Cho rằng chủ tịch xã đã xúc phạm “thần linh” nên người dân đòi “xử” chủ tịch xã để bảo vệ miếu cổ. Câu chuyện lạ này xảy ra tại xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Mấy ngày nay, người dân phường Xuân An, xã Phú Thuận đang “cố thủ đánh phèn la” để bảo vệ miếu cổ khi xã có chủ trương phá miếu.
Theo tìm hiểu của phóng viên, ngôi miếu cổ được xây dựng cách đây hơn 300 năm về trước, là một công trình kiến trúc cổ có từ thời xa xưa, nay được tôn tạo lại, hàng năm người dân phường Xuân An đều tiến hành lễ tế rất lớn, trang nghiêm.
“Có người bị thần xử chết”
Ông Phạm Văn Đỗ, một bô lão của phường Xuân An, xã Phú Thuận kể lại: “Ngôi miếu cổ này linh thiêng lắm, hễ ai xúc phạm miếu là có người bị đau ốm triền miên, có người bị tai nạn, rùng rợn hơn có người bị thần xử phạt đến chết”.
Nói rồi ông Đỗ dẫn ra một số thanh niên trai tráng trong làng. Thanh niên này vì không tin là miếu linh thiêng dám nhậu trong miếu. Hôm trước nhậu, hôm sau nhiều thanh niên trong làng phát đau dữ dội, phải đi mời thầy cúng về đảo mấy đêm liền, thành kính lạy tạ tội khi đó mới được thần linh tha thứ. Và kể từ đó thanh niên trong làng không ai dám mạo phạm đến miếu cổ.
Ngoài ra, nhiều người vì dám xúc phạm đến thần linh, không nghe theo lời chỉ bảo của người đi trước trèo lên cây nghịch ngợm bị rớt xuống chết thảm.
Không đồng ý phá miếu
Ông Lương Lòn, 73 tuổi, cụm trưởng phường Xuân An bức xúc cho hay, khi biết xã có ý định phá miếu cổ, nhiều người dân trong cụm rất bất bình, bởi ngôi miếu này là miểu cổ rất linh thiêng tồn tại hơn 300 năm nay, được dân làng thờ phụng, cúng tế hàng năm.
“Dân làng chúng tôi sống yên, ở yên cũng nhờ ngài che chở, vậy mà chủ tịch xã lại mời dân lên họp để phá miếu mở đường vào khu du lịch của người Pháp, hành động này đi ngược lại với ý nguyện của bà con nhân dân chúng tôi, cả phường này không ai đồng ý bồi thường để phá miếu cả”, ông Lòn nói.
Theo ông Lòn, cả làng này đã nguyện rồi, nếu lãnh đạo xã một hai cứ khăng khăng đòi phá miếu thì dân làng chúng tôi sẽ cố thủ đánh phèng la cố thủ để cả dân làng cùng bảo vệ ngôi miếu cổ này. Nhiều thanh niên trong làng nói nếu chủ tịch phá miếu thì bọn nó sẽ “phá lại” chủ tịch xã.
Ông Hồ Văn Cẩn (74 tuổi, trú trong thôn Hòa Duân) bày tỏ bức xúc:“Chính quyền “chụp mũ”, bảo chúng tôi chống đối. Nhưng việc phá thành, phá miếu cổ của địa phương, chúng tôi nhất quyết không đồng ý. Trên 500 trăm hộ dân, gần 1.000 người từ 18 tuổi trở lên đều nhất trí đồng lòng bảo vệ ngôi miếu cổ đến cùng. Nếu chính quyền địa phương vẫn nhất quyết phá ngôi miếu, chúng tôi đành đánh phèng la, tập họp người dân đến ngôi miếu để …trấn thủ. Quyết không để một tấc đất, một ngọn cây, cọng cỏ nơi ngôi miếu bị xâm phạm”.
