò do Giáo sư Kiều Thu Hoạch tuyển chọn. Các câu chuyện được kể ngắn gọn, súc tích với giọng văn sinh động, hài hước, hình minh họa ngộ nghĩnh, phù hợp với lứa tuổi học trò.
Các câu chuyện được tuyển chọn theo tiêu chí bám sát lịch sử, khắc họa và làm sinh động thêm những danh nhân văn hóa - lịch sử trong lịch sử dân tộc như Chu Văn An, Lương Thế Vinh, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du, Cao Bá Quát… Chính vì tài năng, phẩm chất của họ đã trở thành tiêu biểu của dân tộc mà những giai thoại, dã sử về cuộc đời nói chung và việc dạy việc học nói riêng của mỗi người cũng được nhân dân trân trọng lưu truyền như những tấm gương mẫu mực cho hậu thế.
Những tích truyện như quan Hành khiển Phạm Sư Mạnh về thăm thầy Chu, ngựa xe làm huyên náo cả vùng bị thầy quở trách, lần sau chỉ dám mặc áo thâm, đi một mình để giữ lễ thầy trò; lời dạy của ông lão dạy cậu học trò Cao Bá Quát “bể học không bờ, siêng năng là bến”; hay triết lý học của Hải Thượng Lãn Ông “đọc sách biết nghĩa là khó, nhưng biết nghĩa cũng không khó bằng tìm ra và phân biệt được lí, mà thấy rộng được ngoài lí lại càng khó hơn”… tuy ngắn gọn nhưng lại vô cùng sâu sắc, thấm thía…
“Những tấm lòng cao cả”
Chúng ta biết gì về con em mình trong một ngày, một tuần, thậm chí một năm khi chúng ở trường học, giữa thầy cô và bè bạn?
Đọc Những tấm lòng cao cả , chúng ta sẽ hiểu thêm về tâm sức của "những người chở đò", hiểu thêm sự cần thiết và quan trọng của mối liên hệ giữa gia đình, nhà trường, xã hôi để giáo dục con em mình trở thành một công dân tốt. Giáo dục phải tiến hành có nghệ thuật, và nghệ thuật văn chương là công cụ giáo dục tốt. Và sự thành công của nhà văn người Ý Edmondo De Amicis là ở đó...
Nhiều đoạn trích trong cuốn sách này được đưa vào chương trình học bởi các giá trị nhân bản sâu sắc và văn phong giản dị trong sáng của bản dịch. Trong tủ sách mỗi gia đình, trường học không thể thiếu Những tấm lòng cao cả.
“Sao Khuê lấp lánh”
Sao Khuê lấp lánh là tác phẩm viết về cuộc đời của Nguyễn Trãi - một người thầy, một nhà văn hoá lớn, người có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam của tác giả Nguyễn Đức Hiền.
Tác phẩm “xoáy sâu vào thân phận những học trò xuất sắc của thầy Nguyễn Trãi để lại cho đời. Những học trò này đã học và hành theo tư tưởng sáng ngời như ngôi sao Khuê của người thầy Nguyễn Trãi, đã biết nối nghiệp lớn của Nguyễn Trãi, đã biết giữ lòng hiếu trung như nhất với lý tưởng vì dân vì nước của Nguyễn Trãi, đã tìm mọi cách phục hưng đất nước qua cơn nhiễu loạn" (nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Minh Thái).
“Cười lên đi cô ơi”
Đây là cuốn sách trong bộ văn học teen của nhiều tác giả.
Đất trời chia xuân- hạ- thu- đông, cỏ cây cũng theo đó mà có mùa nảy lộc, mùa đơm hoa, mùa quả chín, mùa lá rụng. Chỉ yêu thương mãi mãi là không mùa...
Trong thế giới tâm hồn lung linh chợt mưa chợt nắng của teen, ngày nào dường như cũng là ngày có bốn mùa, ngày nào dường như cũng chan chứa yêu thương
Cười lên đi cô ơi là tuyển tập 33 truyện ngắn hay nhất về mái trường, thầy cô và tuổi học trò nhiều mơ mộng và hoài niệm.
