NGUYỄN NGỌC PHÚ
"Giặt lưới" - Ảnh: Nguyễn Hữu Xuân Tâm
Khúc 1
Cánh võng đầu tiên ru tôi
Là mảnh lưới cha tôi cắt ra từ tấm lưới còn dính đầy vảy cá
Trong giấc mơ tôi không có tiếng côn trùng
Tiếng cá quẫy khuấy vào tôi tăm sóng
Cha nhóm lửa lui cui mùi cá nướng
Da thịt tôi bỏng rộp tiếng “xèo”
Và lúc ấy ký ức tôi thành sẹo
Và cát bỏng hóa miềm hoang - tưởng - trắng
Và cái chết của bấy nhiêu con sóng
Dìu tôi đi những bước đầu tiên
Khúc 2
Mẹ đong biển với đầy miệng thúng
Nửa xõa xuống giờ
Nửa ngấm vào xưa
Chiếc đòn gánh xoắn mẹ theo thớ gió
Sấp người đi dọc lát sóng cuối mùa
Ngôi nhà mẹ lợp bằng ngấn sóng
Sực ấm trầu cau
Tơ nhện buông màn
Chân nhện túm vào con nhấc bổng
Mẹ neo vào đăm đắm hoàng hôn
Khúc 3
Anh ẩm (có còn khô)
Lửa hơ màu đá mốc
Muốn mở áo ra vò
Sợ bay nhàu ký ức
Thôi thì đành chịu nhạt
Nước biển rút cầm chừng
Đẩy buồn lên phiêu dạt
Biết lấy gì mà thưng
Giá ngăn bằng vách gió
Anh đỡ bớt bất thường
Chỗ em giờ trắng xóa
Sương sương và sương sương…
Khúc 4
Về thôi người ơi
Lưới chiều đã rách
Còn gì để mất
Có gì để cho
Người ta đếm cá
Mình ra đếm người
Người ta học gói
Mình về học bơi
Mình đi vớt sóng
Sóng mắc nơi nào
Ra khơi vào lộng
Tránh miền lao xao
Khúc 5
Những con sóng bạc màu réo gọi tôi đi
Những con sóng đen vỗ vào tôi đêm lân tinh mặn chát
Cây dương chuốt lại tiếng vĩ cầm đơn độc
Tôi nhổ sợi tóc sâu của cha tôi màu cước
Câu tuổi thơ mình đã tuột khỏi vòng tay
Đêm mẹ tôi: đêm chín - tháng - mười - ngày
(Mười ngày dài hơn chín tháng)
Đêm trở dạ bọc tôi vào tả lót
Xé từ mảnh buồm trong chầm chậm màu nâu
Những con sóng bạc đầu réo gọi tôi đi
Tôi từ giã đom đóm lập lòe và tiếng dế khoan hầm qua vại nước
Từ giã hoa cau
Chiếc thuyền nan úp mặt vào ngơ ngác
Như vỏ cau khô nhớ tiếp một thời trầu
Phấn tô mãi không sao đậm được
Cát vỡ vụn những vì sao trên cát
Những con sóng bạc màu réo gọi tôi đi
Vĩ Thanh
Tôi hòa trộn giữa sông và biển
Tôi là một thứ nước lợ
Con cá Mòi giữa ngày hiếm cá
Đám mây màu vảy cá
Báo trước những cơn dông
Báo trước ngày động biển
Bùng nổ những dây sấm
Buông thỏng xuống những chùm ngôn ngữ
Bóc dần từng lớp vỏ
Đến mặn mòi thịt xương
(SH285/11-12)
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO
VI THUỲ LINH
TRẦN MẠNH HẢO
Phạm Thị Phương Thảo - Trần Hữu Dũng - Bạch Diệp - Ng.H. Dao Trì - Nguyễn Đạt - Nguyễn Duy Từ - Nguyễn Man Kim - Hoàng Vũ Thuật - Triệu Nguyên Phong - Nguyễn Loan - Phạm Trường Thi
NGUYỄN THỊ HỒNG NGÁT
NGUYỄN ĐÔNG NHẬT
ĐÀM THÙY DƯƠNG
NHƯ QUỲNH DE PRELLE
Nguyên Quân - Đông Hà - Tiến Thảo - Nguyễn Hoàng Thọ - Lê Ngã Lễ - Cao Quảng Văn - Vĩnh Nguyên - Triệu Từ Truyền - Từ Hoài Tấn - Trịnh Bửu Hoài - Phạm Bá Thịnh - Ngàn Thương - Vũ Trọng Quang - Đức Sơn - Lương Viết Khiêm - Nguyễn Thiền Nghi - Ngô Đình Hải - P.N.Thường Đoan - Hoàng Xuân Thảo
Hoàng Thúy - Hào Thiện Chân - Phương Uy - Trần Huy Minh Phương - Phan Duy - Vũ Thiên Kiều - Châu Thu Hà - Trần Thị Bích Huyền
TRẦN THỊ HUÊ
TRƯƠNG ĐÌNH PHƯỢNG
MIÊN ĐỨC THẮNG
Nguyễn Văn Vũ - Hường Thanh - Lê Trinh - Sơn Trần - Nguyễn Thị Nam - Trần Kiêm Thêm - Phùng Hiệu - Trần Thị Bảo Thư
Phạm Tấn Hầu - Trần Thị Tường Vy - Hồ Đăng Thanh Ngọc
Nguyễn Hoa - Lê Văn Ngăn - Y Phương - Thế Dũng
Phạm Văn Nuôi - Phan Trung Thành - Nguyễn Lãm Thắng - Tiến Thảo - Công Nam - Trần Xuân An - Nguyễn Công Thắng - Hà Văn Sĩ
Có lẽ, ngay từ những tác phẩm đầu tiên, tác giả đã đặt vấn đề tìm kiếm câu trả lời muôn thuở: “Văn chương là gì?” Ở đây, Phan Hoàng Phương mượn ý của Trần Dần, Phùng Quán để nói về mình trong nỗ lực đó (bài Đi trong mưa gió).
HỒ MINH TÂM
HOÀNG THỤY ANH