Cùng bức xúc với cụm trưởng, ông Hồ Tỵ, 74 tuổi, Trưởng phường Xuân An, cho biết: “Khi nghe xã có chủ trương mở rộng đường này, phải phá một phần miếu cổ ai cũng thấy xót xa, bàng hoàng. Bởi vì đây là ngôi miếu cổ của dân làng, nhưng khi làm dự án mở đường, xã không họp dân mà chỉ mời tôi với ông cụm trưởng là không hợp tình, nên khi dân làng biết họ rất phẫn nộ, bởi từ lâu dân ở đây đã biết miếu cổ này rất linh thiêng, đã có người xúc phạm bị thần linh xử phạt đau đớn, quằn quại, có người bị chết...
Mở rộng đường là để phục vụ bà con
Đem những bức xúc này lên bàn chủ tịch xã, ông Nguyễn Văn Chường, chủ tịch xã Phú Thuận, huyện Phú Vang lý giải: “Việc mở đường là làm lợi cho dân đi lại thuận tiện, tránh tai nạn giao thông, chúng tôi biết khi đụng đến di tích tâm linh bà con sẽ phản ứng, nhưng đây là chủ trương xây dựng, giải phóng mặt bằng để xây dựng nông thôn mới. Nếu bà con phản ứng thì phải vận động để dân hiểu ý nghĩa lợi ích của việc mở đường”.
Tuy nhiên, khi phóng viên đặt câu hỏi: “Phía cuối đường, địa phương đã giao đất cho dự án người Pháp, và họ đã xây tường rào chặn đường dân ra biển thì xã mở đường cho ai đi? Ông Chường không trả lời.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có buổi kiểm tra thực tế tại Hồ Thủy Tiên nhằm đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp khai thác phù hợp.
Sáng ngày 08/5, tại Hội đồng nhân dân tỉnh đã diễn ra Kỳ họp bất thường thứ 8, Khóa VII nhằm thảo luận và thông qua 15 Nghị quyết quan trọng liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, chính sách phục hồi phát triển du lịch do bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và các Nghị quyết nhằm định hướng phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.
Sáng 8/5, tại kỳ họp bất thường lần thứ 8, HĐND tỉnh khóa VII đã thông qua nghị quyết về chính sách kích cầu du lịch nhằm phục hồi và phát triển ngành du lịch bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19.
Sáng 5/5, tại hội trường Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Văn nghệ Dân gian Thừa Thiên Huế đã tiến hành tổ chức đại hội khóa VII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Nhân dịp kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và nhằm kích cầu du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành công văn về việc miễn vé tham quan Đại nội và các điểm di tích.
Kỷ niệm 45 năm ngày thống nhất Đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020), mở đầu số báo tháng 4, Sông Hương giới thiệu bài viết của Giáo sư Phong Lê: “Sống mãi những trang Nhật ký Đặng Thùy Trâm và Mãi mãi tuổi 20 của Nguyễn Văn Thạc”. Những người lính như Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc đồng thời cũng là những nhà văn đã dấn thân viết lại sự thật ở cuộc chiến tranh chống ngoại xâm và truyền nhiệt huyết yêu Tổ quốc cho thế hệ mai sau. Từng trang nhật ký là cảm xúc chân thành về một thời gian khó mà hào hùng. Nhiều người lính vô danh khác cũng để lại tuổi xuân nơi chiến trường, mang theo vô vàn câu chuyện về bao số phận khác nữa. Họ đã cống hiến quá nhiều cho nền hòa bình hôm nay.
Ủy ban nhân dân tỉnh vừa có công văn số 2426/UBND-GD ngày 26/3/2020 của UBND tỉnh về việc áp dụng các biện pháp hạn chế tụ tập đông người là giải pháp hết sức cấp thiết, nhằm mục tiêu đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác phòng ngừa, kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh Covid-19.