“Ngày nội trú”
Mở cuốn sách ra, bạn như lạc vào quàn cà phê nho nhỏ rất phong cách của những người bạn cùng nhau thử nghiệm kinh doanh.
Có lúc bạn lại thấy mình trong những bộ phim cổ trang với Dương Quá, Vo Tròn, Chu Tử Liễu. Bạn sẽ ngạc nhiên với sở thích kỳ lạ của một cô gái: Cất mưa vào những chiếc lọ… hoặc hồi tưởng lại những trò nghịch ngợm “nhất quỷ nhì ma” của đám học trò nội trú...
Đây là tập sách đầu tiên của cô gái thế hệ 9X Anh Thy với văn phong trẻ trung và những tình tiết đậm chất teen, sôi nổi, mới mẻ, hứa hẹn sẽ đem đến cho bạn đọc nhiều bất ngờ.
“Cô giáo xì- tin”
Cô giáo của tuổi mới lớn mà không xì-tin thì làm sao phá được kì án do học trò mình “xào” ra? Ngoài cô giáo xì-tin trong bối cảnh rừng miền Đông Nam bộ, bạn sẽ gặp một cô giáo trẻ ở ngoại thành Hà Nội, một thầy giáo ham vui ở vùng sông nước miền Tây, thầy Hiệu trưởng bình dân trong ngôi trường vùng sâu, rồi những dì-giáo, anh-thầy giữa thành phố lớn…
Dẫu nhiều màu, lắm vị trong thế giới lớp học của các teen, nhưng tình cảm chân thành, tình thầy trò là điều chủ yếu đọng lại trong từng truyện. Chính nó đã tiếp sức cho nhiều bạn trẻ tiếp bước theo thầy mình, cô mình… dấn thân vào nghề giáo.
“Ngày tựu trường đặc biệt”
Khi bạn bước vào cấp II sẽ có rất nhiều bỡ ngỡ: Trường mới, thầy cô mới, bạn bè mới, đồng phục cũng mới và cả những nội quy mới. Mọi thứ đều mới đến ngỡ ngàng.
Và khi đã bắt đầu quen nhau, những trò nghịch cũng bắt đầu trở nên khó đỡ. Đây cũng là khoảng thời gian mà bạn dễ dàng tìm được những người bạn chân thành, thân thiết và hợp cạ nhất để cùng vui chơi, cùng chia sẻ, học tập và cùng nhau lớn lên.
Ngày tựu trường đặc biệt là cuốn sách dành cho bất cứ ai, dù bạn đang ở tuổi học trò hay đã từng trải qua quãng thời gian êm đềm, mộng mơ và đầy ý nghĩa ấy.
Nguồn: Hà Thanh - Dân Trí
NGUYỄN ĐÌNH HỒNG
Tiếng súng của Nam Bộ - Sài Gòn đi đầu chống thực dân Pháp làm nức lòng cả nước, sôi sục căm thù bọn xâm lược.
THANH TÙNG
Nhạc sĩ Phạm Duy không phải người Huế, nhưng qua những lần dừng lại ở Huế ông đã cho ra đời nhiều giai điệu trữ tình và nhiều hình ảnh đẹp, sâu lắng, trong đó thấp thoáng nhiều bóng hồng xứ Huế.
NGUYỄN QUANG HÀ
Để giữ gìn thành phố Huế, chính quyền miền Nam tổ chức nhiều đồn bốt để bảo vệ. Ở phía Nam Huế có đồn An Cựu gần núi Ngự Bình.
HUY CẬN - XUÂN DIỆU
(Trích)
DƯƠNG PHƯỚC THU
Ngày 22/7/2021, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức buổi tọa đàm khoa học lấy ý kiến cho Đề án xây dựng Phòng Truyền thống Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế, kể từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay.
