PHẠM XUÂN PHỤNG
Tác phẩm "Tàn lụi" của HS. Lê Anh Huy
Cái bể nước
Cái bể nước
Bề rộng bằng hai phần ba chiều dài
Nghĩa là rộng dài bao nhiêu tùy ý
Nhưng chiều cao không bao giờ
Vượt hơn tầm mắt
Cái không vượt hơn tầm mắt
Chứa cái phóng túng trời cao
Mặt đất có
Những con bò nuôi
Nhưng con bò rống
Những con bò no cỏ
Lim dim cười
Mặt đất
Còn có
Những con chó giữ nhà cho chủ
Nằm khoanh liếm khúc xương thừa
Và liếm những giọt nước mưa
Hiếm hoi lạc vào bậu cửa
Bầu trời có
Những con chim
Con ngủ
Con bay
Con say hót
Nhưng dưới đất
Cũng có những con chim bị nhốt
Để ông chủ vừa lòng
Khi nghe tiếng hót
Những con chim không bao giờ dám rời lồng
Vì đã quên cách tìm mồi hoang dã
Và quên cả trời cao
Cái bầu trời nhìn trong veo
Còn có vô vàn hạt
Quay theo hướng gió xoay chiều
Có khi rơi vào bể nước
Những con bò khát
Vục mõm uống nước mưa
Ngày đầu ngọt lành
Rồi lắc lắc đôi sừng
Vẫy đuôi đủng đỉnh
Bước
Những con chim trong lồng thôi hót
Chúi đầu chíp chíp
Rồi ngẩng cổ nuốt từng dòng ngon ngọt
Những giọt nước mưa ngày đầu tiên
Để trở nên hữu ích
Có khi nước mưa phải bị cầm tù
Ngày tiếp theo
Mặt đất
Những ngọn gió theo luồng
Đám cỏ lau nghiêng ngả
Những ngọn gió xoáy non
Chết yểu
Đám bụi vừa hốt lên không trung
Hoang mang hỗn loạn
Không còn ngọn gió đưa đường
Những đứa con hứa hẹn thành giông bão
Vĩnh viễn bào thai gió chết lưu
Thiên nhiên không còn hào hứng ban tặng
Những giọt sự sống trong lành
Cái bể nước trở thành vị cứu tinh
Của những con bò nuôi để thịt hay để vắt sữa
Những con chó giữ nhà hay đơn thuần là chó cảnh
Và những con người không biết là chủ hay tớ
Trừ loài chim không bị nhốt trong lồng
Ngày tiếp theo
Gió chết.
Nắng khét
Mọi vật nuôi đều phải vục mõm cúi đầu
Chúi vào bể nước mưa
Không cần biết nó đã bị vấy bẩn.
Bởi bò, chó. Và người
Ngày tiếp theo tù hãm
Cái vật thể luôn luôn linh động
Biến chuyển vô cùng
Để luôn luôn sống
Nuôi những giấc mơ…
Đã chết!
Cái bể nước rộng dài
Ôm loài ưa tù đọng
Những con người
Và những con bò, chim, chó
Nói chung là
Những con vật nuôi
Có nguy cơ
Chết khát
Ngay cạnh cái bể nước
Nhìn chung là
Long lanh
Nhưng không còn là
Nước trong lành…
Huế, Mùa hè nung 2013
(SH297/11-13)
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO
VI THUỲ LINH
TRẦN MẠNH HẢO
Phạm Thị Phương Thảo - Trần Hữu Dũng - Bạch Diệp - Ng.H. Dao Trì - Nguyễn Đạt - Nguyễn Duy Từ - Nguyễn Man Kim - Hoàng Vũ Thuật - Triệu Nguyên Phong - Nguyễn Loan - Phạm Trường Thi
NGUYỄN THỊ HỒNG NGÁT
NGUYỄN ĐÔNG NHẬT
ĐÀM THÙY DƯƠNG
NHƯ QUỲNH DE PRELLE
Nguyên Quân - Đông Hà - Tiến Thảo - Nguyễn Hoàng Thọ - Lê Ngã Lễ - Cao Quảng Văn - Vĩnh Nguyên - Triệu Từ Truyền - Từ Hoài Tấn - Trịnh Bửu Hoài - Phạm Bá Thịnh - Ngàn Thương - Vũ Trọng Quang - Đức Sơn - Lương Viết Khiêm - Nguyễn Thiền Nghi - Ngô Đình Hải - P.N.Thường Đoan - Hoàng Xuân Thảo
Hoàng Thúy - Hào Thiện Chân - Phương Uy - Trần Huy Minh Phương - Phan Duy - Vũ Thiên Kiều - Châu Thu Hà - Trần Thị Bích Huyền
TRẦN THỊ HUÊ
TRƯƠNG ĐÌNH PHƯỢNG
MIÊN ĐỨC THẮNG
Nguyễn Văn Vũ - Hường Thanh - Lê Trinh - Sơn Trần - Nguyễn Thị Nam - Trần Kiêm Thêm - Phùng Hiệu - Trần Thị Bảo Thư
Phạm Tấn Hầu - Trần Thị Tường Vy - Hồ Đăng Thanh Ngọc
Nguyễn Hoa - Lê Văn Ngăn - Y Phương - Thế Dũng
Phạm Văn Nuôi - Phan Trung Thành - Nguyễn Lãm Thắng - Tiến Thảo - Công Nam - Trần Xuân An - Nguyễn Công Thắng - Hà Văn Sĩ
Có lẽ, ngay từ những tác phẩm đầu tiên, tác giả đã đặt vấn đề tìm kiếm câu trả lời muôn thuở: “Văn chương là gì?” Ở đây, Phan Hoàng Phương mượn ý của Trần Dần, Phùng Quán để nói về mình trong nỗ lực đó (bài Đi trong mưa gió).
HỒ MINH TÂM
HOÀNG THỤY ANH