Tháng 3 với nhiều ngày lễ lớn. Qua bài viết “Ngày và nơi ra đời Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế”, chúng ta biết được ngày ra đời Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thừa Thiên là 03/04/1930. Những hoạt động ý nghĩa đã được triển khai, tạo bước tiến triển cách mạng mạnh mẽ. Tiếp đó là dòng hồi ức về tác phẩm “Tiếng hò vang trên Thành Huế” với niềm vui Huế được giải phóng trong ngày 26/3/1975 và bài hát này đã được phát trên Đài Truyền hình Việt Nam tối hôm đó. Ở tùy bút “Về quê mẹ, cảm nhận về “Quê mẹ” mở ra nhiều kỷ niệm cảm động của tác giả về vùng quê xưa thời giặc vây khốn. Và những vần thơ của nhà thơ Tố Hữu gợi vẻ đẹp xóm làng, tình đùm bọc cưu mang, niềm tin về một ngày quê hương hoàn toàn giải phóng, người người đoàn tụ và vẻ đẹp thuần khiết quê xưa lại hồi sinh.
THÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ 6
Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
(11h00 ngày 11/3/2020)
THÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ 5
Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
(18h00 ngày 10/3/2020)
Thông báo danh sách các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trên địa bàn hiện đang bán mặt hàng gạo, khẩu trang vải kháng khuẩn, cụ thể như sau:
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ vừa có Công văn chỉ đạo về việc miễn phí 100% giá vé tham quan di tích đối với phụ nữ trong nước và quốc tế khi mặc trang phục áo dài truyền thống dịp 08/3.
Chiều ngày 4/3, tại trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng, Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã tổ chức triển lãm “Cảm ơn Eva” của họa sĩ Đặng Mậu Tựu. Triển lãm nhân dịp kỷ niệm ngày quốc tế Phụ nữ 8/3.
Quý bạn đọc thân mến.
Mùa xuân như là sự hòa điệu giữa sắc khí trong xanh và tâm nguyện an lành. Mở đầu cho số báo, Sông Hương giới thiệu đến bạn đọc những nét tài hoa và nỗi lòng của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Hiếm người nhạc sĩ nào lại viết nhạc hay ở nhiều đề tài như ông. Từ những ca khúc về mùa xuân đất nước như Đảng đã cho ta cả mùa xuân, (một trong 3 ca khúc của ông nằm trong “tốp 10” ca khúc hay nhất về Đảng), cho đến những ca khúc viết cho thiếu nhi (Cánh én tuổi thơ), viết về nhân dân trong kháng chiến và lao động sản xuất, tiêu biểu như Bài ca người thợ mỏ, Những vì sao ca đêm, Con kênh ta đào…
Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh (thuộc Sở Y tế) cho biết, tính đến ngày 23/02/2020, trên địa bàn tỉnh không có ca bệnh nào dương tính với Covid-19; có 06 trường hợp nghi ngờ ca bệnh Covid-19 được làm xét nghiệm đều cho kết quả âm tính.
Sáng 24/2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tin tổ chức buổi cung cấp thông tin cho báo chí về việc vụ Nữ sinh T. H X.N (lớp 12, trú xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) có biểu hiện ho, sốt, sau đó tử vong.
Đó là thông điêọ của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ trong thư gửi đến các đối tác và khách du lịch ngày 20/02/2020.
Chiều ngày 17/02, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phan Ngọc Thọ đã có buổi làm việc với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, các hiệp hội trên địa bàn tỉnh để đánh giá tác động của dịch bệnh do chủng mới của virus Corona (COVID-19) đến kinh tế - xã hội của tỉnh, từ đó có những định hướng, giải pháp nhằm hạn chế thấp nhất việc ảnh hưởng về phát triển kinh tế do dịch bệnh gây ra.
Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế vừa tổ chức buổi gặp mặt báo chí đầu xuân Canh Tý – 2020 nhằm thông tin một số nội dung kết quả của ngành Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế trong năm 2019 và kế hoạch năm 2020.
Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ tại buổi họp Ban chỉ đạo tỉnh về phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona vào chiều tối ngày 10/2/2020.