DƯƠNG HOÀNG
Trải qua những năm tháng đấu tranh giải phóng dân tộc tập hợp dưới ngọn cờ của Mặt trận Dân tộc Thống nhất, nhân dân Thừa Thiên Huế đã từng bước được rèn luyện, thử thách trong gian khó và cùng lớn lên với những tên gọi, những hoạt động, nhiệm vụ cũng thay đổi qua từng giai đoạn để phù hợp hơn với hoàn cảnh thực tại của phong trào cách mạng.
HÀ KHÁNH LINH
Còn sống sót sau 30/4/1975 chúng tôi thường tìm đến nhau dẫu có người thân thể không còn nguyên vẹn, hoặc mắc một số bệnh nào đó do di chứng của chất độc hóa học màu da cam Diocine của Mỹ, hoặc bị sốt rét ác tính, hoặc bị tra tấn khi rơi vào tay giặc…
NGUYỄN QUANG HÀ
Chừng 9 giờ tối anh em du kích ra đón chúng tôi ở nghĩa trang làng.
PHƯỚC HOÀNG
Ngày 23 tháng 8 năm 1945, tại sân vận động Huế, trước sự chứng kiến của hơn một vạn người, nhà thơ Tố Hữu, Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên tuyên bố, chính quyền đã về tay nhân dân, đồng thời ra mắt Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời Thừa Thiên.
MẶC HY
(Nhớ về nhạc sĩ Nguyễn Hồng và các bạn văn nghệ hy sinh 40 năm trước)
MINH ĐẠO
Khi tôi viết nhưng dòng này, tôi không còn nhìn thấy gì nữa. Bóng tối bao phủ lấy tôi đã 10 năm qua rồi.
DƯƠNG PHƯỚC THU
Nhà báo - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tên khai sinh Võ Giáp, sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, tại làng An Xá, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho yêu nước, mà thân phụ là một “thầy đồ” trường huyện.
XUÂN HOÀNG
Hồi ký
(Trích Chương V, tập II - "Trường tư thục Thuận Hóa")
PHẠM PHÚ PHONG
Người già thường hay nghĩ ngợi về quá khứ. Không biết có phải vì thế hay không mà khi đọc lại Biên niên Sông Hương[1], tôi bỗng nhớ đến một cuộc hội thảo về Tạp chí Sông Hương diễn ra cách đây gần tròn 37 năm.
VŨ THỊ THANH LOAN
1. Lemur Nguyễn Cát Tường là một họa sĩ trẻ tài năng của khóa IV trường Mỹ thuật Đông Dương (1928 - 1933). Sau khi tốt nghiệp, ông thường xuyên cộng tác với báo Phong Hóa, Ngày Nay của Tự Lực Văn Đoàn.
HOÀNG THỊ NHƯ HUY
Chiếc áo dài đầu tiên đời tôi được mẹ may vào năm tôi lên Đệ Thất (lớp 6 bây giờ). Biết nói sao niềm vui sướng của tôi khi lần đầu mặc chiếc áo dài ấy!
TRẦN TRUNG SÁNG
Khoảng mùa đông 1970 - 1971, khi đang còn đang học lớp 10, trong một chuyến phiêu lưu lãng mạn và rồ dại nhất của tuổi thiếu niên, tôi có lần lạc bước đến một xóm nhỏ gần bên cầu Gia Hội, và đã gặp ông: họa sĩ Lê Vinh, người họa sĩ vẽ tranh xi-nê lừng danh nhất xứ Huế thời bấy giờ. Lúc này, ông chừng độ tuổi 30, người dong dỏng, tóc vuốt ngược, sơmi màu, quần jean, giày cổ cao, dáng dấp phong trần, như bước ra từ màn bạc!
HOÀNG PHƯỚC
Ngày 6 tháng 1 năm 1946, cuộc bầu cử Quốc hội khóa đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám đã thành công rực rỡ, tiếp đó, ngày 24 tháng 2 năm 1946, cử tri toàn tỉnh Thừa Thiên phấn khởi nô nức đi bầu Hội đồng Nhân dân tỉnh và Hội đồng Nhân dân thành phố Huế. Đây là ngày hội lớn chưa từng có trong lịch sử của toàn thể Nhân dân Việt Nam sau ngày đất nước được độc lập.